Sở điện thoại bệnh viện Truyền máu Huyết học

Bệnh Viện Truyền Máu Huyết Học chuyên khám và điều trị các bệnh lý huyết học, sau năm 1975 đến nay không ngừng phát triển, hiện đã tổ chức được 150 giường nội trú và khoa Khám Bệnh có khả năng đón tiếp trung bình 300 - 350 lượt người bệnh/ngày.

Ngoài chức năng lưu trữ, điều chế và cung cấp máu, Bệnh Viện Truyền Máu Huyết Học còn có ngân hàng tế bào gốc, hiện tại lưu trữ được hơn 2500 mẫu máu cuống rốn, có khoa Ghép Tế Bào Gốc với khu vực cách ly vô trùng tuyệt đối đã ghép thành công cho trên 100 trường hợp các bệnh lý huyết học ác tính, bệnh thiếu máu di truyền bẩm sinh hoặc suy tủy.

THỦ TỤC KHÁM, CHỮA BỆNH BHYT TẠI BVTMHH

Các thủ tục BHYT:

- Thẻ BHYT phải còn thời hạn sử dụng (bản chính + 1 bản photo).

- Giấy tờ tùy thân có dán ảnh và có mộc giáp lai trên ảnh (trừ trẻ em dưới 6 tuổi) (bản chính + 1 bản photo).

- Giấy chuyển tuyến (có giá trị sử dụng trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký) (bản chính + 1 bản photo) và chỉ nộp vào lần đầu tiên sử dụng giấy chuyển tuyến mới.

Lưu ý:

- Bộ phận CSKH sẽ hỗ trợ photo (miễn phí) các giấy tờ nêu trên nếu người bệnh chưa chuẩn bị sẵn.

- Người bệnh chỉ nộp đủ các giấy tờ nêu trên vào lần khám đầu tiên hoặc khi sử dụng giấy chuyển tuyến mới. Nếu tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ, người bệnh chỉ cần xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân (bản chính).

Các trường hợp cần nộp giấy chuyển tuyến mới:

- Người bệnh đến khám bệnh BHYT lần đầu tại BVTMHH.

- Người bệnh tái khám không đúng hẹn tái khám theo quy định.

- Người bệnh mới sử dụng thẻ BHYT lần đầu.

- Người bệnh chuyển trái tuyến sang đối tượng BHYT đúng tuyến.

- Thẻ BHYT hết hạn và được cấp thẻ BHYT mới.

- Lần khám đầu tiên vào đầu mỗi năm dương lịch.

Quy định của Bộ Y tế về việc sử dụng giấy chuyển tuyến:

+ Các trường hợp mắc các bệnh lý các bệnh lý huyết học mạn tính: được sử dụng giấy chuyển tuyến 1 lần trong năm dương lịch (xin xem danh mục bên dưới).

+ Các trường hợp khác: mỗi giấy chuyển tuyến được sử dụng 2 lần: 1 lần khám theo giấy chuyển tuyến và 1 lần khám tiếp theo nếu bác sĩ có hẹn tái khám. Từ lần tái khám thứ 3 trở đi, người bệnh phải có giấy chuyển tuyến mới.

Danh mục các bệnh lý Huyết học mạn tính được sử dụng giấy chuyển tuyến một lần trong năm dương lịch

Sở điện thoại bệnh viện Truyền máu Huyết học

Bệnh viện Huyết học TP. HCM là đơn vị đầu ngành chuyên thăm khám và điều trị cho các bệnh nhân có những bệnh lý liên quan đến huyết học tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh lân cận.

Do vậy, các thông tin về Bệnh viện Huyết học thành phố Hồ Chí Minh luôn được nhiều người quan tâm.

►►► Đặt xe limousine Vũng Tàu - Tân Sơn Nhất uy tín, giá rẻ : Tại Đây

Sở điện thoại bệnh viện Truyền máu Huyết học

Bệnh viện Truyền máu Huyết Học TP. HCM: Các thông tin cần biết

Giới thiệu sơ bộ về Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP. HCM

Trước năm 1975, Bệnh viện Huyết học TP. HCM có tên là Viện Truyền máu Quốc Gia. Sau năm 1975, viện đổi tên là Viện Truyền máu với chức năng nhiệm vụ là thực hiện lấy máu, sau đó phân phối và cung cấp cho các bệnh viện trong thành phố HCM. Từ đó đến nay, bệnh viện đã không ngừng phát triển và hàng ngày đón tiếp rất nhiều bệnh nhân đến thăm khám, chữa bệnh.

Đến năm 2002, bệnh viện Huyết học TP.HCM đổi tên thành Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học. Hiện nay, Bệnh viện Huyết học Truyền máu Trung ương TP. HCM có hai cơ sở:

- Cơ sở 1 tại số 118 Hồng Bàng, P. 12, Q. 5, TP. HCM là nơi đặt Ngân hàng máu kèm theo Ngân hàng Tế bào gốc.

- Cơ sở 2 tại số 201 Phạm Viết Chánh, P. Nguyễn Cư Trinh, Q. 1, TP. HCM là nơi chuyên thăm khám và thực hiện điều trị các chứng bệnh liên quan đến huyết học.

