Đánh giá sử dụng corticoid trong bệnh viện năm 2024

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc corticoid trong 06 tháng đầu năm 2016 tại các phòng khám ngoại trú khối B - Bệnh viện đa khoa Đồng Nai

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Nhiễm Khuẩn Hệ Thần Kinh Lượt xem:1144 | lượt tải: 0
  • Đột Quỵ Máu Não – Sách... Lượt xem:1040 | lượt tải: 1
  • Dược Lý Học – ĐH Y Hà... Lượt xem:1819 | lượt tải: 12
  • CT Ngực Lượt xem:1030 | lượt tải: 0
  • Chẩn Đoán Hình Ảnh... Lượt xem:1151 | lượt tải: 1

Thống kê

  • Đang truy cập4
  • Hôm nay1,107
  • Tháng hiện tại36,041
  • Tổng lượt truy cập12,484,290

Video

Corticoid là một trong những loại thuốc được kê đơn rộng rãi nhất trên toàn thế giới, với thị trường tiêu thụ được ước tính hơn 10 tỷ đô mỗi năm (1). Với nhiều công dụng mạnh mẽ, liệu có tác dụng phụ của Corticoid nào mà bạn chưa từng biết tới không? Bài viết sau đây của BSCKI Phan Tuấn Trọng, khoa Cấp cứu, BVĐK Tâm Anh TP.HCM chia sẻ kỹ hơn về vấn đề này.

Đánh giá sử dụng corticoid trong bệnh viện năm 2024

Thuốc Corticoid là gì?

Thuốc corticoid giúp giảm viêm và các triệu chứng của tình trạng viêm, chẳng hạn như viêm khớp, hen suyễn và phát ban trên da. (2)

Thuốc corticoid được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm ruột (IBD), hen suyễn, dị ứng và nhiều tình trạng khác hoặc cũng được sử dụng để ngăn ngừa đào thải nội tạng ở người nhận cấy ghép bằng cách giúp ngăn chặn hệ thống miễn dịch. Corticoid cũng điều trị bệnh Addison, đây là một bệnh hiếm gặp xảy ra khi tuyến thượng thận không sản xuất đủ lượng corticoid mà cơ thể cần.

Thuốc corticoid có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng được điều trị:

  • Corticoid đường uống: dạng viên nén, viên nang hoặc siro giúp điều trị chứng viêm và đau liên quan đến một số bệnh mãn tính, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus.
  • Corticoid đường thở: Corticoid dạng ống hít và Corticoid xịt mũi, giúp kiểm soát tình trạng viêm liên quan đến bệnh hen suyễn và dị ứng mũi.
  • Corticoid thuốc nhỏ mắt: giúp điều trị sưng tấy sau phẫu thuật mắt.
  • Corticoid dạng bôi: kem và thuốc mỡ có thể giúp chữa lành nhiều tình trạng da.
  • Corticoid dạng tiêm: thuốc corticoid dạng tiêm được sử dụng để điều trị các triệu chứng về cơ và khớp, chẳng hạn như đau và viêm gân.
    Đánh giá sử dụng corticoid trong bệnh viện năm 2024
    Corticoid dạng hít giúp điều trị hen suyễn.

Tác dụng phụ của thuốc Corticoid

Thuốc corticoid đường uống ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể nên chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau. Nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ này tăng lên khi dùng liều cao hơn và thời gian sử dụng lâu hơn.

1. Biến chứng sớm

Các biến chứng sớm của việc sử dụng corticoid bao gồm:

  • Hệ tiêu hóa: corticoid có thể gây viêm niêm mạc dạ dày, loét dạ dày tá tràng, niêm mạc dạ dày và thậm chí xuất huyết đường tiêu hóa. Viêm tụy cấp cũng có thể xảy ra nhưng hiếm gặp. Những biến chứng này thường gặp ở bệnh nhân dùng NSAID.
  • Hệ thần kinh: xảy ra khi dùng corticoid liều cao. Người bệnh có các triệu chứng như hưng phấn, rối loạn giấc ngủ, mê sảng, hoang tưởng, trầm cảm. Rối loạn tâm thần cấp tính có thể xuất hiện nếu người bệnh có tiền sử rối loạn tâm thần.
  • Nhiễm trùng: do bị ức chế miễn dịch nên sức đề kháng của cơ thể giảm, dễ bị nhiễm trùng cơ hội bởi các vi khuẩn thông thường, có thể xảy ra các đợt bùng phát bệnh lao tiềm ẩn. Nhiễm virus như bệnh zona, thủy đậu và mụn rộp có thể trở thành tình trạng cấp tính. Có thể phát triển bệnh nấm candida, aspergillosis,…

