So sánh cá voi với cá sấu

Phát ngôn viên công viên cho biết ba con cá voi lưng gù lần đầu tiên được phát hiện hôm 8.9. Kể từ đó, nhân viên công viên đã quan sát chặt chẽ con cá voi bị kẹt. Hai con còn lại được cho là đã rời khỏi khu vực dù lực lượng kiểm lâm không hoàn toàn chắc chắn.

Theo bài đăng trên Facebook chính thức của công viên Kakadu hôm 11.9, nhà chức trách công viên này đã vạch ra khu vực cấm ngay cửa sông kéo dài khoảng 30 km về phía thượng nguồn “để giữ an toàn cho con cá voi và những người muốn đi vào khu vực này bằng thuyền”.

So sánh cá voi với cá sấu

Con cá voi lưng gù bị kẹt trong sông cá sấu thuộc công viên quốc gia Kakadu (Úc).

Chụp màn hình clip

Đây là lần đầu tiên cá voi lưng gù bị kẹt tại con sông này, theo phát ngôn viên công viên.

Phần lớn khu vực sông thuộc quyền quản lý của công viên Kakadu là nơi sinh sống của cá sấu nước mặn, loài động vật săn mồi nguy hiểm thường tấn công con người. Thậm chí, chúng vẫn có thể sinh sống trong môi trường nước ngọt gần đó.

Một người hướng dẫn du khách của công viên cho biết cá sấu có thể ẩn mình dưới nước trong thời gian dài và có thể di chuyển với khả năng "tàng hình" và ngụy trang tuyệt vời. Chúng hành động nhanh và có thể đạt tốc độ lên đến 12 m/s.

Con cá voi lưng gù bị mắc kẹt sẽ tiếp tục được theo dõi và được hỗ trợ trong trường hợp cần thiết. Cá voi lưng gù thường sống tại các đại dương lớn trên thế giới.

Cảnh tượng hai loài săn mồi hung dữ hàng đầu chia nhau xác cá voi lưng gù một cách hòa bình được máy bay không người lái ghi lại.

So sánh cá voi với cá sấu

Khi nhiếp ảnh gia dưới nước Jeremy Tucker trông thấy xác một con cá voi lưng gù trôi nổi gần vùng Kimberley ở bang Western Australia, anh điều khiển máy bay không người lái lên cao để khảo sát tình hình hôm 3/10, theo Earth Touch News. Hình ảnh từ trên cao khiến Tucker hết sức bất ngờ vì phát hiện không chỉ một mà ba con vật đang trôi dạt cùng nhau.

Một con cá sấu nước mặn và cá mập hổ đang xâu xé xác cá voi để tranh thủ nguồn thức ăn miễn phí. Dù những cuộc đụng độ kiểu này thường dẫn tới tranh giành lãnh thổ, hai con vật ăn xác thối tránh nhau trong suốt quá trình.

Australia là một trong vài nơi hiếm hoi trên thế giới nơi động vật săn mồi trên đất liền và dưới biển đôi khi cạnh tranh cùng một nguồn thức ăn. Tuy nhiên, kích thước đồ sộ của con cá voi lưng gù cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mọi loài ăn xác thối. Do đó, việc hai con vật ăn thịt ăn mồi một cách hòa bình bên cạnh nhau không gây bất ngờ. Những con vật trong cảnh quay của Tucker dường như khá tương xứng về mặt kích thước và không con nào bị ốm hay bị thương. "Khi một con cá voi chết ở Kimberley, những con cá mập phải chia phần cùng cá sấu”, Tucker viết trên mạng Instagram.

Hiện tượng cá sấu nhắm vào cá mập hoặc ngược lại thường xảy ra khi một con vật nhỏ hơn nhiều so với đối thủ. Trong một trường hợp báo cáo, phần cơ thể của một con cá sấu sông Nile nhỏ tuổi được tìm thấy trong bụng con cá mập hổ dài 4,3 mét ở ngoài bờ biển Nam Phi. Trong khi đó, một con cá sấu nước mặn Australia siêu lớn có biệt danh Brutus sống gần sông Adelaide nổi tiếng với thói quen săn cá mập trâu nhỏ tuổi ở các đầm nước ngọt.

Khỉ đột, cá mập, cá voi sát thủ... bạn nghĩ loài vật nào có lực cắn mạnh nhất?

Nhẹ nhàng một chút vào buổi chiều nào. Theo các bạn, loài vật nào sẽ có lực cắn mạnh nhất trên thế giới? Bạn thì cho rằng đó là sức mạnh của chú cá mập nhưng bạn khác lại quả quyết, loài có cú cắn kinh hoàng nhất lại thuộc về cá Piranha ăn thịt người với cú táp có lực hơn gấp 30 lần trọng lượng cơ thể...

