Phân tích tỏ lòng để làm rõ hào khí đông a

Phân tích tỏ lòng để làm rõ hào khí đông a

Đề bài: Phân tích hào khí Đông A trong bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão và phân tích nỗi “thẹn” trong bài thơ. Dưới đây là bài phân tích rất hay được nhóm biên tập của Vanmauhocsinh.com.edu.vn sưu tầm gửi đến các bạn đọc

Hướng dẫn

Mở bài Hào khí Đông A trong bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão

Trong lịch sử nước nhà, thời đại nhà Trần là một trong những thời đại lịch sử phát triển nhất. Không thể phủ nhận những thành tựu mà quân dân nhà Trần làm cho đất nước trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, chính trị, quân sự, kinh tế hay tôn giáo…Nhắc đến nhà Trần là nhắc đến hào khí Đông A. Đặc biệt hào khí ấy không chỉ được nhắc đến trong lịch sử mà nó còn được nhắc đến qua bài thơ Tỏ lòng của vị tướng quân tài ba Phạm Ngũ Lão. Đồng thời qua bài thơ này, nhà thơ cũng muốn thể hiện nỗi “thẹn” của mình.

Thân bài Phân tích hào khí Đông A trong bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão

Vậy hào khí Đông A là gì?. Thông thường người ta hay biết đến hào khí Đông A nhưng lại chưa thực sự hiểu ý nghĩa của nó. Hào khí Đông A có hai cách hiểu. Cách hiểu thứ nhất là đây là triết tự của nhà Trần, chữ Đông và chữ A ghép lại để chỉ thời đại nhà Trần. Tuy nhiên nó còn một ý nghĩa sâu xa hơn, như chúng ta đã biết nhà Trần là một thời đại hợp lòng nhất từ trên xuống dưới, từ quân đến dân, từ nhà vua đến dân chúng. Hào khí Đông A thể hiện rõ ý chí trăm lòng như một của vua dân nhà Trần. Với ý chí quyết tâm không khuất phục, họ đồng lòng đồng thuận với nhau trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Và họ đã làm nên chiến thắng ba lần với giặc Nguyên Mông.

Xem thêm:  Viết một bài văn với chủ đề hãy biết quý thời gian ngữ văn 10

Bài thơ Thuật hoài thể hiện rõ hào khí Đông A thời Trần. Hai câu thơ đầu là tiêu biểu cho sự thể hiện đó:

“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu” “Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”

“hoành sóc giang sơn” có nghĩa là cầm ngang ngọn giáo để trấn giữ đất nước. Thời nhà Trần phải chống lại kẻ thù nguy hiểm nhất, mạnh nhất thời bấy giờ. Giặc Nguyên Mông bấy giờ hung hãn và dã man nhất, vó ngựa của chúng đi tới thảo nguyên nào thì thảo nguyên đó không còn một ngọn cỏ. Sức càn quét và xâm chiếm của chúng khiến cho nhiều nước khác phải kinh sợ. Thế nhưng đất nước ta phải đối mặt với những tên giặc nguy hiểm này thì quân dân nhà Trần không hề sợ sệt. Trên dưới một lòng bảo vệ đất nước giang sơn. Ngọn giáo giống như quốc bảo của người quân tử thời Trần, nó được đo bởi chiều rộng và chiều cao của đất nước. Sứ mệnh của quân dân nhà Trần là bảo vệ đất nước, từ bấy lâu nay vẫn thế há gì gặp giặc ngoại xâm nguy hiểm nhất lại phải chùn bước.

Câu thơ thể hiện ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước và người quân tử thời Trần tự ý thức được trách nhiệm của mình với đất nước. Chính bởi đồng lòng cho nên ba quân của nhà Trần mạnh mẽ như hổ báo, khí thế át cả sao Ngưu trên trời. Khí thế ấy tưởng chừng có thể nuốt hết một con trâu lớn. Hai câu thơ thể hiện sự hào hùng, bất khuất của quân đội nhà Trần. Đó chính là sự thể hiện của hào khí Đông A.

