So sánh giá giữa baba gai và baba trơn

(TSVN) – Ba ba gai là loài đặc sản dễ nuôi, ít bệnh, thị trường ổn định. Hiện, đây là đối tượng được nuôi phồ biến ở nhiều địa phương khắp cả nước, tạo sản phẩm hàng hóa có giá trị cao và hướng đến xuất khẩu.

Đặc điểm sinh học

Ba ba gai (Palea steindachneri) là một loài rùa trong họ Trionychidae. Ba ba có mũi dài, mai có màu nâu đến xám với nhiều nốt sần không đều, yếm gần như trắng toàn bộ (có vài vết mờ hoặc lốm đốm), cá thể non có viền màu trắng nhạt, từ phía sau mắt đến đầu. Đặc điểm phân biệt rõ ràng với các loài ba ba khác là có các vết ngấn da sần ở cổ, rìa trước và trên mai có nhiều nốt sần. Ở Việt Nam, ba ba gai phân bố tự nhiên ở các sông, suối đầm hồ tại một số tỉnh miền núi phía Bắc.

Ba ba gai là loài đẻ trứng thụ tinh trong. Khi mới nở ba ba gai có khối lượng từ 5 – 8 g/con. Trong điều kiện nuôi từ cỡ giống 50 – 100 g/con, sau 1 năm ba ba gai có thể đạt trọng lượng từ 0,5 – 1 kg, sau năm thứ 2 đạt từ 1 – 3 kg. Ngoài tự nhiên ba ba gai có thể bắt đầu sinh sản từ 4 – 6 tuổi; trong điều kiện nuôi dưỡng tốt từ 3 – 5 năm, ba ba có trọng lượng 2,5 – 3,5 kg thì bắt đầu đẻ trứng.

Ba ba gai sống ở dưới nước nhưng đẻ trứng trên cạn, mùa sinh sản thường vào mùa mưa. Ban đêm ba ba gai bò lên bãi cát ven suối, bờ ao tìm chỗ kín đáo có đất, cát ẩm bới làm tổ và đẻ trứng.

So sánh giá giữa baba gai và baba trơn

Ba ba gai có thịt thơm, da dày và giòn hơn hẳn các loại ba ba khác nên cho giá trị kinh tế cao, được người tiêu dùng ưa thích. Vì vậy, những năm gần đây, thị trường tiêu thụ ba ba rất lớn, được sử dụng làm thực phẩm, dược phẩm… và có giá trị xuất khẩu cao. Nhờ đó, nghề nuôi ba ba gai ngày càng phát triển và nhân rộng khắp cả nước, bao gồm cả sản xuất con giống và nuôi thương phẩm.

Phát triển hơn nữa

Nhờ phát triển có định hướng, tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nên chất lượng sản phẩm ba ba gai không ngừng được nâng cao, đủ sức cạnh tranh và có đầu ra ổn định trên thị trường. Hiện, nghề nuôi ba ba gai phát triển khắp cả nước, tập trung tại nhiều địa phương như: Yên Bái, Sơn La, Hải Dương, Bắc Giang, Nam Định, Hà Nam, Thanh Hóa, Đồng Tháp… mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Tại tỉnh Yên Bái, nghề nuôi ba ba gai đã và đang được huyện Văn Chấn quan tâm phát triển. Cuối năm 2020, Cục Sở hữu Trí tuệ ban hành Quyết định số 4520/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý số 00089 cho sản phẩm ba ba gai thương phẩm “Văn Chấn”. Ba ba gai Văn Chấn thịt ít mỡ, chắc và có độ giòn, khi chế biến ninh lâu, thịt và phần mai mềm không bị nhũn, nấu không hao thịt. Do ba ba gai được nuôi tại huyện Văn Chấn có những đặc tính nổi bật, nên hiện nay trên thị trường ba ba gai giống cỡ 40 – 50 g/con có giá từ 200.000 – 300.000 đồng/con và ba ba gai thương phẩm có giá 500.000 – 600.000 đồng/kg (cao gấp 2 lần so với ba ba trơn và 25 – 30% so với ba ba gai nuôi ở vùng khác).

So sánh giá giữa baba gai và baba trơn

Mô hình nuôi ba ba gai được nhiều địa phương nhân rộng. Ảnh: DV

Để tiếp tục phát huy tiềm năng về ba ba gai, vừa qua, Bộ NN&PTNT cũng đã ban hành hai quyết định phê duyệt danh mục đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, thực hiện từ năm 2020 và 2021. Theo đó, nhiều nhiệm vụ khoa học công nghệ đã được phê duyệt, trong đó có Dự án: “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất giống ba ba gai toàn đực” thuộc đề tài công nghệ và khoa học tiềm năng. Mục tiêu dự án là xây dựng được quy trình sản xuất giống ba ba gai đơn tính đực. Kết quả: Quy trình sản xuất giống ba ba gai đơn tính đực: tỷ lệ nở >75%; tỷ lệ ba ba đực >85%; tạo ra được từ 500 con ba ba gai đơn tính đực, cỡ >0,5 kg/con. Thời gian thực hiện 2021 – 2022, giao trực tiếp Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản thực hiện.

