So sánh bài thơ sóng với phụ nữ ngày nay năm 2024

Nói đến trạng thái mâu thuẫn, đối cực, thất thường của người con gái khi yêu trong hai câu thơ “Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ”, ta có thể liên hệ đến những vần thơ sau:

“Em bảo anh: đi đi

Sao anh không đứng lại

Em bảo anh đừng đợi

Sao anh lại vội về

Lời nói thoảng gió bay

Đôi mắt huyền đẫm lệ

Sao mà anh ngốc thế !

Không nhìn vào mắt em”

(“Em bảo anh đi đi” – Kaputikian)

  • Khi phân tích sự chủ động, mạnh dạn, táo bạo của người con gái khi yêu: “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau”, ta có thể liên tưởng đến hình ảnh cô gái táo bạo “sang nhà hàng xóm” thể hiện tình yêu của mình: “Cô gái như chùm hoa lặng lẽ Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu” (“Hương thầm” - Phan Thị Thanh Nhàn)
  • Nói đến sự bí ẩn, kì diệu của tình yêu ta có thể dẫn câu nói của Pascal: “Trái tim có những quy luật riêng mà lí trí không thể hiểu nổi”
  • Khi phân tích nỗi nhớ trong tình yêu ở khổ 5, chúng ta có thể liên hệ, mở rộng đến những vần thơ sau: “Trời còn có bữa sao quên mọc Tôi chẳng đêm nào chẳng nhớ em” (“Đêm sao sáng” - Nguyễn Bính)
  • Hay có những nỗi nhớ rất khó lí giải trong áng thơ tình của Puskin: “Lạ quá ! Không hiểu vì sao Ðứng trước em anh lạnh lùng đến thế? Nhưng anh đi rồi mình anh với bóng lẻ Mới thấy mình khẽ nói : Nhớ làm sao!” Hoặc nỗi nhớ nỗi nhớ nhung da diết của cõi lòng yêu: “Ước gì anh hoá thành chim Bay theo em, hót cho tim đỡ buồn!” (“Mưa rơi” - Tố Hữu)
  • Nói đến sự chủ động tìm đến tình yêu và chủ động bày tỏ tình cảm chân thành trong câu thơ: “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Ta có thể liên hệ đến những vần thơ sau: “Đêm nằm lưng chẳng đến giường Trông trời mau sáng ra đường gặp anh” (Ca dao) Hay ta cũng bắt gặp hình ảnh người con gái chủ động, táo bạo trong tình yêu trên những vần thơ của Heinrich Heine: “Em yêu tôi tôi biết Tôi phát hiện lâu rồi Nhưng khi em thổ lộ Tôi giật thót cả người”
  • Nói đến không gian đối cực bắc - nam trong câu: “Dẫu xuôi về phương bắc/ Dẫu ngược về phương nam”, ta có thể liên hệ đến: “Vừa thoáng tiếng còi tàu Lòng đã nam đã bắc” (“Sân ga chiều em đi” - Xuân Quỳnh)
  • Khi phân tích bản lĩnh kiên cường của người con gái ở khổ 6, gợi chúng ta liên tưởng đến câu ca dao: “Yêu nhau mấy núi cũng trèo Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua”
  • Lòng thủy chung, son sắt của người con gái trong khổ 6, ta cũng từng bắt gặp vẻ đẹp đó trong thi phẩm “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
  • Khi phân tích những dự cảm lo âu trong lòng người phụ nữ đang yêu ở khổ 8, ta có thể liên hệ: “Ngọn sào thưa cánh chuồn ai ngái ngủ Những cánh chuồn mỏng manh như tình yêu” (“Chuồn chuồn báo bão” - Xuân Quỳnh) Hay nhà thơ Vân Long từng viết về Xuân Quỳnh: “Thiếu tuổi thơ, Quỳnh viết cho trẻ thơ Khát hạnh phúc, đi tìm hạnh phúc Tìm thấy chưa mà Quỳnh lo đánh mất Cái chết này có hết mọi âu lo”.
  • Nói đến thái độ hy sinh, dâng hiến trọn vẹn cho tình yêu, sống hết mình tận độ với tình yêu, ta có thể thấy điều này trong bài thơ “Tự hát” của chính nhà thơ:

