Phụ nữ nên tham gia vào vị trí lãnh đạo nhiều hơn ở Việt Nam

Dù tỷ lệ phụ nữ tham gia quản lý và lãnh đạo đã tăng lên nhưng nhìn chung con số này vẫn thấp so với lực lượng lao động nữ tại nước ta. Ở một số tổ chức, cùng một vị trí công việc vẫn còn khoảng cách lương tồn tại giữa hai giới. Việt Nam đang cải thiện chính sách bình quyền ở nơi làm việc, tạo nhiều cơ hội để phái nữ được nắm giữ những vị trí quan trọng trong kinh doanh cũng như các lĩnh vực khác.

1. Ưu thế của nữ giới khi đảm đương vị trí quản lý


Hiện nay, kiến thức và trình độ của phụ nữ đã được nâng cao tương đương hoặc có thể vượt trội so với nam giới. Điều đó có nghĩa rằng phụ nữ ngay nay hoàn toàn có đủ năng lực làm tốt vai trò của mình tại các vị trí lãnh đạo, quản lý giải quyết những chiến lược, tình huống của tổ chức và xã hội.

Quản trị tri thức và cảm xúc giúp các nhà quản lý đưa ra được những chính sách hiệu quả hơn cho sự phát triển chung của toàn tập thể. Phụ nữ thành công ở vị trí quản lý đôi khi nhờ vào sự nhạy cảm vốn có, họ thường chọn thuyết phục và hợp tác, trong khi đàn ông sẽ có xu hướng mạnh mẽ, cạnh tranh quyết liệt hơn.

Những ưu điểm của phụ nữ hiện đại đã trở thành sức mạnh để họ được bình đẳng, tự tin tham gia cùng nam giới trong việc quản lý, ra quyết định cho tổ chức. Một tổ chức hoặc doanh nghiệp có tỷ lệ cân bằng giới tính cao thường mang đến môi trường làm việc thân thiện, hòa bình, hiệu quả và thúc đẩy cùng phát triển tốt hơn.

Phụ nữ nên tham gia vào vị trí lãnh đạo nhiều hơn ở Việt Nam

Việt Nam cần nhiều phụ nữ lãnh đạo trong doanh nghiệp hơn

2. Nguyên nhân dẫn đến định kiến giới
Sự thiếu hụt phụ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo và quản lý là do nhiều nguyên nhân khác nhau:

Vẫn còn hạn chế trong nhận thức của xã hội về tầm quan trọng về việc phụ nữ nắm giữ những vị trí chủ lực của tổ chức/ doanh nghiệp Chưa có nhiều chính sách tạo điều kiện phát triển khả năng của phụ nữ

Phụ nữ nước ta vẫn còn thiếu tự tin và không được nhận được nhiều sự ủng hộ từ mọi người để tham gia công tác quản lý.

Phụ nữ nên tham gia vào vị trí lãnh đạo nhiều hơn ở Việt Nam

Việt Nam cần nhiều phụ nữ lãnh đạo trong doanh nghiệp hơn

3. Cần có sự thay đổi để phát triển
Khi kinh tế phát triển sẽ thúc đẩy sự thay đổi trong nhận thức giữa nam và nữ, hướng về mối quan hệ bình đẳng giới, chia sẻ và hợp tác chung. Ngoài ra, cần chú trọng tạo cơ hội làm việc bình đẳng giới giữa nam và nữ trong tất cả môi trường khác nhau như gia đình, nhà trường, doanh nghiệp và xã hội.

Việc thay đổi nhận thức về vai trò và đóng góp của phụ nữ tại những vị trí chiến lược là vô cùng thiết yếu. Nhấn mạnh tầm quan trọng và hiệu quả của công việc khi có tỷ lệ cân bằng giới tính; hỗ trợ phụ nữ theo đuổi và thành công trong sự nghiệp của mình. Thay đổi quan điểm về giới tính để nữ giới có thể đảm nhận các chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp cao.

Không ngừng phát triển chính sách nâng cao dân trí, đặc biệt là về việc đưa những kiến thức về pháp luật và thông tin tuyển dụng và đào tạo đến với phái nữ. Giúp họ có sự tự tin đóng góp vào xã hội và doanh nghiệp. Hỗ trợ họ trong quá trình phấn đấu và khẳng định bản thân, vượt khỏi khuôn khổ truyền thống.