Nếu hai câu thơ đầu, nhà thơ thể hiện hào khí Đông A của một thời đại đầy hào hùng thì đến hai câu thơ cuối nhà thơ bày tỏ nỗi “thẹn” của mình:

“Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu” “Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”

Xưa kia, sinh thời phận làm trai thì phải có công danh và sự nghiệp. Một người nam nhi chân chính là phải có danh với núi sông, có công với đất nước. Chỉ có như thế mới xứng đáng là phận nam tri đầu đội trời chân đạp đất. Cái nợ công danh của nhà thơ vẫn còn trong khi ông đã từng đánh nam dẹp bắc, chặn biết bao nhiêu con đường của giặc đi. Phạm Ngũ Lão – một vị tướng tài ba của nhà Trần thế nhưng ông vẫn khiêm tốn về công danh của mình với vua, với nước. Ông “thẹn” khi nghe chuyện Vũ Hầu bởi vì Vũ Hầu cũng là phận bề tôi như ông. Nhưng Vũ Hầu làm được nhiều việc có công lớn với đất nước với vua hơn. Chính vì thế mà dù Phạm Ngũ Lão tài giỏi và hết lòng vì đất nước nhưng bản thân nhà thơ vẫn không cảm thấy hài lòng với những gì mình đã làm. Theo nhà thơ, có lẽ bấy nhiêu thôi chưa đủ để gọi là công danh với đất nước.

Xem thêm:  Phân tích Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên của Nguyễn Dữ lớp 10

Kết luận bài văn Phân tích hào khí Đông A trong bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão

Qua đây ta có thể thấy rõ được hào khí Đông A thời nhà Trần và nỗi thẹn của người quân tử, người tướng quân hết lòng ra sinh vào tử vì vua vì nước. Có thể nói hào khí Đông A là yếu tố cơ bản làm nên ba lần chiến thắng giặc nguyên Mông. Đồng thời ta có thể thấy được tấm lòng của vị tướng quân tài ba với đất nước mình. Dẫu có bao nhiêu chiến công hiển hách, Phạm ngũ Lão vẫn thấy chưa đủ để phục vụ cho vua và cho đất nước.

Theo Sinhviengioi.com

Phân tích tỏ lòng để làm rõ hào khí đông a

Mọi người có thể cho mình dàn ý bài Phân tích Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão để làm nổi bật hào khí Đông A

Bạn tham khảo dàn ý mình làm nha! Vì đề bài yêu cầu phân tích thơ để làm nổi bật Hào khí Đông A ấy, cho nên khi phân tích bạn nên đưa Hào Khí Đông A và tên luận điểm của mình nhé.

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm + Hào khí Đông A. (Vấn đề nghị luận)

  • Người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, được vua tôi nhà Trần thương mến kính trọng (để lễ tang)
  • Một võ tướng nhưng lại yêu thích thơ văn-> văn võ song toàn.
Tác phẩm:
  • Không chỉ có tài về quân sự, mà ông còn để lại nhiều bài thơ về chí trai, lòng yêu nước. Tiếc là hiện nay tác phẩm của ông chỉ còn lại hai bài là Thuật hoài (Tỏ lòng) và Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương).
  • Hoàn cảnh sáng tác: Ước đoán khi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai đang diễn ra ác liệt và chưa đi đến thắng lợi cuối cùng.
  • Thể thơ tứ tuyệt hàng súc.
  • Vấn đề nghị luận: Sức sống của bài thơ là Hào khí Đông A được thể hiện sinh động.
Thân bài- Phân tích:
  • Hào khí Đông A là khí thế hào hùng của thời đại nhà Trần, bởi chữ Trân được kết hợp với chữ Đông và bộ A
  • Hào khí ĐA Trong bài thơ được bày tỏ, được khẳng định qua lời giãi bày nỗi lòng của một vị tướng chỉ huy quân đội bảo vệ non sông, đất nước.
Luận điểm 1: Biểu hiện của Hào khí Đông A trong bài thơ: Hào khí Đông A được kết tinh trong vẻ đẹp của người tráng sĩ thời Trần:

Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu​

  • Tư thế của người tráng sĩ: cụm từ “hoành sóc”- cầm ngang ngọn giáo. Bản dịch là “múa giáo”-> nghiêng về tư thế động nhưng lại chỉ thể hiện được kỹ thuật biểu diễn, không thể hiện được sức mạnh.
  • “Hoành sóc” lại là tư thế tĩnh, dồn nén sức mạnh ở bên trong. Vẽ bức chân dung con người hùng dũng, hiên ngang, chủ động đối mặt với kẻ thù.
  • Tầm vóc: to lớn, kỳ vĩ sánh ngang với vũ trụ bởi người tráng sĩ được đặt trong không gian “giang sơn”. Đây là không gian lớn lao của núi sông bờ cõi. -> đặt trong thời gian “kháp chỉ thu”- đã mấy nghìn năm, một thời gian dài.
  • Ý chí chiến đấu: rất bền bỉ, quyết tâm. Chiến đấu bảo vệ non sông, đất nước trong thời gian mấy năm nhưng chưa hề có dấu hiệu mệt mỏi hay chán nản.
=> Nhận xét:
  • Đây là một câu thơ cảm xúc, tuy có 7 chữ nhưng đã vẽ lên được một cách sinh động hình tượng người tráng sĩ thời Trần với tư thế, ý chí bền vững.
  • So sánh với những câu thơ của Tố Hữu trong bài thơ thơ Tây Bắc:

