Phòng là gì nêu nguyên nhân dân ra sóng năm 2024

Dưới tác dụng của những lực khác nhau, trên mặt phân cách nước - không khí ở biển luôn tồn tại các sóng. Trên profin sóng, mỗi một sóng bao gồm phần cao hơn mực sóng trung bình gọi là ngọn sóng và phần thấp hơn mực sóng trung bình gọi là đáy sóng. Điểm cao nhất của ngọn sóng là đỉnh sóng. Điểm thấp nhất của đáy sóng là chân sóng.

Phòng là gì nêu nguyên nhân dân ra sóng năm 2024

Hình: Profin sóng và các yếu tố sóng

Mực sóng trung bình: là đường thẳng cắt Profin sóng sao cho diện tích tổng cộng phần trên và phần dưới của profin sóng bằng nhau.

Độ cao sóng h là khoảng cách giữa đỉnh sóng và chân sóng xác định trên profin sóng dọc hướng truyền của sóng.

Bước sóng λ là khoảng cách ngang giữa các đỉnh của hai ngọn sóng kế cận nhau trên profin sóng dọc theo hướng truyền của sóng.

Chu kỳ sóng: là khoảng thời gian mà hai đỉnh sóng kế cận nhau đi qua một đường thẳng cố định.

2. Phân loại sóng:

- Sóng gió: là sóng xuất hiện dưới tác dụng của gió. Sóng gió truyền

trên mặt có dạng nhấp nhô như những trái núi, truyền liên tiếp hết dợt này đến đợt khác. Thông thường sóng gió có bước sóng ngắn, chu kỳ nhỏ, sườn sóng dốc. Sóng gió thường có dạng không đều.

- Sóng lừng: là sóng do gió sinh ra nhưng vào lúc quan trắc không còn chịu sự tác động của gió nữa. Dao động sóng lúc này chỉ diễn ra dưới tác dụng của trọng lực và đang tắt dần. Sóng lừng truyền qua khi lặng gió gọi là sóng lừng chết.

- Sóng nước nông: là sóng truyền vào vùng biển nông có độ sâu bằng hoặc nhỏ hơn nửa độ dài sóng. Nững sóng này sẽ giữ nguyên kiểu cũ, nhưng thường dốc hơn, độ dài cũng kém hơn.

- Sóng lăn tăn: là dạng sóng lúc mới hình thành do tác động của gió. Các đầu sóng hơi nhấp nhô tựa như những vẩy cá. Sóng lăn tăn có độ dài và độ cao rất nhỏ.

- Sóng xô bờ: là sóng có lưỡi dài phủ bọt trắng xóa khi sóng truyền vào bờ nông, thoải. Do ma sát đấy mà phần dưới của sóng bị giữ lại, phần trên vươn về phía trước có tốc độ lớn nên tạo thành những đỉnh sóng dài phủ bọt trắng đập mạnh vào bờ hoặc vỡ đổ tạo thành tiếng động ầm vang, có thể nghe được.

- Sóng đập: khi sóng xô bờ đập vào vách đá dựng đứng hay bờ dốc, nước và bọt vọt cao gọi là sóng đập (sóng vọt).

- Sóng gợn: Khi sóng truyền qua bãi cát, đá ngầm ở xa bờ, thấy có gợn bọt, gọi là sóng gợn.

- Sóng nhào (sóng vỡ): khi truyền vào vùng bãi biển dốc, sóng xô bờ bị vỡ và đổ vào bờ, được gọi là sóng nhào (sóng vỡ).

- Sóng thần: Sóng thần là chuỗi sóng biển chu kỳ dài (từ vài phút tới hàng giờ), lan truyền với vận tốc lớn. Tùy theo độ sâu đáy biển, vận tốc lan truyền sóng thần có thể đạt từ 720 km/giờ trở lên.

Động đất, núi lửa phun trào và các vụ nổ dưới đáy biển (kể cả các vụ thử hạt nhân dưới nước), trượt lở đất, va chạm của các thiên thạch... xảy ra trên biển đều có khả năng gây ra sóng thần.

