Phân tích nguồn gốc nhà nước theo học thuyết của Mác -- Lênin


1. Các học thuyết tiêu biểu về nguồn gốc nhà nƣớc
    1.1. Các học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc của Nhà n
ƣớc
    1.2. Quan điểm chủ nghĩa Mác-LêNin về nguồn gốc của nhà n
ƣớc

2. Quá trình hình thành của Nhà n

ƣớc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-LêNin
    2.1. Chế độ Cộng sản nguyên thuỷ, tổ chức thị tộc bộ lạc và quyền lực xã hội
    2.2. Sự tan rã của tổ chức thị tộc bộ lạc và sự xuất hiện Nhà n
ƣớc
    2.3. (Điểm qua) Sự ra đời của một số nhà n
ƣớc điển hình

Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin về nguồn gốc nhà nước

Phân tích nguồn gốc nhà nước theo học thuyết của Mác -- Lênin

1 – Quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin về nguồn gốc nhà nước

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì nhà nước nảy sinh từ xã hội và là sản phẩm có điều kiện của xã hội loài người. Nhà nước không ra đời ngay từ khi xã hội loài người mới xuất hiện mà chỉ ra đời khi xã hội đã phát triển đến giai đoạn nhất định. Đó là giai đoạn có sự phân chia con người thành giai cấp, thành kẻ giàu, người nghèo, thành người tự do, chủ nô và nô lệ, thành kẻ giàu có đi bóc lột và kẻ nghèo khó bị bóc lột, tức là thành những lực lượng xã hội có khả năng kinh tế và địa vị xã hội khác biệt nhau, mâu thuẫn và đấu tranh với nhau; đồng thời có sự tích tụ của cải và tập trung quyền lực vào tay một số ít người, một lực lượng xã hội nào đó. Trong lịch sử xã hội loài người đã có thời kỳ chưa có nhà nước, đó là thời kỳ cộng sản nguyên thủy, song tất cả những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước lại nảy sinh trong thời kỳ này.

2 – Quá trình hình thành nhà nước

Quá trình hình thành nhà nước diễn ra như sau:

– Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, con người sống với nhau thành từng bầy người nguyên thủy rồi tiến đến các đơn vị như thị tộc, bào tộc, bộ lạc và liên minh các bộ lạc. Thị tộc là một nhóm người cùng huyết tộc về phía nữ và không có quyền lấy nhau, họ có một bà mẹ tổ chung. Thị tộc được tổ chức theo huyết thống và lúc đầu là thị tộc mẫu quyền, tức là quan hệ huyết tộc và thừa kế được tính theo mẹ, về sau là thị tộc phụ quyền. Khi dân số tăng lên thì mỗi thị tộc đầu tiên đó lại chia nhỏ ra thành các thị tộc con và thị tộc mẹ trở thành bào tộc; cũng theo cách thức đó bào tộc phát triển thành bộ lạc và đơn vị tổ chức cao nhất của xã hội là liên minh các bộ lạc. Như vậy, các đơn vị tổ chức trong xã hội cộng sản nguyên thủy bao gồm thị tộc, bào tộc, bộ lạc và liên minh các bộ lạc, chúng được hình thành và được duy trì bởi các quan hệ huyết tộc.

– Cơ sở kinh tế của xã hội được đặc trưng bằng chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động, “Cái gì cùng nhau làm ra và dùng chung, thì cái đó là tài sản chung”. Mọi thành viên của thị tộc đều tự do, có địa vị xã hội như nhau, không có kẻ giàu người nghèo, kẻ thống trị và người bị thống trị. Bình đẳng là nguyên tắc xử sự cao nhất trong lao động cũng như trong phân phối sản phẩm. Nền kinh tế của nó là nền kinh tế tự nhiên, tự cấp và tự túc, săn bắn và hái lượm. “Sự phân công lao động hoàn toàn còn có tính chất tự nhiên, nó chỉ được thực hiện giữa nam và nữ thôi. Đàn ông thì đánh giặc, đi săn bắn và đánh cá, tìm nguyên liệu dùng làm thức ăn và kiếm những công cụ cần thiết cho việc đỏ. Đàn bà chăm sóc việc nhà, chế biến thức ăn và chuẩn bị cái mặc: họ làm bếp, dệt, may vá. Mỗi bên đều làm chủ trong lĩnh vực hoạt động riêng của mình… Mỗi bên đều là chủ sở hữu những cồng cụ do mình chế tạo và sử dụng… Kinh tế gia đình là nền kinh tế cộng sản chung cho nhiều gia đình”.