2. Biến chứng muộn

Sử dụng corticoid lâu dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hơn, ngay cả khi liều dùng thấp.

2.1. Biến chứng trên da, niêm mạc và các mô

Khi sử dụng corticoid liều cao vượt ngưỡng mà cơ thể cần trong thời gian dài, người bệnh bắt đầu xuất hiện các biến chứng ở da niêm mạc, cơ và mô mỡ sau 4 tuần, gây ra hội chứng Cushing bao gồm:

  • Da mỏng.
  • Dễ bị bầm tím.
  • Vết rạn da ở ngực, bụng, mông và đùi.
  • Lành thương chậm.
  • Lông mọc rậm rạp.
  • Mụn do thừa androgen.
  • Dị hóa mỡ.
  • Dị hóa đạm như teo cơ chân tay.

2.2. Biến chứng trên xương

Sử dụng corticoid liều lượng cao trong thời gian dài có thể ức chế sự phát triển của xương và sụn, gây chậm tăng trưởng và chậm phát triển ở trẻ em. Tác hại ở người trưởng thành là gây loãng xương và mất xương. Có đến 30% – 50% người bệnh được điều trị bằng corticoid liều cao bị gãy xương mà không gặp bất kỳ chấn thương nào.

Sau vài tháng điều trị, mật độ xương giảm nhanh, dẫn đến tình trạng người bệnh bị gãy cột sống, cổ xương đùi, đôi khi gây ra các biến chứng như hoại tử chỏm xương đùi. Hoại tử xương và teo cơ không nhiễm trùng là tác dụng phụ nguy hiểm nhất của corticoid, khiến người bệnh đau dữ dội, thu hẹp phạm vi vận động.

2.3. Biến chứng tại mắt

Biến chứng thường gặp nhất khi sử dụng corticoid ở mắt trong thời gian dài là đục thủy tinh thể dưới bao sau, chiếm khoảng 30% bệnh nhân. Ngoài ra, sử dụng corticoid lâu dài có thể gây cườm nước (hay tăng nhãn áp, glaucoma), loét giác mạc cục bộ trong điều trị viêm kết mạc,… Vì vậy, người bệnh dùng corticoid nên khám mắt định kỳ 6-12 tháng/ lần và đo nhãn áp 6 tháng/lần.

2.4. Biến chứng tim mạch

Người bệnh sử dụng corticoid lâu dài thường bị huyết áp cao, khó kiểm soát và làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

2.5. Các biến chứng khác

Người bệnh được điều trị bằng corticoid có thể gặp một số biến chứng muộn khác, chẳng hạn như:

  • Rối loạn chuyển hóa: rối loạn lipid máu, tăng đường huyết, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Rối loạn điện giải: nhiễm kiềm chuyển hóa, hạ kali máu.
    Đánh giá sử dụng corticoid trong bệnh viện năm 2024
    Prednisone là chế phẩm dạng viên của corticoid.

3. Biến chứng sau khi dùng thuốc

Corticoid là hormone do tuyến thượng thận tiết ra, nếu dùng thuốc liều cao trong khoảng thời gian dài có thể gây suy thượng thận, khi đó người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Mơ hồ.
  • Mệt mỏi.
  • Chán ăn.
  • Buồn nôn và nôn mửa sau khi ăn.

Để giảm bớt tình trạng này, nên giảm liều dần dần. Bác sĩ sẽ đánh giá tuyến thượng thận bằng xét nghiệm synacthen 3 tháng sau khi giảm liều corticoid của người bệnh xuống.