Được biết, năm 2020, xã Đại Đồng, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã lựa chọn ba ba gai là sản phẩm OCOP của địa phương. Xã xây dựng đề án “Mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn xã theo hướng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2020 – 2025”, trong đó địa phương hướng tới mở rộng diện tích nuôi ba ba gai và xác định đây là vật nuôi chủ lực trong phát triển kinh tế.

Ngoài da bụng, có thể căn cứ vào các nốt sần trên lưng, trên diềm cổ, và trên cổ của ba ba để phân biệt chúng.

3. Giá 1kg Ba ba các loại trên thị trường?

Nếu bạn là 1 nhà hàng, quán ăn, tiểu thương muốn nhập Bán Ba ba trơn, ba ba gai tại Hà Nội thì hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tô 098 24 272 87 để tham khảo bảng giá.

  • So sánh giá giữa baba gai và baba trơn
  • So sánh giá giữa baba gai và baba trơn
  • So sánh giá giữa baba gai và baba trơn

Bảng giá Ba ba trơn, ba ba gai tại Hà Nội và giao toàn quốc sẽ cập nhật theo ngày và không 1 nơi đâu rẻ bằng. Các biểu Ba ba trơn bán buôn như sau:

  • Loại ba ba trơn từ 0.9kg-1,1kg giá 170.000đ/kg
  • Loại ba ba trơn từ 1,2kg-1,4kg giá 200.000đ/kg
  • Loại ba ba trơn từ 1,5kg-1,7kg giá 260.000đ/kg
  • Loại ba ba trơn từ 1,8kg-2kg giá 280.000đ/kg
  • Loại ba ba trơn >2kg giá liên hệ số: 098 24 272 87

Xem video trực tiếp giới thiệu sản phẩm

4. Tập tính sinh sống của ba ba:

Ba ba có một số tập tính sinh sống đặc biệt: – Tuy là động vật sống hoang dã, nhưng rất dễ nuôi trong ao, bể nhỏ. – Sống dưới nước là chính, nhưng có thể sống trên cạn và có lúc rất cần sống trên cạn. Ba ba thở bằng phổi là chính nên thỉnh thoảng phải nhô lên mặt nước để hít thở không khí. Mùa đông lạnh, cường độ hô hấp nhỏ, ba ba có thể rút trong bùn ở đáy ao, dựa vào cơ quan hô hấp phụ trong cổ họng để thở, cơ quan hô hấp phụ tựa mang cá, ba ba lấy oxy trong nước và thải CO2 trong máu vào nước qua cơ quan này. Ba ba lên khỏi mặt nước khi có nhu cầu di chuyển, đẻ trứng, phơi lưng… – Vừa biết bơi, vừa biết bò, leo, biết vùi mình nằm trong bùn cát( đặc biệt có thể đào hang trú ẩn, đào khoét bờ ao chui sang ao bên cạnh). Ba ba nhút nhát lại vừa hung dữ. Ba ba thích sống nơi yên tĩnh, ít tiếng ồn, kín đáo. Khi thấy có tiếng động mạnh, có bóng người hay bóng súc vật đến gần, chúng lập tức nhảy xuống nước lẩn trốn. Tính hung dữ của ba ba thể hiện ở chỗ hay cắn nhau rất đau, con lớn hay cắn và ăn tranh mồi của con bé, bị đói lâu có thể ăn thịt con bé. Khi có người hoặc động vật muốn bắt nó, nó có phản ứng tự vệ rất nhanh là vươn cổ dài ra cắn.

5. Tính ăn:

Ba ba thuộc loài ăn thức ăn động vật. Ngay sau khi nở một vài giờ, ba ba đã biết tìm mồi ăn. Trong tự nhiên thức ăn chính trong mấy ngày mới nở là động vật phù du ( thuỷ trần ), giun nước ( trùng chỉ ) và giun đất loại nhỏ. Khi lớn ba ba ăn cá, tép, cua, ốc, giun đất, trai, hến… Trong điều kiện nuôi dưỡng, có thể cho ba ba ăn thêm thịt của nhiều loại động vật rẻ tiền khác, đồng thời có thể huấn luyện cho ba ba biết ăn thức ăn chế biến ( thức ăn công nghiệp) ngay từ giai đoạn còn nhỏ.

6. Sinh trưởng:

Ba ba hoa lúc mới nở có quy cỡ từ 3-6g/ con; Ba ba gai và ba ba Nam bộ cỡ lớn hơn. Tốc độ lớn của ba ba phụ thuộc vào loài, kỹ thuật nuôi và điều kiện môi trường nuôi. Từ cỡ giống 100-200g/con, sau khi nuôi 6-8 tháng, ba ba hoa có thể đạt cỡ 0,5-0,8kg/con đối với miền Bắc; từ 0,8 – 1kg/ con đối với miền Nam. Ba ba gai nuôi có tốc độ lớn nhanh gấp đôi hoặc trên gấp đôi ba ba hoa.