    Xuân Quỳnh là một trong những người viết thơ tình có sức hấp dẫn nhất trong thơ Việt Nam từ đập thập kỉ 60 (của thế kỉ XX), chị chinh phục trái tim bạn đọc bằng một tiếng nói dung dị, chân thành vừa giàu trực cảm vừa lắng sâu trải nghiệm. Tình yêu qua ngòi bút Xuân Quỳnh in đậm dấu ấn “cái tôi” phụ nữ nồng nàn, táo bạo mà vô cùng tha thiết, chân thành: “Không sĩ diện đâu, nếu tôi yêu được một người/ Tôi sẽ yêu anh ta hơn anh ta yêu tôi nhiều lắm/ Tôi yêu anh dẫu ngàn lần cay đắng…”. Và “Sóng” là bài thơ tình hay nhất của tác giả, được viết vào năm 1967 trong chuyến đi công tác tại vùng biển Diêm Điền, tỉnh Thái Bình sau được in trong tập “Hoa dọc chiến hào” năm 1968. Đây là thời điểm cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước đang diễn ra ác liệt và tình yêu đôi lứa thuần túy chưa phải đề tài phổ biến trong thơ ca, nhất lại là tiếng nói của một cái tôi cá nhân đích thực, khao khát kiếm tìm bản thể và khẳng định cá tính. Chính vì thế “Sóng” như “bông hoa lạ” ngay lập tức có được sức sống tự nhiên trong lòng bạn đọc. Nỗi nhớ là câu chuyện của tình yêu, dù chúng ta có đang sống ở đâu, có là ai và ở thời đại nào đi chăng nữa thì ai cũng mang cho mình những nỗi niềm nhớ nhung trong tình yêu mà thôi. Viết về nỗi nhớ, Xuân Quỳnh như đang được sống thỏa với trái tim: “Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức” Bao đời nay ta vẫn biết, sóng là một hiện tượng thiên nhiên xuất hiện khi gió tạo nên những dao động trong nước, ấy là hiện tượng mang tính vĩnh hằng. Con sóng sẽ luôn tồn tại hoặc trên bề mặt, hoặc dưới lòng sâu thăm thẳm của đại dương bao la và chúng luôn có xu thế hướng vào bờ. Chính “định lí” muôn thuở ấy nên Xuân Diệu đã có những vần thơ thật “âu yếm” khi nói về sóng và bờ: “Anh xin làm sóng biếc Hôn mãi cát vàng em Hôn thật khẽ, thật êm Hôn êm đềm mãi mãi”. Xuân Quỳnh cũng mượn câu chuyện yêu muôn đời ấy để bộc bạch trái tim yêu nồng nhiệt của em. Những con sóng đang hăm hở trào dâng và trong cảm nhận của người phụ nữ muôn thuở, đó là những con sóng đang “nhớ bờ” cồn cào; đó cũng là con sóng vì “nhớ bờ” mà thao thức ngày đêm ào ạt vỗ bờ như không cần biết đến thời gian. Nỗi nhớ ấy đầy ắp cả không gian, dưới lòng sâu và cả trên mặt nước. Khoảng không gian ấy tưởng như “căn phòng hạnh phúc” khi nó dẫn đến một liên tưởng ngẫu hứng đầy ý tứ con sóng ngày đêm “không ngủ được”. Con sóng thao thức cùng nỗi nhớ ngày đêm. Nỗi nhớ ấy thật da diết, cồn cào. Nhưng với trái tim của người phụ nữ đang yêu thì bấy nhiêu là không đủ, không thỏa. Thế nên Xuân Quỳnh đã phá vỡ những quy luật về độ dài của một khổ trong cả bài. Phải chăng, chỉ khi mở rộng biên độ khổ thơ mới có thể diễn tả cho thỏa, cho đạt sự ngút ngàn của nỗi nhớ. Nếu ở bốn câu đầu Xuân Quỳnh mượn con sóng để diễn tả nỗi nhớ, nỗi nhớ dù đã bao trùm mọi khoảng không thời gian nhưng vẫn chưa diễn tả hết nỗi nhớ mà em dành cho anh nên người phụ nữ ấy đã trực tiếp thổ lộ lòng mình: “Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức” Xuân Quỳnh đã thật khéo léo và tinh tế khi sử dụng từ “lòng em” bởi đó là nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn con người, nơi ẩn chứa những tình thương yêu vô bờ. Khi chị nói “lòng em nhớ đến anh” có nghĩa là em đang dốc cả tâm can của mình để trao gửi nỗi nhớ thương ấy đến anh – tình yêu đích thực trong cuộc đời mình. Vị ngọt ngào, mê đắm của tình yêu lan tỏa trong một câu thơ thật lạ: “Cả trong mơ còn thức”. Nếu nỗi nhớ bờ của sóng bao trùm, chế ngự cả cái không cùng của thời gian và không gian thì nỗi nhớ của em dành cho anh lại xâm chiếm toàn bộ thế giới vô biên của tâm hồn, nỗi nhớ lại mơ hồ trong tiềm thức, nỗi nhớ xâm chiếm cả em, nó hiện hữu trong từng ý nghĩ, nhịp thở… Không chỉ ở “Sóng” mà trong “Thuyền và Biển” nỗi nhớ ấy lại một lần nữa rung ngân từng nhịp da diết, cồn cào: “Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu mong nhớ Những ngày không gặp nhau Lòng thuyền đau rạn vỡ”

