Pháp đã khai thác kinh tế Việt Nam như thế nào

Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp có gì đáng chú ý?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp có những điểm đáng chú ý:

Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế :

- Nông nghiệp : xuất hiện các đồn điền trồng lúa, cao su nông nghiệp quy mô lớn).

- Xuất hiện một số cơ sở công nghiệp : công nghiệp khai mỏ, công nghiệp phục vụ đời sống.

- Giao thông vận tải : hình thành các tuyến đường sắt, đường bố, cầu cảng lớn.

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với phương thức bóc lột phong kiến.

* Những chuyển biến xã hội:

- Tình hình cơ cấu xã hội:

+ Các giai cấp cũ (địa chủ phong kiến, nông dân) bị phân hoá.

+ Xuất hiện các giai cấp mới : công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tạo điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.

Xem tiếp...

Nêu những chuyển biến của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

Những chuyển biến của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Giai cấp cũ:

- Một bộ phận địa chủ trở nên giàu có, dựa vào Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép nên vẫn có tinh thần chống Pháp .

- Nông dân Việt Nam vốn đã khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen tạp dịch, nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của Pháp. Mất đất, họ đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền xin việc. Nông dân Việt Nam là động lực cách mạng to lớn.

Giai cấp mới:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm phân hoá khá sâu sắc những giai cấp cũ của xã hội nước ta. Đồng thời làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới

- Đội ngũ công nhân Việt Nam: nền công nghiệp thuộc địa làm nảy sinh ra tầng lớp công nhân Việt Nam, họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp …, số lượng ngày càng đông đảo, khá tập trung. Lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX còn non trẻ, đang ở trình độ “tự phát”, chủ yếu đấu tranh kinh tế, ngoài ra còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.

- Tư sản Việt Nam: Những người làm trung gian, đại lý, chủ thầu, chủ xưởng, số sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng tư tưởng tư sản … là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam.

- Tầng lớp tiểu tư sản: gồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, thầy giáo, nhà báo, học sinh, sinh viên … có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào vận động cứu nước.

=> Như vậy, cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản, đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.

Xem tiếp...

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến như thế nào?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến lớn, cụ thể:

- Tích cực:

     + Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam.

     + So với nền kinh tế phong kiến, kinh tế Việt Nam bấy giờ sản xuất ra nhiều của cải vật chất hơn.

     + Bộ mặt xã hội Việt Nam thay đổi, cơ sở hạ tầng được xây dựng.

- Tiêu cực:

     + Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị cạn kiệt.

     + Nông nghiệp: không phát triển, nông dân bị bóc lột tàn nhẫn, bị mất ruộng đất, đời sống nông dân cơ cực.

     + Công nghiệp: phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

=> Nền kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ là nền sản xuất nhỏ, lac hậu và lệ thuộc, cơ sở hạ tầng do Pháp xây dựng chỉ phục vụ cho quyền lợi của Pháp.

Xem tiếp...

Nêu tác động của chính sách khai thác thuộc địa đối với kinh tế, xã hội Việt Nam.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam

* Về kinh tế:

- Tích cực: Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân; thành thị theo hướng hiện đại ra đời; bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương. Do vậy:

     + Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

     + Nông nghiệp dậm chân tại chỗ

     + Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

→ Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.

* Về xã hội: Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:

- Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

- Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.

- Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị kìm hãm, chèn ép. Vì thế lực kinh tế nhỏ bé, lệ thuộc nên họ không dám mạnh dạn đấu tranh, chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống.

- Tiểu tư sản thành thị, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

- Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

Xem tiếp...

Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp thi hành những chính sách gì về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam ?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam

* Chính trị : tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối.

* Kinh tế :

     + Nông nghiệp: cướp ruộng đất, lập đồn điền.

     + Công nghiệp: khai thác than, kim loại.

     + Xây dựng hệ thống giao thông vận tải.

     + Thương nghiệp: độc chiếm thị trường VN, đánh các thuế mới, nặng nhất là thuế mối, rượu, thuốc phiện.