Dưới đây là cơ cấu tổ chức cũng như các phòng ban chức năng của Viện Huyết học thành phố Hồ Chí Minh

Sở điện thoại bệnh viện Truyền máu Huyết học

Các bộ phận và khoa chức năng của Bệnh viện Huyết học TP. HCM

  • Chúng ta có thể thấy, bên cạnh chức năng nhiệm vụ lưu trữ máu, Bệnh viện Huyết học Sài Gòn còn thực hiện điều chế và cung cấp máu. Ngoài ra nơi đây còn có Ngân hàng tế bào gốc hiện đã thực hiện lưu trữ gần 3000 mẫu máu từ cuống rốn.

  • Đặc biệt, khoa Ghép tế bào gốc được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, đạt tiêu chuẩn cách ly vô trùng tuyệt đối. Bệnh viện đã thực hiện ghép thành công cho hơn 100 bệnh nhân bị chứng bệnh huyết học ác tính hay thiếu máu do bị di truyền bẩm sinh hoặc là bị suy tủy.

Quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP. HCM

Quy trình khám bệnh thông thường 

  • Bước thứ nhất: Người bệnh đến Bệnh viện Huyết học TP. HCM, thực hiện các thủ tục đăng ký khám bệnh và lấy số thứ tự ở khu vực quầy tiếp tân. 

  • Bước thứ hai: Người bệnh thực hiện nộp phí khám chữa bệnh. Nếu người bệnh có Bảo hiểm y tế thì cần xuất trình các giấy tờ cần thiết như Thẻ bảo hiểm, Chứng minh thư nhân nhân để thực hiện các thủ tục liên quan. Đối với bệnh nhân thuộc diện cấp cứu hay chuyển viện thì cần cung cấp các loại giấy tờ khác theo quy định.

  • Bước thứ ba: Người bệnh đến khu vực phòng khám bệnh đã và đợi đến lượt của mình.

  • Bước thứ tư: Khi đến số thứ tự của mình, người bệnh vào phòng khám và được bác sỹ chuyên khoa thăm khám.

  • Bước thứ năm: Trong trường hợp bác sỹ không yêu cầu người bệnh đi làm các xét nghiệm bổ sung thì có thể nhận đơn thuốc và ra về. Tuy nhiên, nếu cần phải đi xét nghiệm hay các loại chuẩn đoán hình ảnh khác thì người bệnh đến quầy thu phí nộp thêm phí.

  • Bước thứ sáu: Người bệnh đến khu vực thực hiện xét nghiệm hay các loại dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và chờ đến lượt. Sau đó hãy làm theo hướng dẫn của các kỹ thuật viên nơi đây.

  • Bước thứ bảy: Khi có kết quả xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh, người bệnh quay trở về phòng khám để được bác sỹ xem xét và tư vấn về tình trạng của mình. Nếu không phải nhập viện thì bạn có thể nhận đơn thuốc và lịch tái khám để ra về.

Sở điện thoại bệnh viện Truyền máu Huyết học

Bệnh viện Huyết học TP. HCM có quy trình khám bệnh rất đơn giản

Đối tượng được ưu tiên khi đến khám và chữa bệnh:

Dưới đây là các đối tượng được ưu tiên khi đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Huyết học TP. HCM:

  • Các bệnh nhân cần phải cấp cứu.

  • Trẻ em có độ tuổi dưới 1 tuổi.

  • Người cao tuổi có độ tuổi trên 75.

  • Những người được Nhà nước ghi nhận có công với cách mạng.

  • Người có khuyết tật nặng.

  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai từ tháng thứ 7 trở lên.

  • Các bệnh nhân được chuyển từ những bệnh viện khác đến.

  • Bệnh nhân đã thực hiện ghép tế bào gốc.

Phí dịch vụ khám bệnh tại Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP. HCM

Hiện nay, phí dịch vụ khám bệnh tại Bệnh viện Huyết học Hồ Chí Minh được niêm yết như sau:

Phí khám thường:

  • Khám không có thẻ Bảo hiểm y tế: 50 nghìn đồng.

  • Khám có thẻ Bảo hiểm y tế (đúng tuyến): 3 nghìn đồng.

  • Khám có thẻ Bảo hiểm y tế (trái tuyến): Được giảm 1,5 nghìn đồng.

  • Phí khám dịch vụ: 200 nghìn đồng.

Sở điện thoại bệnh viện Truyền máu Huyết học

Bệnh viện Huyết học TP. HCM làm việc từ thứ Hai-thứ Bảy và nghỉ Chủ nhật, các ngày lễ

Thời gian làm việc của Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP. HCM

Bệnh viện Huyết học Sài Gòn làm việc từ thứ Hai cho đến thứ Bảy, nghỉ Chủ Nhật và các ngày Lễ lớn trong năm. Thời giờ làm việc cụ thể như sau:

  • Thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần: Từ 07h00 đến 16h30.

  • Thứ Bảy hàng tuần: Từ 07h00 đến 12h00.

  • Chủ Nhật hàng tuần và các ngày Lễ lớn: Nghỉ.

Để thuận tiện hơn khi đến khám, bạn có thể liên hệ trước theo số điện thoại:

  • Ngân hàng máu: 028.39571342.

  • Khám chữa bệnh: 028.38397535.

Trên đây là các thông tin quan trọng liên quan đến Bệnh viện Huyết học TP. HCM. Hy vọng chúng tôi đã giúp ích phần nào để bạn thuận tiện hơn khi đến khám chữa bệnh tại Viện Huyết học thành phố Hồ Chí Minh.

►►► Đặt xe limousine Vũng Tàu - Tân Sơn Nhất uy tín, giá rẻ : Tại Đây