Mọi tổ chức đều cần đến một đội ngũ lãnh đạo – những người có thể tác động và khuyến khích mọi người cùng nhau hiện thực hóa mục tiêu chung. Cốt lõi của năng lực lãnh đạo là kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác – cả cấp trên, cấp dưới và ngang hàng – thuyết phục họ thực hiện theo một quy trình hành động cụ thể.

Lãnh đạo là một tập hợp các phẩm chất tự nhiên hoặc được trau dồi qua thời gian. Vì lý do này, cả nam giới và phụ nữ đều đủ điều kiện để trở thành người quản lý tài năng. Dầu vậy, vẫn có một số khác biệt nhất định về đặc điểm, phong cách và phẩm chất cơ bản giữa các nhà lãnh đạo nam và nữ.

Phụ nữ nên tham gia vào vị trí lãnh đạo nhiều hơn ở Việt Nam

Sự khác nhau giữa lãnh đạo nam và nữ

Dưới đây, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số đặc điểm thường thấy nơi các lãnh đạo nữ.

1. Phong cách lãnh đạo chuyển đổi

Các nữ lãnh đạo được biết đến với năng lực chuyển đổi cao hơn hẳn so với các đồng đạo nam giới. Họ là những người truyền cảm hứng cho đội nhóm, cũng như dành nhiều thời gian để huấn luyện nhân viên của mình. Hành động của họ xuất phát từ mối quan tâm đến sự phát triển cá nhân của từng người. Vì lý do này, họ nhấn mạnh tinh thần đồng đội và vai trò của giao tiếp đối với thành công. Đối với hầu hết các nữ lãnh đạo, quản lý không chỉ để hoàn thành các mục tiêu của tổ chức – mà còn để biến đổi cấp dưới trở thành những người tốt hơn.

2. Thích làm việc tập thể

Các nhà lãnh đạo nữ thường thích xây dựng cơ cấu tổ chức phẳng (flat organizational structure) cho phép tất cả làm việc trong bầu không khí tập thể một cách độc lập. Trong đó, kinh nghiệm của những nhân viên và quản lý lâu năm không đóng quá nhiều vai trò trong việc ra quyết định.

Xu hướng tiếp cận toàn diện này giải thích sự khác biệt về quan điểm của phụ nữ về vai trò lãnh đạo so với nam giới. Thống kê cho thấy 65% phụ nữ (so với 56% nam giới) cho rằng lãnh đạo là người chia sẻ kiến thức và kết nối với đồng nghiệp để giúp đỡ đội nhóm và doanh nghiệp. Xuất phát từ thái độ này, lãnh đạo nữ có nhiều cơ hội trở thành những nhà quản lý mạnh mẽ và hiệu quả hơn.

Phụ nữ nên tham gia vào vị trí lãnh đạo nhiều hơn ở Việt Nam

3. Thúc đẩy tinh thần cộng tác

Phối hợp làm việc là một tính cách điển hình của phái nữ. Phần lớn nữ lãnh đạo luôn thúc đẩy sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Trong trường hợp này, mọi cá nhân cần phải rõ ràng về vai trò và trách nhiệm của mình – để tránh nguy cơ dẫn tới những công việc “thừa thãi”.

“Những người phụ nữ tôi đã làm việc cùng luôn thể hiện niềm đam mê, nhiệt huyết, khả năng phục vụ và được phục vụ. Tôi đã thấy những lãnh đạo nữ đưa ra các quyết định táo bạo và khôn ngoan – trong khi vẫn dựa vào sự giúp đỡ của người khác. Dưới sự quản lý của họ, môi trường làm việc trở nên ít độc đoán hơn, mang tính hợp tác và gia đình hơn.”

Katharine M. Nohr

4. Ý nhị hơn trong giao tiếp

Các nhà lãnh đạo nữ có xu hướng tỏ ra dân chủ hơn nam giới. Phụ nữ thường gián tiếp truyền đạt kỳ vọng của họ về một nhiệm vụ nhất định, cũng như tạo điều kiện linh hoạt hơn để hoàn thành mục tiêu. Một mặt, cách tiếp cận này giúp nhân viên tận dụng tốt hơn các kỹ năng và chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ; mặt khác, phong cách này có thể là nhược điểm – nếu như công việc cần hoàn thành yêu cầu người lãnh đạo phải trao đổi trực tiếp với nhân viên.

