So sánh chống bán phá giá và tự vệ

Biện pháp chống bán phá giá là biện pháp để giải quyết mâu thuẫn lợi ích giữa các bên là ngành sản xuất nội địa và doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu nước ngoài. Vậy làm sao để hiểu thế nào là biện pháp chống phá giá là gì và những vấn đề liên quan xoay quanh biện pháp chống phá giá như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Biện pháp chống bán phá giá có gì khác biệt so với biện pháp tự vệ thương mại

Tiêu chí

Biện pháp chống bán phá giá

Biện pháp tự vệ thương mại

Khái niệm

+ Một hàng hóa được coi là bị bán phá giá nếu giá xuất khẩu của hàng hóa đó được xuất khẩu từ một nước sang một nước khác thấp hơn giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự nước xuất khẩu trong điều kiện thương mại thông thường.

+ Về bản chất, bán phá giá trong thương mại quốc tế là hành vi phân biệt giá cả: đối với cùng một sản phẩm hoặc sản phẩm tương tự, nhưng giá xuất khẩu lại thấp hơn giá tiêu thụ nội địa.

+ Bán phá giá là hành vi có tính chất doanh nghiệp

Tự vệ là biện pháp mà WTO cho phép một quốc gia thành viên có thể hạn chế nhập khẩu một hoặc một số loại hàng hóa trong những trường hợp khẩn cấp, khi lượng hàng nhập khẩu tăng đột biến đe dọa hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước

Thời điểm áp dụng

Được áp dụng khi tuân thủ các thủ tục điều tra được bắt đầu và tiến hành theo đúng quy định của Hiệp định thực thi Điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT. Đồng thời khi có một hành động được thực thi theo luật hoặc các quy định về chống bán phá giá.

Được áp dụng khi và chỉ khi cơ quan có thẩm quyền của thành viên nhập khẩu WTO kết luận thành viên đó đáp ứng và tuân thủ các điều kiện được quy định tại Điều XIX GATT và Điều 2 hiệp định về các biện pháp tự vệ.

Điều kiện áp dụng

+ Hàng hóa được đưa vào kinh doanh trên thị trường nhập khẩu với giá thấp hơn giá thông thường.

+ Ngành sản xuất nội địa tương ứng bị thiệt hại về vật chất.

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại vật chất đó.

+ Có sự gia tăng đáng kể của hàng hóa nhập khẩu.

+ Sự gia tăng này mang tính đột biến do những thay đổi về chế độ thương mại.

+ Sự gia tăng này gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất nội địa tương ứng.

+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu gia tăng và thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

Nguyên tắc áp dụng

+ Được áp dụng để đối phó hành vi bán phá giá gây thiệt hại chỉ bao gồm 3 biện pháp thuế: chống bán phá giá, biện pháp chống phá giá tạm thời và cam kết về giá.

+ Nguyên tắc: áp dụng 4 nguyên tắc: Chứng minh sự hiện diện của 4 điều kiện,yếu tố của hành vi bán phá giá; Biện pháp chống bán phá giá chỉ nhằm mục tiêu khắc phục, không mang tính trừng phạt; Áp dụng trên nguyên tắc không phân biệt đối xử; Mang tính tạm thời

+ Đáp ứng điều kiện được ghi nhận tại Điều 2,4 Hiệp định Tự vệ Thương mại

+ Đồng thời, phù hợp với các nguyên tắc: Biện pháp Tự vệ Thương mại được áp dụng đáp ứng điều kiện bắt buộc; Ngăn chặn thiệt hại giúp ngành sản xuất trong nước điều chỉnh; Không phân biệt đối xử; Bồi thường khi áp dụng biện pháp Tự vệ Thương mại.

Thời hạn áp dụng

+Mang tính tạm thời phải được tháo bỏ khi ảnh hưởng của bán phá giá bị triệt tiêu.

+ Thông thường một quy định áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ chấm dứt hiệu lực không muộn hơn 5 năm kể từ khi áp dụng trừ trường hợp chống bán phá giá được yêu cầu tiếp tục áp dụng khi cơ quan có thẩm quyền thấy cần thiết

+ Về nguyên tắc, biện pháp Tự vệ Thương mại là các biện pháp mang tính tạm thời, chỉ được áp dụng tối đa 4 năm (trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn thêm 4 năm tiếp theo).