Lời giải sẽ được bật mí ngay trong bài viết dưới đây.

1. Chó (228kg/cm2)

Những bạn từng bị chó đuổi cắn chắc hẳn sẽ... rùng mình khi nhớ về cú táp với lực cắn mạnh của chúng. Cụ thể, loài chó có lực cắn rơi vào khoảng 60kg/cm2.

Tuy nhiên nếu là loài chó chiến đấu như Pitbull, ngao Tạng, ngao Ý... lực cắn của chúng sẽ rơi vào khoảng 228kg/cm2, đủ sức nghiền nát xương cánh tay của một người đàn ông trưởng thành.

So sánh cá voi với cá sấu

Tuy chó cắn cũng đau đấy, nhưng chắc chắn chúng không thể so sánh với các loài sinh vật trong tự nhiên đâu.

2. Cá mập trắng khổng lồ (300kg/cm2)

So sánh cá voi với cá sấu

Cá mập trắng khổng lồ có thể nói là nỗi khiếp sợ dưới đại dương nhưng có vẻ như lực cắn của chúng không tương xứng với kích cỡ cơ thể - chỉ 300kg/cm2.

Tuy nhiên, cấu tạo bộ hàm của cá mập trắng có rất nhiều răng nhọn lởm chởm, do đó chúng có thể dễ dàng xé xác bất kỳ con mồi nào nó muốn.

3. Đại bàng (320kg/cm2)

So sánh cá voi với cá sấu

Thật khó tin khi lực cắn của đại bàng còn lớn hơn cá mập đúng không? Nhưng sự thực là như vậy. Đại bàng là loài chim săn mồi tuyệt đỉnh - được mệnh danh là Chúa tể không trung.

Mỏ của chúng rất cứng và đi kèm là một cơ hàm cực khỏe, có thể tạo lực cắn lên tới 320kg/cm2 - đủ để nghiền vụn hòn đá nhỏ.

Bên cạnh đó, đại bàng còn có tầm nhìn cực khủng, cho phép chúng săn mồi từ khoảng cách hơn 1km. Với sải cánh rộng 3m, chúng có thể lao xuống với tốc độ 250km/h và nhanh chóng hạ gục con mồi.

4. Khỉ đột (590kg/cm2)

So sánh cá voi với cá sấu

Vị trí tiếp theo thuộc về khỉ đột - loài linh trưởng có họ gần nhất với loài người bên cạnh tinh tinh. Khỉ đột được tạo hóa ban tặng một cơ thể ấn tượng, nhiều cơ bắp cùng một hàm răng cực khỏe. Lực cắn của chúng được ghi nhận là 590kg/cm2.

Nhưng dù có cơ hàm rất ấn tượng, thức ăn của khỉ đột chỉ là thực vật. Ngay cả khi giao chiến, chúng chủ yếu cũng chỉ dùng sức mạnh cơ bắp và rất ít khi phải sử dụng đến cái miệng "khủng khiếp" này.

5. Hải tượng (800kg/cm2)

So sánh cá voi với cá sấu

Hải tượng là loài vật khổng lồ sống tại Bắc Cực, có điểm đặc trưng là bộ ngà dài và thẳng. Chúng có kỹ năng săn mồi điệu nghệ, nhưng đi kèm với đó là một lực cắn "không chê vào đâu được" - 800kg/cm2. Chính nhờ vậy, hải tượng đã lọt vào top những loài vật có lực cắn mạnh nhất thế giới.

6. Cá voi sát thủ - 1 tấn/cm2

Cá voi sát thủ là kẻ săn mồi hung dữ nhất đại dương. Chúng rất linh hoạt, nhanh nhẹn, săn mồi điêu luyện cùng khả năng chớp thời cơ tuyệt vời.

So sánh cá voi với cá sấu

Tuy nhiên, một trong những điều đã đưa cá voi sát thủ trở thành loài săn mồi đáng sợ nhất đại dương là lực cắn kinh hoàng của chúng: 1 tấn/cm2, đủ sức nghiền vụn bất kỳ con mồi nào săn được.

Thêm vào đó, chúng săn mồi theo đàn từ 4 - 5 con, khiến hầu như không con mồi nào có thể trốn thoát.

7. Cá sấu sông Nile - 2,6 tấn/cm2

So sánh cá voi với cá sấu

Và đây là người thắng cuộc của chúng ta - cá sấu sông Nile - với lực cắn lên tới 2,6 tấn/cm2, đồng thời cũng là loài vật có lực cắn mạnh nhất hành tinh.

Cá sấu sông Nile có cách săn mồi rất ấn tượng "rình rập đợi thời cơ" cùng khả năng ngụy trang hoàn hảo giúp chúng trở thành nỗi kinh hoàng ở dòng sông này.