Không giống như các đồng nghiệp nam, lãnh đạo nữ thường tỏ ra khiêm tốn về thành tích bản thân – điều này, vô hình chung, khiến họ ít nhận được đánh giá cao từ người khác. Để khắc phục vấn đề này, các nữ lãnh đạo cần học cách xây dựng thương hiệu cá nhân – thông qua việc chia sẻ những thành tựu và kỹ năng với người khác.

5. Biết cảm thông với người khác

Hầu hết phụ nữ bẩm sinh là người đồng cảm và coi trọng các mối quan hệ. Họ hiểu rõ động cơ gì thúc đẩy hành động của mọi người, cũng như cách ghi nhận hiệu quả làm việc của các đối tượng nhân viên khác nhau. Sự cân bằng giữa tính chuyên nghiệp và cá nhân trong phong cách lãnh đạo khiến họ trở thành những người quản lý được yêu mến. Trong phần lớn trường hợp, nhân viên sẽ dễ dàng tiếp cận một nữ lãnh đạo để đặt ra một yêu cầu cá nhân hoặc một câu hỏi nhạy cảm hơn. Mối quan hệ cởi mở, trọng giao tiếp là cơ sở để nhiều lãnh đạo nữ trở thành các chuyên gia cố vấn (mentor).

“Phụ nữ là những nhà lãnh đạo tuyệt vời – bởi vì chúng tôi dành thời gian để lắng nghe thay vì phản ứng. Chúng tôi đánh giá cao mọi người và quan điểm của họ. Cho dù họ đúng hay sai, chúng tôi sẽ lắng nghe và sau đó đưa ra quyết định của mình. Phụ nữ có xu hướng cho mọi người cơ hội mà không ai khác làm được.”

Jo Hausman, huấn luyện viên sự nghiệp và lãnh đạo, tác giả, “Go For It! A Woman’s Guide to Perserverance ”(Best Seller Publishing, 2016)

Phụ nữ nên tham gia vào vị trí lãnh đạo nhiều hơn ở Việt Nam

Tầm quan trọng của lãnh đạo nữ trong thế giới ngày nay

Bất kỳ thể chế nào – dù ở cấp độ xã hội hay tổ chức – đều không thể hoạt động hiệu quả nếu không có sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào các hoạt động lãnh đạo. Trong thế kỷ 21 này, những phẩm chất cần thiết để lãnh đạo bao gồm khả năng cộng tác, kết nối, đồng cảm và giao tiếp. Tất cả những đặc điểm trên đều mang bản chất nữ tính, giúp xây dựng một tương lai bền vững hơn.

Thống kê cho thấy các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo thường ghi nhận kết quả tài chính tốt hơn. Vai trò lãnh đạo của phụ nữ là rất quan trọng để tăng tốc độ chuyển đổi xã hội – cả ở gia đình và tại nơi làm việc – thúc đẩy bình đẳng giới, tiến bộ kinh tế, chính trị và xã hội.

Phụ nữ nên tham gia vào vị trí lãnh đạo nhiều hơn ở Việt Nam

Theo Womendeliver, những lợi ích chính khi tổ chức và xã hội đề cao vai trò quản lý của phụ nữ có thể kể đến như sau:

  • Khi phụ nữ được đại diện và tham gia một cách có ý nghĩa vào các cơ quan lãnh đạo, các điều luật, quy tắc và quyết định sẽ có thể mang tính toàn diện, đại diện cho đa dạng quan điểm khác nhau.
  • Việc được tiếp cận các vị trí cấp cao giúp phụ nữ được hưởng nền giáo dục và chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho gia đình.
  • Các quốc gia có tỷ lệ phụ nữ giữ chức vụ cao trong các cơ quan lập pháp thường có mức độ bất bình đẳng thu nhập thấp hơn.
  • Các hiệp định hòa bình có khả năng kéo dài ít nhất 15 năm – cao hơn 35% nếu các nhà lãnh đạo nữ tham gia vào quá trình xây dựng và thực thi.

