Rong năm 2023 trung bình mỗi ngày

Theo Tổng cục Thống kê, Dân số trung bình năm 2023 của cả nước ước tính 100,3 triệu người, tăng 834,8 nghìn người, tương đương tăng 0,84% so với năm 2022.

Xem đầy đủ thông tin về báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2023: Tại đây

Theo Liên Hợp Quốc, dân số Việt Nam năm 2020 là 96,5 triệu người, và dự kiến sẽ đạt 100,1 triệu người vào đầu năm 2024.

Theo cả hai nguồn, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba khu vực Đông Nam Á (sau Inđônêxia, Philippin) và đứng thứ 15 trên thế giới. Dân số Việt Nam tăng trung bình khoảng 1 triệu người mỗi năm trong hai thập kỷ gần đây.

Rong năm 2023 trung bình mỗi ngày

Biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm theo Danso.org

Tính đến ngày 23/10/2023, theo trang Danso.org dân số hiện tại của Việt Nam là 99.922.579 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,24% dân số thế giới. Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.

Xem chi tiết tại: https://danso.org/viet-nam/.

Rong năm 2023 trung bình mỗi ngày

Dân số Việt Nam năm 2023 là bao nhiêu? Dân số tăng nhanh có gây ảnh hưởng tới người lao động không? (Hình từ Internet)

Dân số tăng nhanh có gây ảnh hưởng tới người lao động không?

Dân số tăng nhanh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với người lao động, như sau:

- Dân số tăng nhanh làm tăng nhu cầu việc làm, nhưng không đồng bộ với sự phát triển của nền kinh tế, dẫn đến tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc làm việc không phù hợp với trình độ, kỹ năng và mong muốn của người lao động.

- Dân số tăng nhanh khiến chất lượng nguồn lao động giảm sút, do tỷ lệ lao động có tay nghề, lao động qua đào tạo còn thấp. Điều này ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả và sáng tạo của lao động, cũng như khả năng cạnh tranh và hội nhập của nền kinh tế.

- Dân số tăng nhanh gây áp lực lên các dịch vụ công cộng như giáo dục, y tế, an sinh xã hội, giao thông, nhà ở... Điều này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người lao động, cũng như khả năng tiếp thu kiến thức và kỹ năng mới.

- Dân số tăng nhanh gây sức ép lên môi trường và tài nguyên thiên nhiên, do hoạt động khai thác quá mức để phục vụ nhu cầu con người. Điều này ảnh hưởng đến sự bền vững của phát triển kinh tế và xã hội, cũng như an ninh quốc gia và quốc tế.

Mức lương tối thiểu vùng mới nhất hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

- Vùng I: Mức lương tối thiểu tháng là 4.680.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 22.500 đồng.

- Vùng II: Mức lương tối thiểu tháng là 4.160.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 20.000 đồng.

- Vùng III: Mức lương tối thiểu tháng là 3.640.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 17.500 đồng.

- Vùng IV: Mức lương tối thiểu tháng là 3.250.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 15.600 đồng.

Theo đó, căn cứ vào nơi mà người lao động làm việc thuộc vùng nào để xác định mức lương tối thiểu vùng theo quy định trên.

Trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi không trả hoặc trả không đủ cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, tùy vào số lượng người lao động bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mà người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 20 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm và từ 40 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.

Ngoài việc bị phạt tiền, người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền trả thiếu cho người lao động. Mức lãi suất sẽ được tính theo mức lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm doanh nghiệp bị xử phạt.