Phiên bản mt và at là gì

Bác nào giải thích em mới, thằng bạn em hỏi mà em tìm mãi chưa ra

Sau khi tổng hợp Mod edit lại nội dung trả lời cho câu hỏi ký hiệu AT (xe số tự động) và MT (xe số sàn) là viết tắt của chữ gì?

Xe số sàn ký hiệu là MT nghĩa là gì?​

Xe số sàn ký hiệu là MT nghĩa là Manual Transmission, dịch ra tiếng Việt là hộp số tay, hộp số tiêu chuẩn, hoặc hộp số thanh, là một hệ thống truyền động xe cơ giới nhiều tốc độ, trong đó việc chuyển số yêu cầu người lái chọn các bánh răng bằng tay bằng cách vận hành cần số và ly hợp.

Phiên bản mt và at là gì

Xe số sàn là loại số tay, người điều khiển phải tự sang các cấp số cho phù hợp, đồng thời phải thật linh hoạt kết hợp chân côn điều khiển bộ ly hợp để xe chuyển động một cách trơn tru. Phải thật tập trung và cảm nhận mỗi khi sang số và nhấp nhả chân côn, sẽ rất mỏi chân nếu đi trong các con đường thành phố đông đúc, kẹt xe. Nhưng đổi lại, sẽ có cảm giác lái xe chuyên nghiệp hơn, có thể tưởng tượng xe số sàn tương tự như xe mô tô côn tay.

Xe số tự động ký hiệu là AT nghĩa là gì?​

Xe số tự động ký hiệu là AT nghĩa là Automatic Transmission dịch ra tiếng Việt là hộp số tự động, là hộp số đa tốc độ được sử dụng trên xe cơ giới mà không yêu cầu bất kỳ đầu vào của người lái xe để thay đổi số tiến trong điều kiện lái xe bình thường. Nó thường bao gồm một bộ truyền động, trục và bộ vi sai trong một cụm tích hợp, do đó về mặt kỹ thuật trở thành một bộ truyền động.

Phiên bản mt và at là gì

Là loại hộp số có tính tối ưu, giúp giảm bớt được nhiều thao tác khi vận hành xe. Mọi thao tác sang số đều được thực hiện tự động.

Vào những năm trở lại đây, với sự phát triển của xe số tự động AT, có 2 dòng xe số tự động hoàn toàn mới xuất hiện, đó là:

Xe số tự động li hợp kép ký hiệu DCT ​

Xe số tự động li hợp kép ký hiệu DCT nghĩa là Dual Clutch Transmission – hộp số bán tự động hay, giải phóng cho người lái khỏi pê-đan côn li hợp khi chuyển số. Về cơ bản, có thể mô tả DCT như sự kết hợp giữa hai hộp số tay.

Gồm có các cấp số như 4 cấp, 5 cấp, 6 cấp, 7 cấp, 8 cấp tùy thuộc vào loại xe, nó tương tự như xe số tay (số sàn MT), nhưng được cải tiến hơn, có cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ hơn rất nhiều.

Xe số tự động vô cấp ký hiệu CVT​

Xe số tự động vô cấp ký hiệu nghĩa là CVT Continuously Variable Transmission – hộp số tự động vô cấp, tiết kiệm và không bị giật nhất là đi đường đông, tuy nhiên khả năng tăng tốc không bốc bằng số có cấp như AT.

Có thể hình dung xe hộp số CVT như xe tay ga, vì dùng hộp số dây belt. CVT có một yếu điểm khác là mất đi “cảm giác lái” vì việc đệm chân ga không hoàn toàn 100% làm tăng vòng tua máy mà máy tính sẽ xác định vòng tua hợp lý cũng như tỷ số truyền động hợp lý cho hộp số.

Về cơ bản, xe MT là dòng xe sử dụng hộp số sàn và xe AT sử dụng hộp số tự động. Cả hai loại hộp số này đều có chung nguyên lý hoạt động đó là thay đổi tốc độ bánh răng dựa trên sự thay đổi tỉ số truyền. Thông thường, để đánh giá và so sánh xe MT và AT, các chuyên gia ôtô sẽ dựa vào các yếu tố như mức tiêu hao nhiên liệu, hiệu suất động cơ, chi phí bảo trì,...

Xe ôtô bản MT và AT là gì?

