Quyền liên quan đến quyền tác giả là gì

Mối liên hệ về quyền tác giả và quyền liên quan như thế nào?

Quyền liên quan đến quyền tác giả là gì

Bạn đang tìm hiểu về mối liên hệ về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. Hai quyền này là hai khái niệm pháp lý độc lập. Tổ chức và cá nhân khi sở hữu những quyền này đều có được các quyền hạn cơ bản mà pháp luật sở hữu trí tuệ quy định. Tuy nhiên, liệu giữa hai quyền này có mối liên hệ với nhau như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây, để hiểu rõ hơn về mối quan hệ này.

Tin cùng chuyên mục

  • Hướng dẫn thủ tục chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh khác quận
  • Có được rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp khi đang nộp?
  • Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư thực hiện như thế nào?
  • Mới: Hướng dẫn xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
  • Thủ tục thông báo thay đổi đăng ký thuế cho doanh nghiệp

Các đối tượng bảo hộ dưới hình thức quyền liên quan

Quyền của người biểu diễn

Trường hợp người biểu diễn có vai trò đồng thời là chủ đầu tư thì có quyền nhân thân và quyền tài sản đối với bài biểu diễn đó, trường hợp người biểu diễn không là chủ đầu tư thì người biểu diễn có quyền nhân thân, chủ đầu tư có quyền tài sản đối với bài biểu diễn.

Quyền liên quan đến quyền tác giả là gì

Các đối tượng bảo hộ dưới hình thức quyền liên quan

Quyền nhân thân bao gồm:

  • Được giới thiệu tên trong cuộc biểu diễn, trong việc phát hành các bản ghi âm, ghi hình và phát sóng cuộc biểu diễn.
  • Bảo vệ toàn vẹn hình tượng khi biểu diễn, không cho cắt xén, chỉnh sửa hay xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào có tác động tiêu cực đến uy tín và danh dự của người biểu diễn.

Quyền tài sản là việc độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện, bao gồm:

  • Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp dưới hình thức bản ghi âm, ghi hình.
  • Thực hiện sao chép gián tiếp hoặc trực tiếp cuộc biểu diễn đã được định hình dưới hình thức bản ghi âm, ghi hình.
  • Phát sóng hoặc truyền theo cách khác cuộc biểu diễn chưa được định hình đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn nhằm mục đích phát sóng.
  • Truyền tải đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn thông qua hình thức cho thuê, bán hoặc truyền tải bằng các phương tiện kỹ thuật bất kỳ mà công chúng có thể tiếp cận được.

Các cá nhân, tổ chức khai thác và sử dụng các quyền tài sản nêu trên phải trả tiền thù lao cho người biểu diễn hoặc theo thoả thuận trong theo các quy định của pháp luật.

>>>Đừng bỏ qua:Tại sao cần phải đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ?

Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình

Nhà sản xuất các bản ghi âm hoặc ghi hình độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền bao gồm:

  • Sao chép dưới hình thức gián tiếp hoặc trực tiếp bản ghi âm, ghi hình.
  • Truyền tải đến công chúng gồm bản gốc và bản sao của bản ghi âm, ghi hình thông qua việc bán, cho thuê hoặc truyền tải bằng phương tiện kỹ thuật bất kỳ mà công chúng có thể tiếp cận được.
  • Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quyền hưởng vật chất khi bản ghi âm, ghi hình được truyền tải đến công chúng.

Quyền tổ chức phát sóng

Tổ chức phát sóng được độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền bao gồm:

  • Phát sóng hoặc tái phát sóng các chương trình phát sóng của mình.
  • Truyền tải đến với công chúng các chương trình phát sóng của mình.
  • Định hình cho chương trình phát sóng của mình.
  • Sao chép bản định hình các chương trình phát sóng của mình.
  • Tổ chức phát sóng có quyền hưởng lợi vật chất khi chương trình phát sóng của mình được ghi âm, ghi hình và truyền tải đến công chúng.

Quy định về quyền liên quan đến quyền tác giả

Tổng đài tư vấn pháp luật 02466565366

Quyền quyền liên quan đến quyền tác giả là gì? Pháp luật sở hữu trí tuệ quy định như thế nào đối với quyền liên quan đến quyền tác giả?

Đặc điểm của quyền liên quan đến quyền tác giả

Tổng đài tư vấn pháp luật 02466565366

Quyền liên quan đến quyền tác giả ( quyền liên quan) được hiểu là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Vậy đặc điểm của quyền liên quan là gì?

BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ

Giải quyết tranh chấp quyền tác giả, quyền liên quan

Phân biệt sáng chế và quyền tác giả

Đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam

Ai là chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan?

Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh

Tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Quyền liên quan là gì?

Quyền tác giả là gì?

Bảo hộ quyền tác giả

Quyền liên quan là gì?

Quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân trong quá trình truyền tải tác phẩm đến công chúng thông qua các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

Các quyền liên quan được bảo hộ gồm:

  • Quyền của người biểu diễn
  • Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình
  • Quyền của tổ chức phát sóng

Quyền của người biểu diễn

Người biểu diễn là người thực hiện các hoạt động sáng tạo trong việc thể hiện, để đưa các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học đến công chúng.

Ví dụ: diễn viên, ca sĩ, vũ công, nhạc công, người nhập vai, đọc, hát, ngâm, trình bày hoặc biểu diễn khác các tác phẩm nghệ thuật

Quyền nhân thân của người biểu diễn bao gồm: quyền được giới thiệu khi biểu diễn, phát hành; được bảo vệ sự vẹn toàn hình tượng biểu diễn.

Quyền tài sản của người biểu diễn bao gồm: định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình, sao chép, phát sóng và phân phối chương trình đến công chúng.

  • Nếu người biểu diễn đồng thời là người đầu tư tài chính, các điều kiện vật chất để thực hiện cuộc biểu diễn thì họ là chủ sở hữu và được hưởng các quyền tài sản.
  • Nếu người biểu diễn không phải là người đầu tư tài chính và các điều kiện vật chất thì họ chỉ được hưởng các quyền nhân thân.

Người biểu diễn được hưởng thời hạn bảo hộ 50 năm, tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình, và kết thúc vào lúc 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ.

Điều 29, Điều 34 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009

Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình

Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là một cá nhân hoặc một pháp nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh (không thuộc tác phẩm điện ảnh).

Quyền tài sản của Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình bao gồm:

  • Độc quyền sao chép bản ghi âm, ghi hình;
  • Độc quyền phân phối (bán hoặc cho thuê,…) đến công chúng thuê bản gốc hoặc bản sao.

Điều 30 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009

Quyền của tổ chức phát sóng

Tổ chức phát sóng là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng do mình thực hiện.

Ví dụ: FIFA, K+, NBC, Fox, các đài phát thanh, đài truyền hình…

Tổ chức phát sóng có quyền:

  • Độc quyền phát sóng, cho tái phát sóng;
  • Phân phối đến công chúng;
  • Định hình chương trình phát sóng của mình;
  • Sao chép bản định hình chương trình.

Điều 31 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009

PLF là Tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam – đơn vị được Cục sở hữu trí tuệ cho phép thay mặt các cá nhân, doanh nghiệp xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Quý khách cần tư vấn về quyền liên quan, vui lòng liên hệ PLF

Liên Hệ

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.

Tên *

Email *

Phản Hồi hoặc Đặt Câu Hỏi *

Gửi