Nhân sự kiện động đất gây sóng thần dữ dội ở Nhật Bản vừa qua, tôi muốn biết đâu là nguyên nhân gây động đất và động đất có phải là căn nguyên duy nhất gây sóng thần hay không? Có thể dự đoán thời điểm xảy ra động đất và sóng thần cũng như phòng tránh các hiện tượng này được hay không?

Trả lời:

Chúng tôi xin giải đáp các câu hỏi của bạn cũng như cung cấp thêm một số thông tin nữa về hai hiện tượng động đất và sóng thần như sau:

1. Vì sao có động đất, sóng thần?

Động đất, sóng thần là những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất của nhân loại.

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn.

Một chấn động đơn độc thường kéo dài không quá vài giây, những trận động đất nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa là 3 phút.

Phòng là gì nêu nguyên nhân dân ra sóng năm 2024
Cảnh hoang tàn sau động đất tại thành phố Kesennuma, tỉnh Miyagi, Nhật Bản. Ảnh: AP.

Sóng thần là một loạt các đợt sóng biển cao và mạnh, tạo nên khi một thể tích lớn nước đại dương bị chuyển dịch nhanh chóng, với nguyên nhân là động đầt, lở đất hoặc núi lửa phun trào dưới đáy biển hoặc sự rơi của những thiên thạch lớn (hiếm và không mạnh). Sóng thần chỉ gây thiệt hại ở những vùng ven biển, đại dương.

Tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn như vừa nói, nhưng hậu quả của động đất và sóng thần rất to lớn. Động đất làm các công trình, nhà cửa bị phá huỷ, người chết kèm theo những hậu quả lở đất, hoả hoạn v.v… và sau đó là những vấn đề x ã hội. Hậu quả sẽ nhân lên khi động đất xảy ra ở nơi có nhà máy điện hạt nhân chẳng hạn…

Sóng thần cao hàng chục mét có thể cuốn mọi thứ ra biển khơi.

2. Động đất và sóng thần có xảy ra thường xuyên không? Những trận nào gây thiệt hại lớn nhất?

Mỗi năm trên Trái đất có chừng 500.000 đến 1 triệu vụ rung chấn địa chất do các dụng cụ đo lường phát hiện được, trong đó có chừng 100.000 vụ có thể làm rung rinh ngôi nhà , nghiêng đảo một chậu nứoc, mà ta cảm nhận được gọi là động đất và 1.000 vụ gây hại thực sự.

Sóng thần chủ yếu là động đất dưới biển, nhiều khi không có ảnh hưởng gì lớn (trừ một số trận rất khủng khiếp) nên ít được chú ý hơn.

Lịch sử ghi lại nhiều trận động đất và sóng thần nghiêm trọng. Theo thống kê, nếu coi thiệt hại về người là sự đánh giá thì trận động đất lớn nhất xảy ra ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) năm 2006 có 379.484 người chết (trong Lịch sử Trung Quốc còn nói đến trận động đất ở Thiểm Tây năm 1566, làm 830.000 người chết, song có lẽ con số không chính xác). Trận sóng thần lớn nhất là trận sóng thần Ấn Độ dương, ngày 26-12-2004 làm chết đến 230.000 người (riêng Inđonexia 168.000 người).

3. Làm thế nào để biết trước động đất và sóng thần?

Động đất được ví như kẻ địch không hề tuyên chiến như bão lũ và dù khoa học đã rất tập trung nghiên cứu với sự phối hợp của nhiều ngành khoa học: địa chấn học, kiến tạo học, địa vật lý kể cả hoá học và sinh học nữa nhưng kết quả vẫn rất khiêm tốn, nếu như không muốn nói rằng khoa học vẫn đang bất lực.

Ngay trước thời gian động đất hoặc sóng thần xảy ra người ta thường quan sát thấy có các dầu hiệu ở động vật vì rất có thể chúng cảm nhận dựoc những thay đổi bất thường về trường tĩnh điện, hạ âm… song không hoàn toàn là những dự báo đáng tin cậy.

Các chuyên gia địa chất cho rằng “Dự báo thành phố nào sẽ bị động đất và sóng thần rất quan trọng, nhưng không quan trọng bằng làm thế nào để chúng không gây ra tổn thất quá lớn”. Có nghĩa là không ngoan nhất là tìm cách sống chung với động đất.