Xe MT (Manual Transmission): Xe số sàn

Xe MT là chữ viết tắt của từ Manual Transmission được hiểu là xe số sàn (số tay). Hộp số MT hay hộp số sàn có nguyên tắc hoạt động dựa trên ly hợp ma sát dạng đĩa hỗ trợ ngắt hoặc kết nối chuyển động từ động cơ đến hộp số. Ly hợp ma sát dạng đĩa được điều khiển thông qua chân côn (bàn đạp ly hợp) và bên trong hộp số sàn (MT).

Xe AT (Automatic Transmission): Xe số tự động

AT là chữ viết tắt của cụm từ Automatic Transmission được hiểu là hộp số tự động, nguyên tắc hoạt động là không cần bất kỳ đầu vào điều khiển nào để thay đổi bánh răng phía trước. Hộp số ôtô này bao gồm một hộp số, bộ vi sai, trục trong một cụm tích hợp.

Trên thị trường hiện nay, hộp số tự động thủy lực được sử dụng phổ biến với bộ bánh răng hành tinh, bộ biến mô và bộ điều khiển thủy lực.

Phiên bản mt và at là gì
So với xe số tự động, xe số sàn giúp tiết kiệm chi phí nhiên liệu từ 5 - 10 % khi đi đường trường. Nguồn: Tuấn Phong 

So sánh xe MT và AT

Ưu điểm và nhược điểm của xe MT

Các mẫu xe MT sử dụng hộp số sàn xuất hiện trên thị trường trước các dòng xe số tự động, cho đến nay vẫn được nhiều người dùng ưa chuộng bởi vì chi phí vận hành, bảo dưỡng thấp hơn và phù hợp với khả năng tài chính của nhiều người dùng.

Ưu điểm của xe MT có thể kể đến như: Chi phí bảo trì thấp hơn, vì quá trình sửa chữa, bảo dưỡng xe hộp số sàn không phức tạp bằng xe số tự động nên chi phí bảo trì cũng sẽ thấp hơn. 

Ngoài ra còn tiết kiệm chi phí nhiên liệu, bởi cấu tạo hộp số sàn ít phức tạp, không có bơm thủy lực mà có bàn đạp ngắt ly hợp nằm giữa động cơ và hệ thống chuyển động. Do đó, xe số sàn thường tiết kiệm nhiên liệu hơn xe số tự động khi đi đường trường. 

Nhược điểm của xe MT bao gồm Khó điều khiển: Đối với số sàn, người lái phải tự thao tác chuyển số, trả số theo sự thay đổi của tốc độ xe di chuyển, đồng thời cần phải phối hợp nhuần nhuyễn giữa việc điều khiển chân ga, chân phanh, bàn đạp côn.

Bất tiện hơn khi tham gia giao thông đông đúc: Người lái sẽ phải dừng hoặc khởi động liên tục hay chuyển số bằng tay.

Ưu điểm và nhược điểm của xe AT: 

Xe AT sử dụng hộp số tự động được xem là loại hộp số hiện đại, hạn chế sử dụng các bộ phận điều khiển bằng tay tạo cảm giác thoải mái, linh hoạt, thuận tiện hơn trong quá trình lái xe.

Xe AT có một số ưu điểm vượt trội như dễ sử dụng: Đối với xe số tự động, người điều khiển chỉ cần khởi động, vào số và nhấn bàn đạp ga để xe di chuyển mà không cần sử dụng chân côn và chuyển số trong quá trình lưu thông.

Di chuyển dễ dàng khi giao thông đông đúc: Khởi động, tăng tốc, giảm tốc là những thao tác điều khiển xe ôtô cơ bản khi tham gia giao thông.

Di chuyển tốt hơn trong khu vực đồi núi: Trong khi xe MT khó xử lý tình huống khi di chuyển trên các cung đường đèo dốc thì xe AT lại giải quyết được vấn đề này bằng cách cho phép người lái sử dụng cần số xe tự động linh hoạt dễ dàng.

Bên cạnh các ưu điểm nổi bật thì xe AT vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như chi phí bảo trì khá cao: Bởi vì hộp số tự động có nhiều bộ phận như: bơm thủy lực, bộ điều khiển điện tử... nên sẽ mất nhiều thời gian và chi phí hơn để sửa chữa. 

Tiêu hao nhiều nhiên liệu: Xe số tự động phải mất năng lượng để vận hành bơm thủy lực, cung cấp áp lực dầu tác động lên các ly hợp.

Trong khi đó, xe số sàn không cần bơm thủy lực (như đã trình bày ở phần trên) nên tiết kiệm năng lượng hơn khi di chuyển đường trường. Còn trong trường hợp xe di chuyển trong khu vực đô thị thì ngược lại.