Vì sao nhiều người vẫn không tin tưởng vào các nhà lãnh đạo nữ

Ngày nay, đã có rất nhiều tên tuổi nữ lãnh đạo nổi tiếng giữ các vị trí quyền lực trong doanh nghiệp, cơ quan, chính phủ và các tổ chức quốc tế. Thế nhưng, thực tế phụ nữ vẫn không được khuyến khích đảm nhận vai trò lãnh đạo thường xuyên như các đồng nghiệp nam. Nghiên cứu cho thấy thực trạng này vẫn tồn tại ngay cả ở các quốc gia tiên tiến như Đức.

Theo thống kê của Huffington Post, chỉ khoảng 23 công ty trong danh sách Fortune 500 được quản lý bởi một lãnh đạo nữ. Câu hỏi đặt ra là: tại sao lại có sự chênh lệch lớn này, ngay cả khi phụ nữ cũng có đủ tư cách để lãnh đạo như nam giới?

“Sẽ là viển vông nếu bạn cho rằng một nữ lãnh đạo duy nhất có thể thay đổi cả xã hội”

Michelle Harrison, Kantar

Có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho thực trạng này. Một trong những lý do quan trọng nhất phát xuất từ niềm tin cố hữu rằng phụ nữ quá “yếu đuối” để có thể nắm vai trò lãnh đạo. Như báo cáo của Wilson Center đã nhận định: “Nhận thức của công chúng về khả năng lãnh đạo của phụ nữ là động lực chính quyết định họ sẽ có bao nhiêu quyền lực khi còn đương nhiệm.”

Phụ nữ nên tham gia vào vị trí lãnh đạo nhiều hơn ở Việt Nam

Theo thời gian, quan niệm của xã hội về vai trò lãnh đạo nữ đang dần trải qua những chuyển biến nhất định. Tuy nhiên, để thực sự đẩy nhanh quá trình này, điều quan trọng là cần phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi văn hóa.

“Một trong những giải pháp cho bình đẳng giới không phải là thay đổi hình ảnh của phụ nữ hay nam giới – mà là suy nghĩ của mọi người về vai trò của lãnh đạo”

Alice Eagly, chuyên gia tâm lý học tại ĐH Northwestern, Evanston, Illinois

Akshi Chawla, nhà nghiên cứu độc lập ở Delhi, chủ sở hữu bản tin #WomenLead, tin rằng các phương tiện truyền thông và những người có ảnh hưởng đến văn hóa đại chúng đóng vai trò then chốt trong quá trình này. Để các cuộc trò chuyện về vai trò lãnh đạo của phụ nữ có tác động lâu dài, chúng ta cần thực hiện điều đó một cách nhất quán, thường xuyên và đánh giá liên tục.

Để phụ nữ trở thành nhà lãnh đạo đích thực

Từ lâu, phụ nữ muốn thành công trong sự nghiệp phải tự điều chỉnh mình theo văn hóa và quy trình kinh doanh mang đậm phong cách điều hành của nam giới. Họ phải cố gắng tuân thủ các quy tắc hiện hành ở nơi làm việc, cũng như chịu ảnh hưởng bởi rào cản trong nhận thức xã hội về cách phụ nữ nên hành động và được nhìn nhận. Trong khi giáo dục và thực hành đang giảm bớt sự ngần ngại của công chúng đối với lãnh đạo nữ, vẫn còn đó những thách thức họ phải đối mặt và vượt qua.

Ở cương vị nữ lãnh đạo, điều quan trọng là bạn phải hoàn toàn tự tin vào các nguồn lực và khả năng của bạn – cả hữu hình cũng như vô hình.

Tầm quan trọng của việc rời khỏi vùng an toàn

Nghiên cứu của Hewlett-Packard về thực tiễn tuyển dụng nội bộ cho thấy nam giới thường nộp đơn xin việc khi họ đáp ứng 60% trình độ, nhưng phụ nữ chỉ nộp đơn nếu họ đáp ứng đủ 100%. Điều này xuất phát từ niềm tin vô thức rằng trừ khi một người phụ nữ đáp ứng chính xác các tiêu chí đề ra, còn không cô ấy sẽ không đáng được xem xét. Để thay đổi niềm tin đó, bản thân mỗi chị em phải tin rằng mình có khả năng thực hiện công việc – và chứng minh điều đó thông qua quá trình phỏng vấn, thay vì lựa chọn giải pháp không hành động do thiếu tự tin.

