Quá trình solvat hóa là gì


Có thể giải thích ảnh hưởng của dung môi lên hoạt tính của chất tan. Dung môi tác dụng không chỉ như

là môi trường điện môi liên tục tạo ra điện tích hay tổ hợp phân tử, mà còn tham gia vào tương tác giữa các

phân tử riêng rẻ - giữa các phân tử dung môi và phân tử chất tan làm cho phân tử chất tan ổn định ở mức độ

nhất định. Ðó là tương tác riêng rẻ chủ yếu sau:

a) Solvat hóa cation (hoặc điện tích âm) qua liên kết hydro được hình thành nhờ sự có mặt của dung

môi proton hóa như nước, ancol, phenol, axit cacboxyl amin axit (nhóm OH, NH).

b) Solvat hóa cation (hình thành phức cho - nhận) với dung môi mà phân tử của nó có nguyên tử chứa

cặp electron tự do, ví dụ như oxy, nitơ. Ðiều đó xảy ra không chỉ đối với dung môi không proton hóa như ete,

aceton, axit disunfonic, dimetyl fomamid và cả dung môi proton hóa.

c) Solvat hóa phân tử trung hòa tạo ra cấu trúc cầu hydro (tương tác cho - nhận).

1 Ảnh hưởng của sự solvat hóa anion lên tốc độ phản ứng phân cực



TOP



Khả năng của dung môi đối với sự solvat hóa anion điện tích âm qua cầu hydro thường quyết định ảnh

hưởng của nó lên tốc độ phản ứng phân cực. Nhờ solvat hóa anion trở nên ổn định, hóa thể của nó giảm, do

đó hoạt tính bị giảm.

Trong dung môi phân cực không proton hóa không thể hình thành liên kết hydro, anion bị solvat hóa ở

mức độ không nhiều. Ngược lại, trong dung môi proton hóa, anion nhỏ bé, bị solvat hóa mạnh qua liên kết

hydro.



2 Sự điện ly của ion, solvat hóa cation và tốc độ phản ứng



TOP



Siemioczenko, Bjerrum cho rằng, chất điện giải mạnh không nhất thiết điện ly một cách hoàn toàn trở

thành ion tự do bị solvat hóa, mà còn ion có điệnt ích ngược dấu có thể bị điện ly gây ra do lực hút tĩnh điện

tạo ra ion kép, ba, lúc đó thiết lập cân bằng giữa cặp ion đã điện ly:



Bài tập chương VII



3. Cho biết nguyên nhân gây ra sự thay đổi tốc độ phản ứng trong dung dịch.

CHƯƠNG VIII

PHẢN ỨNG DÂY CHUYỀN VÀ QUANG HÓA

I.



II.



PHẢN ỨNG DÂY CHUYỀN

1.

Một số khái niệm cơ bản

2.

Phân loại phản ứng dây chuyền

3.

Thuyết các xuất về phản ứng dây chuyền

4.

Sự nổ

5.

Áp dụng phương pháp nồng độ dừng cho phản ứng dây chuyền

6.

Phương pháp thực nghiệm nghiên cứu phản ứng dây chuyền

PHẢN ỨNG QUANG HÓA

1. Mở đầu

2.

Sự hấp thụ ánh sáng của môi trường đồng thể

3.

Các định luật quang hóa cơ bản

4.

Sự biến hóa quang hóa. Các giai đoạn của phản ứng quang hóa

5.

Một số ứng dụng và vai trò của phản ứng quang hóa



CHƯƠNG VIII

PHẢN ỨNG DÂY CHUYỀN VÀ QUANG HÓA

Phản ứng dây chuyền và quang hoa cũng thuộc loại phản ứng phức tạp, được coi là phản ứng phức tạp

đặc biệt.



I. PHẢN ỨNG DÂY CHUYỀN

1 Một số khái niệm cơ bản



TOP



A. Ðịnh nghĩa

Phản ứng dây chuyền được coi là phản ứng nối tiếp đặc biệt, trong đó, hợp chất trung gian là những

tiểu phân (hạt) hoạt hóa cao, có thời gian tồn tại rất ngắn. Các tiểu phân hoạt động có thể là nguyên tử, nhóm

nguyên tử hoặc gốc tự do.

Nhiều phản ứng trong thực tế diễn ra là phản ứng dây chuyền, ví dụ:



B. Ðặc điểm của phản ứng dây chuyền

1) Có sự nhạy cảm với chất lạ

Phản ứng dây chuyền nhạy cảm với chất lạ, chất trơ. Một lượng rất nhỏ của chất lạ có thể làm thay đổi

rất mạnh, tốc độ phản ứng. Chất lạ làm tăng tốc độ phản ứng gọi là chất tác động, còn giảm - chất ức chế. Ví

dụ hỗn hợp khí clo và hydro để trong bóng tối không diễn ra phản ứng, nhưng khi có mặt một lượng nhỏ

Natri (chất lạ) thì phản ứng rất mãnh liệt.

2) Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào hình dáng, kích thước và vật liệu chế tạo bình phản ứng.

Tốc độ phản ứng dây chuyền thay đổi theo bản chất thành bình phản ứng, kích thước của chúng. Kích

thước bình phản ứng thường được đặc trưng bằng tỷ số S/V (S bề mặt, V diện tích của bình phản ứng). Khi

tăng tỷ số này, tốc độ phản ứng giảm.

Vật liệu chế tạo bình phản ứng cũng có ảnh hưởng đến phản ứng dây chuyền, ví dụ, sự oxy hóa và cháy

hydro diễn ra trong bình bằng nhôm hay bạc chậm hơn trong bình bằng thủy tinh.

Một số phản ứng tốc độ phản ứng phụ thuộc hình dạng của bình phản ứng như sự cháy của photpho.

3) Bậc của phản ứng là phân số.

4) Phản ứng dây chuyền thường kèm theo hiện tượng nổ.



Ví dụ phản ứng dây chuyền phân nhánh do tốc độ phản ứng tưang rất đột ngột theo thời gian gây ra sự

nổ. Sự nổ như thế gọi là nổ dây chuyền; nổ dây chuyền khác với nổ nhiệt. Sự nổ dây chuyền có đặc trưng là

khi phản ứng diễn ra ở khoảng áp suất xác định thì kèm theo sự nổ, còn ở ngoài khoảng đó thì không nổ,

người ta nói có giới hạn nổ phản ứng dây chuyền.

C. Cơ chế

Nernst đã nghiên cứu phản ứng dây chuyền và đã dự thảo cơ chế của phản ứng giữa Clo và hydro khi

có chiếu sáng như sau:



1) Phản ứng sinh mạch

Phản ứng sinh mạch trong phản ứng dây chuyền xảy ra có thể nhờ các tác dụng sau:



2) Sự phát triển mạch, mắt xích và độ dài mạch

Sau khi tiểu phân hoạt động được tạo ra (do phản ứng sinh mạch) trong hệ. Các tiểu phân hoạt động

này tiếp tục tham gia vào quá trình làm cho phản ứng tiến triển tạo thành sản phẩm. Sự nối tiếp của phản ứng

được lập đi lập lại một cách tuần hoàn. Quá trình trên gọi là sự phát triển mạch. Một chu kỳ của quá trình