“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo Núi không đè nổi vai vươn tới

Lá ngụy trang reo với gió đèo.”​

Luận điểm 2: Hào khí Đông A được thể hiện qua sức mạnh của ba quân:

Tam Quân tì hổ khí thôn thôn Ngưu​

  • Hình ảnh “tam quân” gợi về quân đội xưa thường được chia làm tiền quân, trung quân. -> chỉ quân đội có sức mạnh lớn lao. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh để diễn tả sức mạnh của ba quân như hổ báo.
  • Nghệ thuật phóng đại “khí thôn Ngưu”
Có hai cách hiểu: + thứ nhất như thế của ba quân mạnh mẽ, hừng hực cũng như hổ báo. + thứ hai, khí thế của ba quân hừng hực bốc cao như át cả sao Ngưu trên trời. -> dù hiểu theo cách nào thì NT phóng đại trong câu thơ cũng cụ thể hóa được sức mạnh vật chất, khái quát hóa sức mạnh tinh thần bằng cảm xúc niềm tự hào, niềm tự tôn dân tộc. => Nhận xét:
  • Cơ sở tạo nên sức mạnh là xuất phát từ lòng yêu nước, lòng căm thù giặc và khát chiến đấu bảo vệ đất nước. Câu 1 và câu 2 là quan hệ bổ sung giữa cá nhân với cộng đồng.
Luận điểm 3: Hào khí Đông A còn được kết tinh trong kỳ vọng lớn lao của tác giả:
  • Khát vọng của trang nam nhi đời Trần được thể hiện qua cụm từ “nợ công danh”.
  • Đây là nội dung quen thuộc của văn học trung đại, là khát vọng lập công, lập danh- xuất phát từ ý thức, trách nhiệm vai trò của trang nam nhi trong xã hội.
  • Nguyễn Công Trứ từng viết:

“Chí làm trai nam bắc tây đông
Cho thỏa sức vẫy vùng bốn biển​

Hay

Làm người sống ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông​

-> Tác dụng: Khách lệ, cổ vũ nam tử hán cống hiến tài trí xây dựng đất nước, từ bỏ lối sống ích kỷ, tầm thường. + Với PNL, chí nam nhi gắn với công cuộc chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước. + Tác giả ý thức “còn vương nợ” nghĩa là chưa trả hết nợ công danh cho cuộc đời.
  • Nỗi thẹn của tác giả:
    + Thẹn với ai? Thẹn với Vũ Hầu Gia Cát Lượng- một bậc tài trí tuyệt định trong lịch sử Trung Quốc có công giúp Lưu Bị không phục lại nhà Hán.
+ Tại Sao thẹn? Vì ông thấy mình chưa có tài, chưa cống hiến hết mình cho đất nước. + Ý nghĩa của nỗi thẹn (Thực chất) ` thứ nhất, là sự khiêm tốn của PNL. ` thứ hai, nỗi thẹn của ông là bài học có ý nghĩa giáo dục với đời sau. ` thứ ba, nỗi thẹn còn cháy lên khát vọng muốn được cống hiện, được phụng dưỡng nhiều hơn nữa. => Đây là nỗi thẹn cao cả, làm ngời sáng nhân cách con người PNL. Tác giả ý thức được giá trị của bản thân, sự nghiệp công danh của bản thân thống nhất với sự nghiệp chung lớn lao của dân tộc. Đó là lý tưởng sống cao đẹp mang ý nghĩa tốt. (Chính những con người ấy đã làm nên HKĐA)

Đặc sắc nghệ thuật:


  • Thể thơ tứ tuyệt hàm súc.
  • Ngôn ngữ thơ giàu sức gợi hình.
  • Hình ảnh thơ kỳ vĩ, có sức khái quát lớn.
  • Sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật như so sánh, phóng đại, sử dụng điển tích điển cố.
  • Giọng thơ dứt khoát, mạnh mẽ.
Đánh giá:
- Khen tác phẩm: Cách thể hiện Hào khí Đông A rất đặc biệt- kết tinh tư tưởng của người anh hùng và của thời đại. - Khen tác giả: Là 1 quan võ nhưng có tài thơ văn. Những tác phẩm của ông không nhiều nhưng có giá trị đặc biệt trong nên văn học trung đại. - Hào khí Đông A trong bài thơ chính là nội dung yêu nước mang âm hưởng hào hùng, ngợi ca của văn học trung đại từ thế kỷ 10 đến hết thế kỷ 14.

Kết bài: liên hệ, mở rộng lý tưởng của thanh niên ngày nay.

Reactions: Duy Quang Vũ 2007 and Nguyễn Trần Thành Đạt 11A9