Nếu phụ nữ muốn nhận được sự bình đẳng ở nơi làm việc, họ phải giữ vững lập trường của mình và đòi hỏi thái độ tôn trọng mà họ xứng đáng được hưởng.

Phụ nữ nên tham gia vào vị trí lãnh đạo nhiều hơn ở Việt Nam

Phụ nữ với vai trò lãnh đạo những nhân viên cùng giới khác

“Trái ngược với nam giới có xu hướng tập trung vào sự nghiệp và muốn tối đa hóa lợi nhuận tài chính từ công việc, phụ nữ xem công việc một cách toàn diện hơn – như một phần của kế hoạch cuộc sống tổng thể của họ,” Emily He, cựu giám đốc tiếp thị tại Saba (hiện là CMO tại DoubleDutch) chia sẻ với Business News Daily. “Do đó, họ thường coi trọng các yếu tố như ý nghĩa, mục đích, sự kết nối với đồng nghiệp, cân bằng giữa công việc và cuộc sống”.

Những đặc điểm nữ tính có thể mang lại sự khác biệt lớn đối với phẩm chất lãnh đạo ở nơi làm việc. Các lãnh đạo nữ có thể giúp người khác xác định và đạt được mục, nhấn mạnh tinh thần đồng đội, đầu tư thời gian vào đào tạo, cố vấn và phát triển cá nhân. Khác với nam giới thường có tâm lý “đầu đàn”, phụ nữ cho phép bản thân phát triển và giúp đỡ người khác một cách tự nhiên.

Những điều trên đây có ý nghĩa rất đáng kể với nhân viên của bạn. Phong cách lãnh đạo nữ có thể giúp cải thiện khả năng giữ chân nhân viên, xây dựng tinh thần đội nhóm mạnh mẽ và phát triển thế hệ hình mẫu phụ nữ tiếp theo. Nếu mỗi người nữ đều hành động hướng tới bình đẳng giới tại nơi làm việc, khoảng cách sẽ dần dần thu hẹp lại theo thời gian.

Để thực sự đạt tới bình đẳng giới, tổ chức và xã hội không nên quan tâm quá nhiều đến những điểm mạnh khác nhau của nam giới và phụ nữ đối với sự nghiệp. Thay vào đó, ta cần chấp nhận kết hợp những điểm mạnh của từng giới để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, hoàn thành các mục tiêu đề ra – đồng thời vẫn đảm bảo sự phát triển của từng cá nhân.

Tham khảo

Women in Leadership. https://www.tutorialspoint.com/women_in_leadership/women_in_leadership_introduction.htm. Truy cập ngày 08/03/2021.

Women’s Leadership. https://womendeliver.org/womensleadership/. Truy cập ngày 08/03/2021.

17 Reasons Women Make Great Leaders. https://www.replicon.com/blog/17-reasons-women-make-great-leaders/. Truy cập ngày 08/03/2021.

Research: Women Are Better Leaders During a Crisis. https://hbr.org/2020/12/research-women-are-better-leaders-during-a-crisis. Truy cập ngày 08/03/2021.

7 Leadership Lessons Men Can Learn from Women. https://hbr.org/2020/04/7-leadership-lessons-men-can-learn-from-women. Truy cập ngày 08/03/2021.

Key Steps Women Can Take to Be Strong Leaders. https://www.businessnewsdaily.com/5489-female-leadership-advice.html. Truy cập ngày 08/03/2021.

8 Traits that Every Powerful Female Leader Possesses. https://www.forbes.com/sites/yec/2017/10/03/eight-traits-every-powerful-female-leader-possesses/. Truy cập ngày 08/03/2021.

ITD Vietnam Center for Management Development (VNCMD) là chi nhánh tại Việt Nam của ITD World – với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo Coaching, Lãnh đạo và Quản trị Nhân sự cho các tập đoàn đa quốc gia tại hơn 80 nước trên thế giới.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 028 3825 8487, email / , hoặc kết nối với chúng tôi trên mạng xã hội.