Pháp luật là gì các đặc trưng của pháp luật năm 2024

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình.

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Pháp luật có những đặc trưng riêng. Vậy đặc trưng nào dưới đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và các loại quy phạm xã hội khác?

Câu hỏi: Đặc trưng nào dưới đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và các loại quy phạm xã hội khác?

  1. Tính quy phạm phổ biến.
  1. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  1. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
  1. Tính xác định chặt chẽ về nội dung

Đáp án: Đáp án đúng cho câu hỏi Đặc trưng nào dưới đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và các loại quy phạm xã hội khác là đáp án: A. Tính quy phạm phổ biến.

Lý giải việc chọn đáp án A là đáp án đúng

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình.

Đặc trưng của pháp luật thể hiện ở các yếu tố tính quy phạm phổ biến; tính quyền lực bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Trong đó có thể thấy tính quy phạm phổ biến là đặc trưng phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và các loại quy phạm xã hội khác.

Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến được thể hiện ở việc pháp luật được áp dụng rộng rãi cho tất cả mọi người trong xã hội mà không phải chỉ áp dụng riêng cho mỗi cá nhân hay tổ chức nào. Do đó mọi người trong xã hội cần tuân theo các quy định của pháp luật đã được ban hành. Không chỉ vậy, pháp luật chính là khuôn mẫu chung cho nhiều người cùng thực hiện và cần phải tuân theo; khuôn mẫu của pháp luật sẽ được áp dụng nhiều lần trong phạm vi không gian và thời gian rộng lớn khắp mọi miền Tổ quốc.

Trong khi đó các quan hệ xã hội chỉ giới hạn áp dụng phạm vi nhất định mà không có tính quy phạm phổ biến cho mọi cá nhân tổ chức. Đối với quan hệ xã hội như phong tục tập quán thường áp dụng cho địa phương, miền cố định có phong tục tập quán đó. Hay quan hệ xã hội tín điều,tôn giáo phạm vi, đối tượng điều chỉnh chỉ áp dụng cho nội bộ tổ chức tôn giáo; phạm vi, đối tượng điều chỉnh của quan hệ xã hội điều lệ áp dụng cho nội bộ thành viên của tổ chức…

Như vậy đáp án đúng cho câu hỏi đặc trưng nào dưới đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và các loại quy phạm xã hội khác? là đáp án A. Tính quy phạm phổ biến là đặc trưng phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và các loại quy phạm xã hội khác.

VD: Điều 17. Luật HNGĐ 2014 có nội dung: Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng phù hợp với Điều 36. Hiến pháp 2013: Hôn nhân theo nguyên tắctự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

Pháp luật là gì các đặc trưng của pháp luật năm 2024

Câu 2: Đặc điểm của Pháp luật

- Là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội.

- Là những dấu hiệu để phân biệt pháp luật với các quy tắc xã hội khác.

- Có những đặc điểm sau đây:

  1. Tính quy phạm phổ biến:

- Gồm các quy tắc xử sự chung, được thể hiện trong những hình thức xác định, có

kết cấu logic rất chặt chẽ và được đặt ra không phải xuất phát từ một trường hợp cụ

thể mà là sự khái quát hóa từ nhiều trường hợp có tính phổ biến trong xã hội -> Có

tính khái quát hóa cao, là những khuôn mẫu để các chủ thể thực hiện theo khi gặp

phải các tình huống mà PL đã dự liệu.

- Pháp luật mang tính bắt buộc chung, được áp dụng cho toàn xã hội.

- Ví dụ: Luật giao thông đường bộ yêu cầu tất cả mọi người khi tham gia giao

thông phải đội mũ bảo hiểm. Quy định này được áp dụng đối với tất cả mọi người,

không phân định già trẻ, gái trai, độ tuổi. Và nếu vu phạm sẽ bị xử lí một cách

nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.

  1. Tính quyền lực nhà nước:

- Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện.

- Nhà nước là một tổ chức hợp pháp, công khai và có quyền lực bao trùm xã hội ->

Có sức mạnh của quyền lực nhà nước và có thể tác động đến tất cả mọi người.

- Pháp luật quy định hành vi phải/ không được thực hiện.

- Pháp luật có tính bắt buộc thi hành.

- Pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó có

biện pháp cưỡng chế như phạt tiền, phạt tù có thời hạn.

- Ví dụ: Pháp luật hình sự nghiêm cấm hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực

hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác

giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của người

khác (tội hiếp dâm), nếu ai vi phạm sẽ bị phạt tù theo quy định của pháp luật

Why is this page out of focus?

This is a Premium document. Become Premium to read the whole document.