    ĐỌC THÊM BỘ KẾT BÀI "SÓNG" - XUÂN QUỲNH HAY NHẤT 2021
    
    
    Tuy nhiên, trạng thái “trong mơ còn thức” không chỉ là nỗi nhớ, đó còn như là những dự cảm lo âu của một trái tim phụ nữ luôn khao khát tình yêu và hạnh phúc nhưng lại có quá nhiều những trải nghiệm đắng cay, một trái tim từng bầm dập đau đớn vì những tổn thương, mất mát trong tình yêu nên chị luôn lo lắng:

    “Lời yêu mỏng như làn khói Ai biết lòng anh có đổi thay” Một trái tim luôn xót xa: “Em đâu dám mong là vĩnh viễn Hôm nay yêu, mai có thể xa rồi” Và do vậy, khi người phụ nữ đang yêu mà “trong mơ còn thức” thì thức không chỉ để nhớ tới anh, thức còn như để trông giữ tình yêu, để tình yêu không tuột khỏi tầm tay. Trăn trở, âu lo bất ổn luôn là nét tâm lí ám ảnh quen thuộc trong tâm hồn thơ Xuân Quỳnh, cũng là nét riêng tạo nên cái mong manh xót xa cho tình yêu. Câu chuyện của tình yêu muôn thuở không phải là chỉ riêng nỗi nhớ mà ở đó còn là khúc ca vang vọng về một khát vọng tình yêu thủy chung. Xuân Quỳnh trải lòng mình với nỗi nhớ rồi lại ôm vào mình một niềm khát khao về một tình yêu thủy chung: “Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương” Chuyện cùng nhau “lên bắc ngược nam”, “lên thác xuống ghềnh” thì đã có từ thời ca dao: “Yêu nhau mấy núi cũng trèo Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua” Nhưng có lẽ chỉ đến Xuân Quỳnh ta mới thấy cách đầy ẩn ý như thế! Chị không dùng những quy ước, những tâm thế thuộc lẽ thường như xưa nay ta vẫn dùng: không phải ngược Bắc, xuôi Nam mà là xuôi Bắc, ngược Nam, … chính sự khác biệt này đã hé mở những éo le, trắc trở có thể xảy đến trong tình yêu nói chung và trong tình yêu của chị nói riêng. Nếu Xuân Quỳnh mượn cặp phạm trù đối lập về phương hướng để làm đậm những éo le, xa xôi, cách trở thì từ “dẫu” được điệp lại ở đầu câu như để khẳng định bản lĩnh kiên cường của người phụ nữ đang mang trong mình một trái tim yêu mãnh liệt. Cuộc đời này còn ẩn chứa nhiều ngang trái, éo le, cách trở là thế nhưng dẫu có ở nơi nào trái tim ấy vẫn luôn chỉ có một phương để hướng về, đó chính