Tuy cách tổ chức xã hội còn đơn giản như vậy song đã xuất hiện nhu cầu quản lý, điều hành các hoạt động chung của thị tộc, bộ lạc. Do vậy, quyền lực và một hệ thống thực hiện quyền lực đã xuất hiện, mặc dù còn rất đơn giản. Cơ quan quyền lực cao nhất của thị tộc là Hội đồng thị tộc, bao gồm tất cả các thành viên đã trưởng thành của thị tộc, nam cũng như nữ. Hội đồng này bàn bạc dân chủ và quyết định tập thể về tất cả các vấn đề quan trọng của thị tộc: tổ chức lao động sản xuất, quyết định vấn đề chiến tranh hoặc hoà bình, quyết định việc nộp lễ vật xin xá tội, việc báo thù cho những người trong thị tộc bị giết hại… Trong Hội đồng mọi người đều có quyền phát biểu và biểu quyết như nhau nên các quyết định của Hội đồng thế hiện ý chí chung của các thành viên và có tính chất bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với mọi người. Họ thực hiện chúng một cách tự nguyện, song cũng có những biện pháp cưỡng chế nhất định của cộng đồng đối với những người vi phạm các quyết định đó.

Hội đồng bầu ra tù trưởng và thủ lĩnh quân sự để thay mặt Hội đồng chỉ đạo các hoạt động chung và chỉ huy lực lượng quân sự của thị tộc. Những người này có quyền lực rất lớn nhưng quyền lực của họ không phải dựa vào một bộ máy cưỡng chế nào mà dựa vào tập thể cộng đồng, trên cơ sở uy tín cá nhân, sự tín nhiệm và sự ủng hộ của các thành viên trong thị tộc. Tù trưởng và thủ lĩnh quân sự cùng sống, cùng lao động và hưởng thụ như những người khác, không có đặc quyền, đao lợi, họ chịu sự kiểm tra của Hội đồng thị tộc và có thể bị Hội đồng bãi miễn. Cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực ở bào tộc, bộ lạc và liên minh các bộ lạc cũng tương tự như ở thị tộc, song đã thế hiện sự  tập trung quyền lực cao hơn vì tham gia vào Hội đồng của các tổ chức này chỉ gồm tù trưởng và thủ lĩnh quân sự của các thị tộc.

Trong xã hội nguyên thủy, lực lượng sản xuất tuy phát triển rất chậm chạp song không ngừng. Nhờ vậy, xã hội đã trải qua ba lần phân công lao động xã hội lớn. Lần thứ nhất: Chăn nuôi trở thành một ngành sản xuất; lần thứ hai: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp và lần thứ ba: Thương nhân xuất hiện.

3 – Hệ quả của các lần phân công lao động

– Các lần phân công lao động đó đã dẫn đến nhiều hệ quả làm thay đổi xã hội. Đó là:

+ Nền kinh tế đã chuyển từ nền kinh tế tự nhiên, tự cấp và tự túc, săn bắn và hái lượm sang nền kinh tế sản xuất và trao đổi. Các ngành nghề sản xuất khác nhau lần lượt xuất hiện và phát triển: chăn nuôi, trồng trọt, thủ công nghiệp, thương nghiệp. Nen sản xuất hàng hoá đã ra đời và phát triển.

+ Sở hữu tư nhân xuất hiện để thay thế cho sở hữu công cộng của thị tộc và ngày càng được củng cố, lúc đầu là tư hữu về gia súc và sau là tư hữu về ruộng đất và các tài sản khác.

+ Sự phân hoá xã hội xuất hiện và ngày càng sâu sắc. Đó là những sự phân hóa sau:

Thứ nhất, những người trong cùng thị tộc, bộ lạc được phân hoá thành những nhóm người làm các ngành nghề khác nhau, có nhu cầu và lợi ích khác nhau.