+ Đối với các nước đang phát triển là 10 năm

II. Biện pháp chống bán phá giá cần có điều kiện gì không?

1. Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy định của WTO

Không phải cứ có hiện tượng hàng hóa nước ngoài bán phá giá là nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá đó.

Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành điều tra chống bán phá giá, ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 03 điều kiện sau:

+ Hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp hơn 2%);

+ Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước (gọi chung là yếu tố “thiệt hại”);

+ Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói trên;

So sánh chống bán phá giá và tự vệ

2. Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

Đồng nhất với các quy định của WTO về điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá, tại Khoản 1 Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương quy định việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

+ Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;

Việc xác định thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước được quy định cụ thể lần lượt tại Điều 23, 24, 25 Nghị định 10/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018.

III. Khi nào chính phủ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá?

1. Từ ngày 08/05/2022, Việt Nam có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp với các nước thành viên Hiệp định RCEP như thế nào?

1.1. Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá tại Việt Nam là gì?

Biện pháp chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017, sau đây:

- Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017;

So sánh chống bán phá giá và tự vệ

- Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;

- Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá quy định tại điểm a khoản 1 Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017 với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản 1 Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017.

1.2. Giải đáp các thắc mắc về biện pháp chống bán phá giá

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định: không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

Và trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 7% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

2. Biện pháp cam kết loại trừ hành vi bán phá giá, trợ cấp có thể bị hủy bỏ hay không?

Sau khi, Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét ban hành quyết định chấp nhận cam kết của Bên đề nghị. Bên đề nghị cam kết phải chịu sự giám sát của Cơ quan điều tra đối với việc thực hiện cam kết.

Thông qua việc giám sát việc thực hiện cam kết, biện pháp chống trợ cấp này có thể được hủy bỏ thực hiện trong các trường hợp sau đây, căn cứ Điều 42 Nghị định 10/2018/NĐ-CP:

- Bên đề nghị cam kết có hành vi vi phạm cam kết;

- Cơ quan điều tra đề nghị hủy bỏ thực hiện cam kết;

- Bên đề nghị cam kết yêu cầu hủy bỏ cam kết. Bên đề nghị cam kết có thể yêu cầu hủy bỏ cam kết tại bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn hiệu lực của cam kết với điều kiện việc hủy bỏ phải được thông báo cho Cơ quan điều tra ít nhất 30 ngày trước khi thực hiện hủy bỏ.

So sánh chống bán phá giá và tự vệ

3. Ai có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá?

Theo khoản 1 Điều 81 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định áp dụng biện pháp chống bán phá giá như sau:Việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định căn cứ vào kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra. Mức thuế chống bán phá giá tạm thời không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận sơ bộ.

Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời là không quá 120 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực. Khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hóa tương tự vào Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể gia hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nhưng không quá 60 ngày.

Như vậy, thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá thuộc Bộ trưởng Bộ Công thương.

4. Chống bán phá giá trong thương mại quốc tế bao gồm có những biện pháp nào?

Tại khoản 2 Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017, các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:

Thứ nhất, áp dụng thuế chống bán phá giá: Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Theo Điều 4, 12 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá:

- Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;

- Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Thứ hai, cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.

IV. Dịch vụ tư vấn về biện pháp chống phá giá.

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề biện pháp chống phá giá. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.

Thuế chống bán phá giá được áp dụng trong thời hạn bao lâu?

Theo khoản 3 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn.

Các biện pháp chống bán phá giá được tiến hành trong thời hạn bao lâu?

- Mức thuế chống bán phá giá không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận cuối cùng; - Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá là không quá 05 năm kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực, trừ trường hợp được gia hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật Quản lý ngoại thương 2017.

Bán phá giá là gì ví dụ?

Từ đó, có thể thấy bán phá giá được xem là hành vi xuất khẩu một loại hàng hóa, sản phẩm sang nước khác với mức giá cao hơn giá của sản phẩm tương tự được bán ở quốc gia xuất khẩu. Ví dụ: Đường mía được doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ với giá 123,54$/ tấn.

Thuế chống bán phá giá bao nhiêu phần trăm?

Theo quyết định, Việt Nam sẽ áp thuế chống bán phá giá từ 11,43% đến 36,56% trong 5 năm đối với một số sản phẩm vật liệu hàn có xuất xứ từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc.