Sơ đồ tư duy về hình tượng nhân vật Huấn Cao

Chữ người tử tù quan niệm về cái đẹp về giá trị chân thiện mĩ giữa cuộc đời. Đi ra từ tác phẩm Chữ người tử tù, Huấn cao - nhân vật mà Nguyễn Tuân đã gởi gắm quan nệm sâu sắc ấy, đã tạc vào lòng người một hình hài không thể quên mãi vang vọng đến mai sau. Học 247 mời các em tham khảo tài liệu phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù dưới đây. Chúc các em có thêm một tài liệu hay và ý nghĩa.Và để củng cố kiến thức đã học, các em có thể tham khảo thêmbài giảng Chữ người tử tù.

Bạn đang xem: Sơ đồ tư duy về nhân vật huấn cao


Mời các em tham khảo thêm video bài giảng Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân của cô Phan Thị Mỹ Huệ để củng cố lại những kiến thức cơ bản nhất về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao để cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao - con người tài hoa bất đắc chí đã được Nguyễn Tuân khắc họa với những phẩm chất và khí phách đáng quý thông qua tình huống truyện và những chi tiết, hành động đặc sắc trong tác phẩm.

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy về hình tượng nhân vật Huấn Cao

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Chữ người tử tùDẫn dắt vào vấn đề: hình tượng nhân vật Huấn Cao


b. Thân bài

Khái quát chungXuất xứ: nằm trong “Vang bóng một thời”Chủ đề: Ca ngợi thiên lương cao đẹp dù rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, nghiệt ngãHoàn cảnh nhân vật Huấn Cao: là một người anh hùng thất thế vốn là thủ lĩnh những người phản nghịch chống lại triều đình, nay bị kết án tử hình, đang bị giam cầm và chờ ngày ra pháp trường.Nguyên mẫu nhân vật Huấn Cao: Cao bá QuátNhân vật Huấn Cao:Là người tài hoaQua lời nhận xét của viên thơ lại và viên quản ngục: là người văn võ song toànNỗi tiếng là người viết chữ nhanh và đẹpCó khí phách, hiên ngang, không khuất phục trước uy quyềnLà tử tù nhưng rất ung dung, bình thảnThái độ đầy ngạo mạn và khinh bạc khi trả lời viên quản ngục – người đại diện cho triều đình phong kiếnLuôn bình thản, ung dung, đoán nhận, chờ đợi cái chếtLà người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹpKhông tham quyền hám lợi mà bán rẻ giá trị của mìnhTrọng nghĩa khí: vốn khinh bạc nhưng khi biết phẩm chất tốt đẹp và sở thích cao quý của viên quản ngục, Huấn Cao đã sẵn sàng cho chữ, đồng thời có chút ân hận, boăn khoăn vì “thiếu chút nữa đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”Không chỉ gìn giữ, quý trọng thiên lương của mình, Huấn Cao còn chân thành khuyến thiện con người, cho viên quản ngục những lời khuyên chân thành và ý nghĩa: giữ thiên lương cho lành vữngNhận xét:Qua nhân vật Huấn Cao, tác giả đã bộc lộ quan niệm tiến bộ về cái đẹp: Cái đẹp là cái bất diệt, cái tài đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhauThể hiện sự trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc, đó cũng là tình cảm yêu nước kín đáo của nhà văn.

c. Kết bài

Nêu nhận xét, đánh giá tổng quát về nhân vật Huấn CaoMở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài:Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Gợi ý làm bài​

Bài văn mẫu 1

Nguyễn Tuân (1910 – 1987) là một trong những cây bút tài hoa của nền văn học Việt Nam. Trước cách mạng tháng Tám, những trang văn của ông luôn hướng đến chủ nghĩa xê dịch và đi tìm cái đẹp “Vang bóng một thời” trong cuộc sống. “Chữ người tử tù” chính là một tác phẩm tiêu biểu và trong đó Huấn Cao là một nhân vật – một minh chứng xác đáng cho vẻ đẹp tài hoa, thiên lương và khí phách anh hùng.