Điều trị tác dụng phụ của Corticoid

Mặc dù có những rủi ro và biến chứng liên quan đến corticoid nhưng cũng có nhiều cách để giảm thiểu hoặc giải quyết các tác dụng phụ: ()

  • Luôn dùng thuốc theo chỉ dẫn.
  • Thảo luận với bác sĩ nếu bạn muốn giảm liều lượng corticoid hoặc sử dụng thuốc ngắt quãng.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Lập thói quen tập thể dục.
  • Khám sức khỏe định kỳ.

Lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết) là triệu chứng khi sử dụng thuốc corticoid. Lượng đường trong máu cao có thể gây mệt mỏi, khát nước và đi tiểu thường xuyên cùng các triệu chứng khác. Thuốc corticoid cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể, từ xương cho đến huyết áp. Dưới đây là một số hướng dẫn về chế độ ăn uống có thể giúp bạn duy trì chế độ ăn uống cân bằng và giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ của thuốc corticoid:

  • Nên giảm tiêu thụ đồ ngọt và thực phẩm chứa nhiều đường. Kẹo, soda, bánh quy và kem có hàm lượng đồ ngọt đậm đặc cao, làm tăng nguy cơ lượng đường trong máu cao.
  • Cố gắng hạn chế thực phẩm chiên làm tăng cholesterol và chất béo trung tính (lipid), các sản phẩm có nhiều chất béo và cholesterol, bao gồm các loại kem béo và thịt mỡ.
  • Tránh các thực phẩm giàu natri có thể làm tăng huyết áp và gây ứ nước gồm các loại thịt đã chế biến, đồ ăn nhẹ như khoai tây chiên và một số loại nước sốt.
  • Các thực phẩm giàu kali giúp bổ sung lượng kali bị mất trong máu gồm chuối, bơ, khoai tây, rau chân vịt, bánh mì nguyên hạt và sô cô la đen.
  • Thực phẩm giàu canxi giúp ngăn ngừa loãng xương như sữa, sữa chua, phô mai, các loại hạt và các loại rau lá xanh đậm nên được bổ sung vào trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
  • Nạp thêm các loại thực phẩm giàu protein giúp giữ cho các mô cơ khỏe mạnh như thịt, hải sản, trứng, các loại đậu và đậu hũ.
    Đánh giá sử dụng corticoid trong bệnh viện năm 2024
    Bổ sung thêm thực phẩm giàu kali vào khẩu phần ăn uống.

Biện pháp phòng ngừa tác dụng phụ của Corticoid

Để giảm thiểu tác dụng phụ của corticoid, cần tuân theo một số nguyên tắc như sau: (4)

  • Chỉ sử dụng thuốc corticoid khi thực sự cần thiết.
  • Theo dõi chặt chẽ để đề phòng và phát hiện sớm các dấu hiệu tác dụng phụ.
  • Sử dụng lượng vừa đủ để kiểm soát bệnh, không nên tự ý tăng liều khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
  • Giảm liều dần dần theo đơn bác sĩ kê toa.
  • Đến bệnh viện theo dõi huyết áp và lượng đường trong máu thường xuyên để tiến hành điều trị nếu cần thiết.
  • Theo dõi mật độ xương bằng các xét nghiệm định kỳ và uống thuốc cũng như thực phẩm bổ sung để giúp xương chắc khỏe.
    Đánh giá sử dụng corticoid trong bệnh viện năm 2024
    Sử dụng corticoid phải được bác sĩ kê toa.

Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ với nhiều năm chuyên môn trong lĩnh vực thăm khám và điều trị các bệnh nội khoa như suy giáp, đái tháo đường, rối loạn nội tiết tố,… Hệ thống phòng khám chuẩn 5 sao cùng trang thiết bị hiện đại nhưng giá cả hợp lý sẽ giúp người bệnh hoàn toàn an tâm và thoải mái trong quá trình điều trị, nhanh chóng hồi phục sức khỏe và trở lại cuộc sống thường nhật.

Thông qua bài viết trên hy vọng độc giả đã hiểu thêm về tác dụng phụ của corticoid. Nếu gặp phải các biến chứng corticoid như trên, người bệnh nên đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.