Quy định thù lao tổ chuyên gia đánh giá năm 2024

Trung tâm Mua sắm công ngành Y tế trực thuộc Sở Y tế Tiền Giang được UBND tỉnh Tiền Giang thành lập tại Quyết định số 3473/QĐ-UBND ngày 14/11/2016 . Trung tâm là đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên theo nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016, là Đơn vị mua sắm tập trung chuyên nghiệp có nhiệm vụ đấu thầu cung cấp Thuốc, Hóa chất, vật tư y tế, thiết bị y tế, cung cấp dịch vụ tư vấn đấu thầu cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Quá trình hoạt động của Trung tâm có vướng mắc về việc thanh toán chi phí thẩm định kế hoạch đấu thầu; thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với công tác đấu thầu để mua sắm tập trung ( theo cách thức ký thỏa thuận khung) hàng hóa, tài sản như: trang thiết bị y tế, vật tư y tế, Hóa chất sinh phẩm ( trừ Thuốc và không thuộc Danh Mục mua sắm tập trung của Bộ, ngành, địa phương ) nhằm duy trì hoạt động thường xuyên cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang như sau: 1/- Về phạm vi áp dụng: Trung tâm xin hỏi sẽ áp dụng chi phí trong lựa chọn nhà thầu theo quy định tại điều 4 của Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hay quy định tại Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ (điều 83. Quản lý thu, chi liên quan đến mua sắm tập trung)?. 2/- Theo quy định tại khoản 1 điều 75 của Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công : “ Đơn vị mua sắm tập trung lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Việc thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tập trung thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu”. Hiện tỉnh Tiền Giang phân cấp cho Sở Tài chính và Sở Y tế thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tập trung thuộc địa phương. Xin hỏi Trung tâm có được phép sử dụng tiền thu bán hồ sơ mời thầu chi trả chi phí thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho các cá nhân thuộc Tổ thẩm định do Sở Tài chính và Sở Y tế thành lập hay không? 3/- Theo quy định tại Khoản 1 điều 76 của Nghị định 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công : “Việc chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng; thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu”. Theo Thông tư 58/2016/TT-BTC điều 8, khoản 2. Thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu: “Bên mời thầu quyết định cơ quan, tổ chức, bộ phận làm nhiệm vụ thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu.” Hiện Sở Y tế thành lập tổ chuyên gia thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu mua sắm hàng hóa tập trung thuộc ngành y tế như vật tư tiêu hao, trang thiết bị y tế. Xin hỏi Trung tâm có được phép sử dụng tiền thu bán hồ sơ mời thầu chi trả chi phí thẩm định thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu cho các cá nhân thuộc Tổ thẩm định do Sở Y tế thành lập hay hay không? Nếu được phép, ở 2 trường hợp trên, Trung tâm có thể được xem là Bên mời thầu tự thực hiện và được phép áp dụng mức chi nêu tại mục b khoản 2 điều 4 Thông tư 58/2016/TT-BTC hay không ? ( “ Chi họp tổ chuyên gia, họp thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, họp thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, họp hội đồng tư vấn: Áp dụng mức chi tổ chức các cuộc họp tương đương quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công ...

11/06/2018

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản giải đáp một số thắc mắc liên quan đến quy định về lập tổ chuyên gia, đánh giá hồ sơ dự thầu, biện pháp bảo đảm dự thầu…

Ông Nguyễn Xuân Sáng (Hà Nội): Xin hỏi, đối với gói thầu chào hàng cạnh tranh (xây lắp, hàng hóa) đã thành lập Ban quản lý dự án có năng lực đánh giá hồ sơ đề xuất thì có nhất thiết phải thành lập Tổ chuyên gia đánh giá hồ sơ đề xuất không? Hiện, báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất hình thức này áp dụng theo Mẫu số 1 Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT hay có văn bản nào khác không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời: Khoản 2, Điều 76 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định, một trong các trách nhiệm của tổ chuyên gia là đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo đúng yêu cầu.

Theo đó, khi đánh giá hồ sơ đề xuất phải tiến hành thành lập tổ chuyên gia. Việc lập báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT ngày 21/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Xác định tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu

Ông Hà Ngọc Thạch (Cần Thơ): Trong quá trình đấu thầu một công trình xây dựng xảy ra tình huống, trước thời điểm đóng thầu có 3 nhà thầu nộp hồ sơ, trong đó có 2 nhà thầu có thư bảo lãnh dự thầu của ngân hàng, nhà thầu còn lại thông báo có thư bảo lãnh trong hồ sơ.

Tuy nhiên, khi tiến hành mở thầu thì phát hiện nhà thầu này không có thư bảo lãnh. Vậy xin hỏi, hồ sơ của nhà thầu này có bị loại không hay vẫn được đánh giá? Nếu bị loại ngay thì khi đó thì chỉ còn 2 nhà thầu hợp lệ thì có được phép đánh giá tiếp không hay tiến hành đấu thầu lại?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời: Quy trình lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 11 và Điều 21 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, sau khi mở thầu, bên mời thầu phải tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu.

Trường hợp nhà thầu tham dự thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu sẽ bị đánh giá là không đáp ứng tính hợp lệ theo quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Ông Vũ Trung Thành (Nam Định): Dự án A được phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu có 6 gói thầu trong đó có gói tư vấn kiểm toán. Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói tư vấn kiểm toán có ghi thời gian thực hiện là “trong thời gian thực hiện dự án”. Thời gian thực hiện dự án được phê duyệt là 24 tháng. Có 4 nhà thầu (A, B, C, D) tham gia đấu thầu gói thầu này. Đơn dự thầu của nhà thầu A có ghi thời gian thực hiện là “trong thời gian thực hiện dự án tuy nhiên tổng cộng không quá 3 tháng”. Ba nhà thầu còn lại trong đơn dự thầu ghi thời gian thực hiện lần lượt là 3 tháng, 90 ngày và 2,5 tháng. Tôi xin hỏi, thời gian ghi trong đơn dự thầu như nêu trên có hợp lý không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời: Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 38 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ, việc kiểm tra và đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 28 của Nghị định này, trừ nội dung kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của bảo đảm dự thầu.

Theo đó, trường hợp tiến độ thực hiện gói thầu ghi trong đơn dự thầu phù hợp với đề xuất kỹ thuật của nhà thầu và yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì đơn dự thầu của nhà thầu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về tiến độ theo quy định nêu trên.

Ai quyết định thành lập tổ chuyên gia?

Tổ chuyên gia do bên mời thầu hoặc đơn vị tư vấn (trong trường hợp thuê tư vấn làm bên mời thầu) thành lập. Thành viên tổ chuyên gia phải đáp ứng quy định tại Điều 116 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Gói thầu xây lắp quy mô nhỏ có giá trị bao nhiêu?

Gói thầu quy mô nhỏ là gì? Theo Điều 63 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, gói thầu quy mô nhỏ được xác định là gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng.

Quy định chấm thầu trong bao lâu?

Theo quy định, thì thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là 45 ngày đối với đấu thầu trong nước, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

Ai có trách nhiệm kiểm tra và đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu?

Theo đó, việc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo hồ sơ mời thầu, tuân thủ quy định nêu trên và thuộc trách nhiệm của tổ chuyên gia, bên mời thầu. Trường hợp có sự không thống nhất trong đề xuất kỹ thuật của nhà thầu thì thực hiện làm rõ để có cơ sở đánh giá.