* Văn hóa-Giáo dục: duy trì chế độ giáo dục phong kiến, mở trường học đào tạo tay sai bản xứ.

Xem tiếp...

I. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp 1897-1914

Sau khi hoàn thành cuộc bình định, Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất với quy mô lớn, để bóc lột nhân dân Việt Nam, đặt cơ sở thống trị lâu dài.

1. Tổ chức bộ máy nhà nước của thực dân Pháp

a. Mục tiêu của cuộc khai thác:

- Chia rẽ các dân tộc Đông Dương.

-Tăng cường áp bức, kìm kẹp làm giàu cho tư bản Pháp.

-Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp.

-Tổ chức bộ máy nhà nước của thực dân Pháp.

-Năm 1887 Pháp lập Liên Bang Đông Dương.

b. Việt Nam bị chia làm ba xứ:

-Bắc Kỳ là xứ nửa bảo hộ đứng đầu là Thống sứ Pháp.

-Trung Kỳ với chế độ bảo hộ, đứng đầu là Khâm Sứ Pháp.

-Nam Kỳ theo chế độ thuộc địa, đứng đầu là Thống đốc Pháp.

-Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh đứng đầu là viên quan người Pháp.

-Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, dưới là làng xã do quan chức địa phương cai quản.

c. Nhận xét về hệ thống chính quyền của Pháp

-Chặt chẽ, với tay xuống tận nông thôn.

-Kết hợp giữa nhà nước thực dân và phong kiến.

-Chia Việt Nam thành ba quốc gia riêng biệt là Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ.

-Tất cả đều phục vụ cho lợi ích tư bản Pháp.

2. Chính sách kinh tế

- Tích cực: Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân; thành thị theo hướng hiện đại ra đời; bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương. Do vậy:

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

+ Nông nghiệp dậm chân tại chỗ

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

+ Xây dựng hệ thống giao thông vận tải phục vụ cho công cuộc bóc lột

+ Thương nghiệp: độc chiếm thị trường VN, đánh các thuế mới, nặng nhất là thuế mối, rượu, thuốc phiện.

Nhận xét:

-Nền kinh tế Việt Nam lạc hậu, phụ thuộc.

-Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác triệt để.

-Nông nghiệp giậm chân tại chỗ.

-Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

3. Chính sách văn hóa, giáo dục

-Giai đoạn đầu, duy trì nền Hán học cũ.

-1905 cải cách giáo dục, mở trường đào tạo người Việt phục vụ cho cai trị của Pháp.

-Ấu học ở xã thôn học chữ Hán và chữ Quốc ngữ.

-Tiểu học ở phủ, huyện học chữ Hán,chữ Quốc ngữ và chữ Pháp.

-Trung học ở tỉnh học chữ Hán, chữ Quốc Ngữ, chữ Pháp bắt buộc.

-Nhận xét:

+ Hạn chế phát triển giáo dục.

+ Duy trì “văn hóa làng” theo hướng “bần cùng hóa” và “ngu dân hóa”

+ Duy trì thói hư tật xấu.

II. Những chuyển biến của xã hội Việt Nam

1. Sự hình thành các giai tầng mới trong xã hội

Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:

- Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

- Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.

- Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị kìm hãm, chèn ép. Vì thế lực kinh tế nhỏ bé, lệ thuộc nên họ không dám mạnh dạn đấu tranh, chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống.

- Tiểu tư sản thành thị, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

- Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

2. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đô thị Việt Nam ra đời và phát triển, nên xuất hiện tầng lớp mới là tiểu tư sản thành thị, tư sản và công nhân

-Tầng lớp tư sản: chủ hãng buôn bán nhỏ; chưa hưởng ứng các cuộc vận động cách mạng

-Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: chủ xưởng thủ công nhỏ, viên chức, sinh viên; có ý thức dân tộc, tích cực tham gia các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỷ XX.

-Đội ngũ công nhân xuất thân từ nông dân bị bóc lột, có tinh thần đấu tranh.

3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc

-Tư tưởng dân chủ tư sản do ảnh hưởng của cuộc Duy Tân ở Nhật Bản truyền vào Việt Nam qua sách báo của Trung Quốc.