Phim thảm họa everest 2023 review năm 2024

Thật đáng ngạc nhiên khi phải gần 20 năm sau thảm họa leo núi tại “nóc nhà thế giới”, Hollywood mới chuyển thể thể câu chuyện bi tráng về ý chí sống con người này lên màn ảnh rộng. Everest, dưới sự chỉ đạo của Baltasar Kormakur, đang được đánh giá là bộ phim lớn nhất và hay nhất về thảm họa tự nhiên từng được làm nên.

Dàn sao chất lượng

Năm 1996 được xem là năm chết chóc với những người muốn chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới ở dãy Hymalaya hùng vĩ. Đặc biệt là thảm họa xảy ra vào hai ngày 10 và 11 tháng 5, khi hai nhóm leo núi riêng rẽ, được dẫn đầu bởi những người có kinh nghiệm nhất là Scott Ficher và Rob Hall, bất ngờ gặp phải cơn bão tuyết dữ dội.

Phim thảm họa everest 2023 review năm 2024

Ở độ cao trên 8 ngàn mét, thiếu hụt cũng như đánh mất rất nhiều dụng cụ cần thiết, kể cả bình oxy, chống chọi với giá lạnh tuyệt vọng gần 24 giờ đồng hồ, câu chuyện này được xem như bản anh hùng ca về sức mạnh con người trong nghịch cảnh. Những quyển sách viết về sự kiện này như Into Thin Air (Trong làn khí mỏng) hay The Climb: Tragic Ambitions on Everest (Chuyến leo núi: Tham Vọng Bi Thảm Ở Everest) truyền cảm hứng cho rất nhiều người sau đó.

Có rất nhiều lý do giải thích vì sao mãi đến tận năm 2013, ý tưởng làm phim về sự kiện này mới được Universal thông qua. Bởi độ khó trong ý tưởng và các cảnh quay tại Everest. Người ta có thể dùng đến việc dựng cảnh và hiệu ứng máy tính, nhưng chắc chắn không thể mang lại sự chân thực và thuyết phục, để cho ra đời bộ phim ưng ý. Cho đến khi Kormakur đồng ý với thử thách này, sau khi đọc phần kịch bản xúc động được viết bởi Simon Beaufoy và Mark Medoff, dựa trên quyển Into Thin Air. Đây là hai biên kịch lừng danh từng thắng và được đề cử Oscar với các phim Slumdog Millionaire (2008) và Children Of A Lesser God (1986).

Kormakur được biết đến như một đạo diễn giàu năng lượng và đầy cá tính. Ông đã thuyết phục được một dàn sao hạng A đầy nội lực, mà chỉ cái tên thôi đã đảm bảo cho chất lượng, bao gồm: Jake Gyllenhaal, Jason Clark, Sam Worthington, Keira Knightley... vào chung dự án.

Thảm họa thật sự

Quá trình quay phim cũng là một cuộc hành xác đáng sợ. Để đảm bảo tính chân thực, Hourmaur đã điều động đoàn làm phim đi đến những ngọn núi lạnh giá khắc nghiệt nhất, từ dãy An-pơ Otztal ở Ý cho đến các vùng đất đóng băng ở Iceland, trước khi dĩ nhiên, đến Nepal cắm trại tại Everest. Nam diễn viên Jake Gyllenhaal nói rằng: “Dự án này chỉ hấp dẫn những người có cùng suy nghĩ nhất định. Bạn không cần những diễn viên ngồi yên một chỗ trên xe moóc. Bạn cần những người có sức chịu đựng tốt và muốn làm những trò điên khùng.”

“Trò điên khùng” đó là leo lên những địa điểm cao đến hơn 4 ngàn mét để quay phim. Các trang phục, dụng cụ cũ được sử dụng đều không được chuẩn bị trước, mà do các thành viên tự tìm kiếm và mua lại của người dân địa phương. Sự điên rồ hoặc dũng cảm còn đến từ phong cách phóng khoáng của Kormakur. Gyllenhaal nhớ lại khi ông tìm thấy một vách núi dựng đứng, đã reo lên: “Mẹ kiếp! Chỗ này không có vạch an toàn gì cả! Chúng ta quay thôi!” Khi một người trong đoàn bảo rằng việc này sẽ tốn khoảng 5 giờ đồng hồ, ông nói: “Cứ đưa tôi cái Camera, còn Jake, trèo xuống đây ngay!”

Mọi thứ còn khó khăn hơn khi cả đoàn đến dãy Dolomotes ở Ý, và chạm trán với mùa đông tệ hại nhất trong vòng 40 năm qua. “Nếu là người trượt tuyết, bạn sẽ bảo đây là mùa đông tuyệt nhất trong 40 năm,” Kormakur nói. “Nhưng để làm một bộ phim, đó là thử thách rất lớn. Thật sự là thử thách cực độ khi làm việc trong môi trường đó.”

Nhưng sự kiện đáng nhớ nhất, giống như định mệnh, là thảm họa xảy ra vào ngày 18/4/2014, khi cả đoàn đóng trại ngay dưới chân núi Everest. Một trận tuyết lở đã khiến 16 người leo núi địa phương thiệt mạng, còn tồi tệ hơn cả năm 1996. Quá trình sản xuất phải tạm hoãn lại, và một số diễn viên tỏ ra lo sợ, khi họ ở gần nơi xảy ra cơn lở tuyết. Nhưng Kormakur đã động viên tất cả tiếp tục để hoàn thành tiến độ.

Phim thảm họa everest 2023 review năm 2024

Với kinh phí 55 triệu đô, Everest hứa hẹn sẽ mang đến những cảnh quay hùng vĩ nhưng cũng bi thương nhất về “nóc nhà” của thế giới, thánh địa giới leo núi. Ngoài việc khiến người xem thót tim, nín thở dõi theo diễn tiến câu chuyện, và tái hiện cơn bão tuyết chết chóc cùng sự đáng sợ cực độ của thiên nhiên, bộ phim còn chạm đến người xem bởi chất tình cảm rung động, về gia đình, về tình yêu và biết trân trọng những giây phút được sống. Và trên tất cả, là sức mạnh và ý chí sống kiên cường chỉ sáng lên trong hoàn cảnh tăm tối nhất.

Một trong những nhà leo núi sống sót trong thảm hỏa đó, khi xem bộ phim đã nói rằng: “Được nhìn thấy những khoảnh khắc đời mình tái hiện trên màn ảnh với tôi thật siêu thực. Giống như được quay về 20 năm trước. Tôi nghĩ mọi người sẽ ngạc nhiên với bộ phim này, và yêu mến nó.”