Thứ hai, công cụ sản xuất được cải tiến, từ đồ đá đến đồ đồng sau đó là đồ sắt. Năng suất, hiệu quả lao động, nhu cầu và giá trị sức lao động ngày càng tăng, tù binh trong chiến tranh giữa các thị tộc, bộ lạc được giữ lại để làm nô lệ nên nô lệ đã xuất hiện và ngày càng đông hơn. Xã hội có sự phân hoá thành người tự do và nô lệ.

Thứ ba, sự xuất hiện của sở hữu tư nhân đã dẫn đến sự phân hoá xã hội thành kẻ giàu và người nghèo. Cùng với sự xuất hiện của thương nhân, của sự sở hữu tự do và hoàn toàn về mộng đất thì đồng tiền, nạn cầm cố mộng đất, nạn cho vay nặng lãi xuất hiện làm cho sự phân hoá giàu nghèo, phân hoá thành người tự do và nô lệ càng thêm sâu sắc; của cải trong xã hội có sự tích tụ và tập trung vào tay một số ít người, dân nghèo và nô lệ tăng lên rất đông.

Gia đình riêng rẽ bắt đầu trở thành đơn vị kinh tế của xã hội. Sự liên minh và hợp nhất của những bộ lạc cùng thân tộc đã dẫn đến sự hợp nhất những lãnh thổ riêng của các bộ lạc thành lãnh thổ chung của bộ tộc. Thủ lĩnh quân sự của bộ tộc trở thành một viên chức cần thiết, thường trực, đại hội nhân dân được thành lập.

Chiến tranh xảy ra liên miên làm tăng thêm quyền lực của thủ lĩnh quân sự và tập quán lựa chọn những người kế thừa các thủ lĩnh quân sự trong cùng một gia đình hình thành, làm cho quyền lực của thủ lĩnh quân sự dần dần trở thành một quyền lực thế tập, đó là cơ sở của vương quyền thế tập và quý tộc thế tập.

Tình trạng những người trong cùng thị tộc, bộ lạc thống nhất với nhau về quyền lợi và chung sống trên cùng một lãnh thổ mà chỉ có mình họ cư trú không còn nữa. Trên vùng lãnh thổ đó đã có người của các thị tộc, bộ lạc khác nhau cùng chung sống; họ được phân chia thành người tự do và nô lệ, thành những người giàu có đi bóc lột và những người nghèo khó bị bóc lột, những người có nhu cầu, lợi ích xung đột với nhau. Những người giàu có, chủ nô đã lợi dụng địa vị kinh tế của mình khống chế bộ máy quản lý của xã hội chủ yếu vì lợi ích của họ và trở thành lực lượng thống trị, những người nghèo và nô lệ trở thành lực lượng bị trị, mâu thuẫn và đấu tranh giữa hai lực lượng đó xuất hiện và ngày càng gay gắt hơn.

Trước thực trạng trên, chế độ thị tộc tỏ ra bất lực, không đủ khả năng điều hành và quản lý xã hội. Nhu cầu khách quan của sự quản lý xã hội có sự phân hoá, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp đó đòi hỏi phải có một tổ chức mới, có sức mạnh quản lý và cưỡng chế lớn hơn thị tộc, bộ lạc thì mới đủ khả năng điều hành và quản lý xã hội, làm dịu xung đột giai cấp trong xã hội hoặc giữ cho xung đột đó ở trong vòng một trật tự nhất định để xã hội có thể tồn tại và phát triển được. Tổ chức đó chính là nhà nước và nhà nước đã xuất hiện.

Tóm lại

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì nhà nước ra đời do hai nguyên nhân chính là kinh tế và xã hội. Nguyên nhân kinh tế là sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự phân công lao động xã hội và sự xuất hiện của nền kinh tế sản xuất và trao đối, của sở hữu tư nhân. Nguyên nhân xã hội là sự phân hoá con người trong xã hội thành kẻ giàu, người nghèo, thành người tự do và nô lệ, thành các giai cấp, tầng lớp, lực lượng xã hội có khả năng kinh tế và địa vị xã hội khác biệt nhau, mâu thuẫn và đấu tranh với nhau. Đồng thời có sự tích tụ của cải và tập trung quyền lực vào tay một nhóm người, một lực lượng xã hội nhất định.

Like fanpage Luật sư Online tại: https://www.facebook.com/iluatsu/