là phương anh. Dẫu đất trời có bốn phương tám hướng, cuộc đời này có nhiều vất vả, nhọc nhằn, chông gai thì trái tim em vẫn luôn hướng về anh, phương có người yêu dấu giữa cuộc đời rộng lớn, giữa vũ trụ bao la, anh chính là bến bờ hạnh phúc duy nhất để em tìm về. Nỗi nhớ và sự thủy chung trong tình yêu khiến vũ trụ của em không còn Đông Tây Nam Bắc mà như được chia đôi: phương trời có anh đẹp đẽ, tươi sáng còn mọi phương không anh đều trở nên lạnh lẽo, u buồn: “Dẫu em biết chắc rằng anh trở lại Ngọn gió buồn vẫn thổi phía không anh” Điều này thật giống với những điều Xuân Quỳnh đã từng thủ thỉ trong một bài thơ khác: “Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào Chỉ có biển mới biết Thuyền đi đâu về đâu” Yêu là thế, nhớ mong là thế, hứa hẹn một lòng thủy chung đến vậy nhưng trong tâm tư của người con gái vẫn luôn mang trong mình những suy ngẫm, nhưng trăn trở riêng tư. Không phải chỉ riêng Xuân Quỳnh mà ở bất cứ trái tim yêu mãnh liệt nào cũng tự mang cho mình những lo âu về tình yêu như vậy. Một lần nữa “em” hòa nhập vào “sóng” để gửi gắm những nỗi niềm suy tư: “Ở ngoài kia đại dương Trăm nghìn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở” Hành trình sóng tìm ra đại dương với biết bao gian khó khăn, nhọc nhằn, khi gặp những bão giông, sóng gió nhưng dù có thế nào đi chăng nữa những con sóng vẫn vượt qua mọi khó khăn để về đến với bờ, ôm trọn mình với bờ cho thỏa nỗi nhớ nhung. Và em cũng vậy, dù có phải trải qua biết bao khó khăn, éo le, cách trở em cũng sẽ tìm mọi cách để đến được bên anh, đến với bến đỗ cuộc đời, đến với tình yêu đích thực của mình. Ta có thể thấy, hai câu thơ cuối được thi nhân đảo vị trí như một lời khẳng định chắc chắn, một niềm tin sâu sắc, mãnh liệt vào tình yêu dù có phải trải qua biết bao khó khăn, nhọc nhằn đi chăng nữa. Niềm tin ấy đã được Xuân Quỳnh nhiều lần nhắc đến: “Tay ta nắm lấy tay người Dẫu qua trăm núi nghìn đồi cũng qua” ĐỌC THÊM SỰ ĐỒNG NHẤT VÀ PHỨC TẠP TRONG BÀI THƠ "SÓNG" | VẺ ĐẸP TÂM HỒN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TÌNH YÊU
    