Xem thêm: Bài 48 Trang 127 Sgk Toán 7 Tập 1 27 Sgk Toán 7 Tập 1, Bài 48 Trang 127 Toán 7 Tập 1

2. Sơ đồ tư duy nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù (Chuẩn):

>> Xem bài văn mẫu Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù tại đây.
 

3. Sơ đồ tư duy nhân vật viên quản ngục ( Chuẩn):

4. Sơ đồ tư duy Chữ người tử tù, mẫu 2  (Bản vẽ của học sinh)

----------------------HẾT--------------------------

Sơ đồ tư duy Chữ người tử tù giúp các em hệ thống kiến thức một cách ngắn gọn, dễ học, dễ ghi nhớ nhất, qua đó giúp cho việc Phân tích truyện ngắn Chữ người tử tù hay Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù được chi tiết, đầy đủ hơn. Chúc các em học tập tốt!

Chữ người tử tù là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng. Tham khảo Sơ đồ tư duy Chữ người tử tù sẽ giúp các em hiểu hơn về tổng quan nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, tình huống truyện và nhiều hơn nữa.

Cách vẽ sơ đồ tư duy bằng XMind Cách vẽ sơ đồ tư duy bằng Edraw Mind Map Vẽ sơ đồ tư duy môn Lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy môn Văn Vẽ sơ đồ tư duy trong word Sơ đồ tư duy Khi con tu hú của Tố Hữu

Sơ đồ tư duy Chữ người tử tù sẽ tổng hợp một cách ngắn gọn và đầy đủ những giá trị chính của tác phẩm. Đây được xem là một trong những tác phẩm đánh dấu nổi bật nhất thành công của Nguyễn Tuân trong sự nghiệp văn chương đồ sộ của mình. Với phần trình bày sơ đồ dưới đây, Kiến Guru hy vọng bạn sẽ nắm chắc phần kiến thức nền tảng của bài và phát triển ý thành những bài văn xuất sắc nhé.

I. Tìm hiểu chung để làm sơ đồ tư duy Chữ người tử tù

1. Tác giả

- Nguyễn Tuân (1910-1987) xuất thân trong một gia đình nhà Nho.

Tác giả Nguyễn Tuân

- Ông học hết bậc thành chung và sau đó đã viết văn và làm báo với sở trường tùy bút, bút ký.

- Nguyễn Tuân - người nghệ sĩ suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp, sự toàn mỹ mang phong cách uyên bác, tài hoa.

- Những tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời, Tùy bút sông Đà, Một chuyến đi, Thiếu quê hương.

2. Tác phẩm

- Lúc đầu tác phẩm có tên là Dòng chữ cuối cùng và được in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn. Về sau được in trong tập Vang bóng một thời.

- Bố cục: 

+ Phần 1 (Từ đầu cho đến để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu): cuộc trò chuyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại về Huấn Cao cùng tâm trạng của viên quản ngục.

+ Phần 2 (tiếp theo cho đến thiếu một chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ): cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Huấn Cao - viên quản ngục và cách đối xử đặc biệt của viên quản ngục dành cho Huấn Cao.

+ Phần 3 (phần còn lại): Cảnh cho chữ vô tiền khoáng hậu.

II. Tìm hiểu chi tiết sơ đồ tư duy Chữ người tử tù

Sơ đồ tư duy về hình tượng nhân vật Huấn Cao

Sơ đồ tư duy Chữ người tử tù

1. Tình huống truyện

- Tình huống truyện đặc sắc, độc đáo khi sắp đặt cuộc gặp gỡ định mệnh giữa hai hình tượng nhân vật Huấn Cao và Quản ngục, hai nhân vật hoàn toàn đối lập nhau trên bình diện xã hội.