Sóng thần cũng không thể dự báo được chính xác hoàn toàn song vì là hậu quả của động đất nên có thể biết trước được ít nhiều. Tại nhiều vùng ven biển người ta dã xây dựng những hệ thống cảnh bảo sóng thần để các cơ quan chuyên môn căn cứ vào sự phát hiện của dụng cụ đo, thông báo thường xuyên cho nhân dân.

Phòng là gì nêu nguyên nhân dân ra sóng năm 2024
Hình ảnh sóng thần tấn công Nhật Bản sau động đất. Ảnh: NHK.

4. Có những phương pháp nào để chống động đất và sóng thần ?

Như đã nói, không thể bỏ một vùng đang sinh sống, ngay khi là nơi động đất xảy ra khá thường xuyên mà phải tìm cách “chung sống” với nó một cách chủ động.

Chủ động là:

- Về mặt chính quyền cần tuyên truyền, phổ biến nâng cao hiểu biết của cộng đồng về động đất và các giải pháp phòng, tránh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đưa vào chương trình giảng dạy của các cấp học; tổ chức hội thảo, tập huấn nâng cao nhận thức của cộng đồng để người dân hiểu biết, chuẩn bị và có phản ứng kịp thời khi xảy ra động đất.

- Khi xây dựng các công trình công cộng, công trình cao tầng và các công trình công nghiệp quan trọng phải tính đến yếu tố động đất và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật trong vùng có nguy cơ động đất.

- Thành lập Ban chỉ đạo ứng phó với động đất, lập kế hoạch và tổ chức diễn tập phòng, tránh động đất trên từng địa bàn dân cư. Ở nước ta đẫ có những thông tư cụ thể của Chính phủ về vấn đề này từ lâu, song việc triên khai quá chậm chạp và không kiên quyết nên chưa làm được gì nhiều. Việc diễn tập cho quần chúng là hết sức cần thiết.

Về nguy cơ sóng thần, cấn có hệ thống cảnh báo ở ven biển, theo dõi thường xuyên và sát sao, hướng dẫn cho cộng đồng những việc làm cấp thiết khi sóng thần xuất hiện từ xa. Ở nhiều nước, người ta xây dựng những bức tường chống sóng thần cao và chắc chắn tại các vùng ven biển đông dân cư, trồng những khu rừng phòng hộ để giảm bớt năng lượng phá hoại của sóng.

5. Việt Nam có khả năng xảy ra động đất không?

Động đất trên thế giới thường tập trung ở 2 đới: đới vòng quanh Thái Bình dương và đời từ Địa Trung hải qua Hymalaia vòng xuống Malaixia. Hai đới này cũng là nơi tập trung nhiều núi lửa đã tắt và đang hoạt đọng.

Ở Việt Nam, động đất chủ yếu tập trung ở phía đông bắc trũng Hà Nội, doc theo sông Hồng, sông Chảy, sông Đà, sông Mã…, ven biển Nam Trung bộ. Năm 2004, Viện Vật lý địa cầu đã lập bản đồ về khả năng động đất ở Việt Nam. Nhiều thành phố lớn ở Việt Nam kể cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn có thể có nguy cơ động đất (Hà Nội có nguy cơ động đất lớn hơn TP Hồ Chí Minh, tuy mấy nam gần đây chưa ghi nhận trận động đất nào mạnh nào, mà chỉ thấy dư chấn. TP Hồ Chí Minh ít nguy cơ hơn nhưng vì nền đất yếu nên rất dễ bị tổn thương). Nếu có động đất tại Hà Nội, thì mạnh nhất là cấp 7, cấp 8 tính theo độ Richter (đã từng xảy ra vào các năm 1277, 1278 và 1285).

Người ta đã xây dựng các kịch bản về cấp độ động đất và cách ứng phó thích hợp với từng trường hợp. Những kịch bản đó cần được phổ biến đến từng người dân để họ hiểu được những khả năng và việc cần làm. Nói chung, chúng ta luôn phải cảnh giác trước “kẻ thù không tuyên chiến” này.