    
    Thế nhưng, trong lời khẳng định có vẻ chắc chắn ấy, vẫn nhìn thấy trong tứ thơ là chút âu lo, trăn trở “rất đàn bà”. Ở đoạn thơ này, người đọc có thể cảm nhận được chút vị cay đắng của một người phụ nữ từng trải. Quả đúng là như vậy, chị từng là người đổ vỡ trong tình yêu và hôn nhân nên trong thơ chị ta luôn bắt gặp những dự cảm chia lìa, cách trở. Chính vì yêu nồng nàn thế, yêu sâu sắc thế mà người con gái lại tự mang cho mình những lo âu, trăn trở về sự trôi chảy của thời gian: “Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa” Cặp phạm trù “cuộc đời - dài” đối lập với “năm tháng - đi qua”, “biển - rộng” đối lập với “mây - bay về xa”. Vũ trụ, thời gian là vĩnh hằng thế nhưng cuộc đời con người lại chỉ là cái hữu hạn. Đứng trước đại dương bao la, trước muôn trùng sóng gió, trước những năm tháng tuổi trẻ, em bỗng lo sợ về sự trôi chảy của thời gian, sự ngắn ngủi mỏng manh của đời người tựa như áng mây phù du. Cảm giác về sự hữu hạn thường khiến con người trở nên bất lực, buồn bã. Xuân Diệu từng sợ chính cái hữu hạn của lòng mình: “Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn” Vì thế ông hoàng thơ tình đã giục giã: “Nhanh lên chứ, vội vàng lên mấy chứ Em, em ơi tình non sắp già rồi” Tình yêu là vậy đấy, nhớ thương, mong mỏi rồi lại tự ôm cho mình những nỗi lo âu. Có thể thấy, những nỗi âu lo của Xuân Quỳnh vẫn thường trở đi trở lại trong những trang thơ của chị. Nói như TS Chu Văn Sơn thì: “Đây là lúc những suy ngẫm về trái tim đập sau làn áo mỏng, về bàn tay ngón chẳng thon dài luôn sóng sánh trong thơ chị. Những dự cảm về nhà ga của chia ly gặp gỡ, con tàu của khát khao đi hồi hộp mỗi khi về luôn cồn cào trong thơ chị. Những nỗi cỏ dại bị dày xéo, hoa dại bị bỏ quên, mây trắng mải phiêu dạt, lá vàng ngày một thưa, cỏ may thèm giữ mãi, hoa cúc muốn y nguyên luôn khắc khoải trong thơ chị... Càng lo liệu đắp bồi, càng lo âu phấp phỏng. Con sóng thơ trong hồn chị càng về sau càng nặng trĩu những u uẩn của một lòng nữ vốn cả nghĩ cả lo”. Đứng trước những nỗi niềm trăn trở âu lo đó, Xuân Quỳnh tìm đến khát khao được sống mãi trong tình yêu, một mong ước đầy nữ tính: “Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ” Nếu như Xuân Diệu “muốn thâu”, “muốn cắn”, muốn chiếm lĩnh lấy tình yêu thì ở Xuân Quỳnh, một khát khao, một mong muốn rất riêng, rất nữ tính, đó là được hóa thân, được sống là những con sóng để được trường tồn mãi mãi, được sống mãi trong tình yêu. Cái tôi cá nhân muốn được hóa thân, được tan ra thành trăm con sóng nhỏ, được hòa vào đại dương để vĩnh viễn hát mãi khúc ca ngàn năm. Trong ý thơ của Xuân Quỳnh, chỉ một từ “Làm sao” nhưng cũng đủ để ta thấy đáng yêu vô cùng, dù mai sau này có ra sao, chỉ cần hôm nay em được sống là chính mình, được sống trọn vẹn trong tình yêu. Đặt ở thời điểm ấy, đó có thể là tình yêu Tổ quốc: cái tôi cá nhân hòa nhập vào tình yêu Tổ quốc. Xuân Quỳnh mang trong mình một khát khao đồng điệu tuyệt đích, phá bỏ mọi giới hạn, mọi khoảng cách để sống trọn vẹn với tình yêu trong từng hơi