- Một bên là kẻ tử tù và một bên đại diện cho pháp luật, áp chế nhưng bỗng trở thành tri âm, tri kỷ.

=> Tác dụng: thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính truyện.

2. Hình tượng nhân vật Huấn Cao

- Tài viết chữ đẹp, tài bẻ khóa vượt ngục.

- Là một huyền thoại của nhân dân vùng tỉnh Sơn.

- Là người anh hùng khí chất, chính trực, phong thái hiên ngang, tinh thần yêu tự do, phóng khoáng.

- Trọng người biết yêu và thưởng thức cái đẹp.

=> Ông mang cái tài đầy tính văn hóa, nghệ sĩ, sự tài hoa toát ra từ một con người thanh tao hiếm khó. Người có thiên lương trong sáng như một đấng hào kiệt được tác giả lý tưởng hóa với sự hoàn mỹ nhất.

3. Nhân vật viên quản ngục


- Khao khát mong muốn “được treo ở nhà riêng một đôi câu đối”.

- Vì khao khát mà sẵn sàng “biệt đãi” với Huấn Cao bất chấp cho sự nguy hại về tính mạng của mình.

- Bị Huấn Cao xua đuổi nhưng cũng không hề trách mắng mà thậm chí còn đem vào đồ ăn hợm hĩnh hơn trước.

⇒ Vẻ đẹp tâm hồn cao quý và tình yêu cái đẹp đã là tiền đề kết nối hai phía đối lập lại với nhau và làm nên cảnh tượng vô tiền khoáng hậu xưa nay chưa từng có ⇒ chứng minh rằng cái đẹp, cái thiện sẽ luôn thắng cái ác, cái xấu dù trong hoàn cảnh nào.

4. Cảnh cho chữ

- Thời gian: Cảnh cho chữ diễn ra tự nhiên vào thời gian giữa đêm (khác với những nơi cho chữ sáng sủa thường thấy) nhưng đó lại là thời gian cuối cùng của con người tài hoa bạc mệnh ấy.

- Không gian: Cảnh cho chữ diễn ra thiêng liêng nơi u ám của ngục tối. Bối cảnh khắc họa trên nền đất ẩm thấp, mùi hôi của dán, chuột…

- Người cho chữ bây giờ lại ở vị trí là một kẻ tử tù nhưng oai phong trong tư thế ban ân huệ cuối cùng của đời mình cho người khác. Kẻ xin chữ là người có quyền hành hơn nhưng lại trở thành kẻ cúi đầu mang ơn.

Hình ảnh cảnh cho chữ trong tù

=> Ngợi ca tấm lòng thiện lương của hai Huấn Cao và viên quản ngục, ngợi ca sự chiến thắng của cái đẹp đối với cái xấu xa, tàn bạo, u ám nhất. Một lần nữa khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của Huấn Cao và từ đó thể hiện quan niệm thẩm mĩ của tác giả

III. Tổng kết sơ đồ tư duy Chữ người tử tù

1. Giá trị nội dung

- Khắc họa lý tưởng hóa nhân vật Huấn Cao, một người nghệ sĩ tài hoa có thiên lương trong sáng, tôn vinh cái đẹp, luôn hướng đến sự hoàn mỹ, cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống.


2. Giá trị nghệ thuật

- Tình huống truyện độc đáo.

- Thủ pháp đối lập đỉnh cao.

- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính gợi hình, gợi cảm.

Sơ đồ tư duy Chữ người tử tù khái quát quát những nội dung chính và những giá trị ý nghĩa nhất của tác phẩm để bạn đọc dễ nắm bài. Một tác phẩm hay sẽ cho ta cái nhìn toàn vẹn khi chính bản thân mình có cách học bài khoa học và đúng đắn nhất để lĩnh hội điều đó. Kiến Guru sẽ đồng hành nhiều hơn cùng bạn qua các bài sơ đồ tư duy tại app học tập của Kiến nhé.