Đượm là gì

QĐND - Hơn một thế kỷ trước, tại Bến cảng Nhà Rồng (nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh TP Hồ Chí Minh), Người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Tối 8-2, tại địa điểm lịch sử này đã diễn ra Chương trình giao lưu nghệ thuật đặc sắc “Xuân quê hương 2015-Tổ quốc vinh quang”-một cuộc hội ngộ thắm tình quê hương, đượm nghĩa đồng bào của những kiều bào xa xứ cùng chung vui đón Tết cổ truyền dân tộc…

Xuân ấm lòng người Việt xa xứ

Chương trình “Xuân quê hương 2015-Tổ quốc vinh quang” do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức lần đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh với ý nghĩa kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và hồi nhớ lại nơi Bác Hồ ra đi tìm con đường cách mạng để giải phóng dân tộc. Trong không khí đón Xuân đầm ấm, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tham dự chương trình, phát biểu gửi tới bà con kiều bào trong và ngoài nước lời thăm hỏi ân cần cùng những lời chúc tốt đẹp nhất nhân dịp đầu Xuân năm mới (toàn văn bài phát biểu đăng trong số báo hôm nay). Hơn 700 kiều bào đang sinh sống tại Việt Nam và từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới cùng sum vầy, đón Xuân quê hương.

Đượm là gì

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi các kiều bào.

Gần 10 năm nay, chương trình “Xuân quê hương” được tổ chức hằng năm luôn mang đậm nét văn hóa truyền thống dân tộc, được cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hoan nghênh, mong đợi mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Chương trình năm nay bao gồm nhiều hoạt động ý nghĩa như nghi lễ dâng hương, tham quan di tích lịch sử, thả cá chép theo truyền thống và giao lưu nghệ thuật đặc sắc... Những hoạt động trên không chỉ mang đến không khí đón Xuân vui tươi mà còn gợi nhớ những giá trị văn hóa dân tộc luôn có sẵn trong tâm hồn những người Việt xa xứ.

Với những kiều bào có cơ hội tham dự trực tiếp các hoạt động trên thì đây thực sự là một mùa xuân ấm áp. Bà Phạm Thị Anh Thư, kiều bào tại Pháp, không giấu nổi niềm vui khi được đón Xuân tại quê nhà và xúc động nói: “Tôi sang Pháp du học từ năm 18 tuổi, sau đó ra trường, làm việc và định cư luôn ở đó. Mỗi dịp Tết đến, Xuân về ở nơi xứ người chỉ mong được về quê hương đón Tết cùng gia đình, người thân. Năm nay, nhận được lời mời tham dự chương trình Xuân quê hương mà lòng cứ khấp khởi chờ mong”. Trước đó, bà Thư cùng hơn 70 kiều bào tiêu biểu khác đã đến dâng hương tại Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược và tham quan địa đạo Củ Chi. Bà Thư tâm sự: “Thấy biết bao tên các liệt sĩ khắc trang trọng trên tường, tôi càng thấm thía những hy sinh, mất mát của dân tộc mình to lớn tới chừng nào vì độc lập, vì tự do. Chỉ mong đất nước ta luôn có hòa bình để ổn định và phát triển như ngày hôm nay”.

Phát huy nguồn lực kiều bào

Trong những thành tựu đất nước đạt được ở các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa thời gian qua, có sự đóng góp không nhỏ của cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Riêng năm 2014, lượng kiều hối gửi về Việt Nam khoảng 12 tỷ USD, trong đó, kiều hối chuyển về TP Hồ Chí Minh đạt 5 tỷ USD. Từ năm 2007 đến 2013, kiều hối là nguồn vốn lớn thứ hai sau vốn FDI, cao hơn cả vốn ODA. Trong tổng số kiều hối, nguồn tiền từ người Việt Nam sinh sống ở Mỹ gửi về chiếm 57%, 9% từ Ô-xtrây-li-a, 8,4% từ Ca-na-đa, 6% từ Đức, 4% từ Pháp… Nếu như trước đây, kiều hối chủ yếu tập trung vào kênh đầu tư bất động sản, chứng khoán và gửi tiết kiệm thì nay, phần lớn được đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Theo Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, số lượng dự án được các kiều bào đăng ký đầu tư tại Việt Nam tính đến nay đã là 2000, mang về nguồn lợi khoảng 20 tỷ USD mỗi năm.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, lượng đầu tư và kiều hối của kiều bào đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển cũng như tạo công ăn việc làm cho người lao động. Ông Trần Văn Cảnh, kiều bào Bỉ, cho biết: “Tôi thấy hầu hết kiều bào đều có mong muốn được trở về và đóng góp cho nước nhà. Không những có được lợi nhuận kinh tế mà còn mang về cho đất nước những công nghệ hiện đại, những suy nghĩ và cách làm mới”. Ông Cảnh là nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp, đã về nước từ năm 2005 và tham gia nhiều hoạt động giáo dục tại nước nhà. Ông cảnh khẳng định: “Mỗi người một tay, biết được đất nước đang cần gì và mình có thể làm gì là sẵn sàng đóng góp cho quê hương”.

Trong buổi tọa đàm: “Kiều bào chung sức cùng đất nước hội nhập và phát triển”, một hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Xuân quê hương 2015, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài khẳng định: “Tôi mong muốn khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam sẽ được củng cố vững mạnh và hy vọng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng phát triển phồn thịnh, khẳng định được vị thế và uy tín của mình tại nơi mình sinh sống. Đảng và Nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp đỡ kiều bào về nước làm việc, sinh sống cùng chung tay xây dựng đất nước phát triển”.

Bài và ảnh: HUY VÕ - MINH NGUYỄN