thở nồng nàn. “Em trở về đúng nghĩa trái tim em Là máu thịt đời thường ai chẳng có Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”. Đọc “Sóng” ta như thấy hình ảnh của từng cô gái trong đó mà không phải chỉ riêng Xuân Quỳnh. Tình yêu là câu chuyện của muôn thuở, nó vượt mọi thời gian, mọi không gian, luôn mang trong mình một sức sống bền bỉ. Thử hỏi có ai trong tình yêu mà không thương, không nhớ, không mong, có ai trong tình yêu mà không mang khát vọng thủy chung, khát vọng được sống mãi trong tình yêu đẹp đẽ ấy. Bởi vậy, với “Sóng” Xuân Quỳnh quả thật là “người đàn bà của muôn thuở”. “Sóng” - đó không chỉ là cuộc tình mà đó là cả cuộc đời. Qua từng ý thơ của Xuân Quỳnh, người thi sĩ ấy không phải chỉ gửi riêng nỗi niềm của mình mà còn là nỗi niềm của mọi cô gái, mọi trái tim yêu. Có những nỗi nhớ trào dâng trong lòng khi nhớ thương một người, có niềm tin vững chắc vào tình yêu của chúng ta dù phải cùng nhau vượt qua muôn trùng khó khăn, vất vả. Có những lo lắng, trăn trở trong những tháng ngày xa cách thế nhưng, vượt lên trên tất cả những cảm xúc thường thấy ấy là một khát vọng hướng tới sự thủy chung trong tình yêu và khát vọng hóa thân để vĩnh cửu hóa tình yêu của chính mình. Những cảm xúc ấy, niềm mong mỏi ấy đâu phải chỉ của riêng Xuân Quỳnh, đó là niềm mong mỏi của biết bao trái tim người con gái đang yêu hay mong chờ một tình yêu. Viết ra những điều máu thịt ấy “Xuân Quỳnh thực là người đàn bà của muôn thuở”. Không dùng quá nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật, “Sóng” cứ đến với người đọc một cách nhẹ nhàng, dào dạt. Chỉ với cặp hình tượng “sóng - em” trải dài xuyên suốt bài thơ, khi thì hòa nhân, khi thi tách riêng để nói ra tiếng lòng mình, rồi khi lại hóa thân để trường tồn mãi với thời gian. Không cầu kì nhưng “Sóng” đến với người đọc bằng sự chân thành, bằng những gì giản dị, chân thành nhất, bằng những câu chuyện muôn thuở trăm năm trong tình yêu. Vậy nên, “Sóng” luôn là người bạn tâm giao của mọi người, mọi thế hệ, tạo nên sức sống trường tồn, muôn thuở. Vậy mới thấy, không phải tự nhiên mà TS. Chu Văn Sơn có những nhận xét như vậy về Xuân Quỳnh: “Xuân Quỳnh thực là người đàn bà của muôn thuở”. Không dữ dội, mãnh liệt như Xuân Diệu, cứ nhẹ nhàng, cứ giản dị mà sâu lắng, Xuân Quỳnh lại mang cho mình những nét riêng, rất nữ tính. “Sóng” chính là khúc ca vang của tình yêu giản dị mà sâu sắc vô cùng. “Người đàn bà muôn thuở ấy” đã thổi hồn vào “Sóng”, mang đến cho “Sóng” nguồn sức sống bất diệt trong mọi hoàn cảnh, mọi không gian, mọi thời gian để dù cho mai về sau, bất cứ thế hệ nào cũng sẽ luôn hát lên bài ca tình yêu xôn xao này. “Sóng” đã giúp Xuân Quỳnh ghi dấu ấn đậm sâu của mình vào trong trái tim độc giả. “Và vị trí ấy của Xuân Quỳnh, dường như mỗi chúng ta hôm nay ở đây cũng đã dành sẵn trong lòng mình. Cũng như mỗi lòng yêu đã dành sẵn một bến bờ để sóng Xuân Quỳnh tìm về vỗ mãi.” Để tham khảo thêm nhiều bài viết hay, và chạy nước rút hiệu quả, hãy đăng ký sở hữu các đầu sách và đăng ký khoá học của HVCH nhé!