Nụ cười theo trục tung là gì

Nụ cười theo trục tung là gì

Kinh doanh như thế nào là thông minh nhất? Hôm nay Beginner Club mang đến cho các bạn lý thuyết về “đồ thị cười” đã gây ảnh hưởng lớn trong ngành CNTT và bây giờ “đồ thị cười” còn được xem là công cụ phân tích những dự án kinh doanh, tìm ra những điểm mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho dự án kinh doanh của mình.

Đồ thị “cười” là độ thị do chủ tịch của Acer Đài Loan ông Stan Shih phát biẻu vào năm 1992. Đồ thị tuy lí luận khá đơn giản, nhưng nó được xem là tiêu chí phát triển trong tương lai mà tất cà các ngành công nghiệp IT ở Đài Loan luôn nhắm tới.

Trục hoành của đồ thị là trục “dòng sản phẩm“, chủ yếu được cấu thành từ ba phần : phần bên trái là phần “Kĩ Thuật và Bản Quyền“, phần giữa là phần “chế tạo và lắp ráp“, phần bên phải là phần “thương hiệu và dịch vụ“. Trục tung của đồ thị là trục lời nhuận. Có thể thấy, vị trí ở giữa đồ thị là vị trí đạt lợi nhuận thấp nhất, vị trí ở hai bên đồ thị là hai vị trí đạt lợi nhuận cao nhất, chính vì thế mà khi đồ thị vẽ ra mang hình của một nụ cười.

Hàm ý chủ yếu của Đồ thị cười là : muốn gia tăng lời nhuận của doanh nghiệp, tuyệt đối tránh xa vào việc tập trung vào “sản xuất và lắp ráp, bên cạnh đó không ngừng đẩy mạnh hoạt động của doanh nghiệp về hai phía đồ thị.

Nụ cười theo trục tung là gì

Phiên bản đơn giản của “đồ thị cười”

Cùng xét thêm một vài ví dụ khác:

Nike và Việt Tiến. Một chiếc áo gió mang nhẫn hiệu Nike có giá là 150USD, sau khi trừ chi phí sản xuất cho Việt Tiến là 25USD, lợi nhuận của Nike là 125USD, và tất cả số tiền này đều được tạo ra từ R&D (nghiên cứu thị trường, nghiên cứu mẫu mã, thiết kế, …), bản quyền (độc quyền kiểu dáng), Thương hiệu và dịch vụ (cửa hàng. hậu mãi, …). Còn Việt Tiến, sau khi trừ đi 20USD cho nguyên liệu, cuối cùng chỉ còn lời 5USD. Đây chính là lí do tại sao 1 kĩ thuật viên làm việc cho Nike, 7h/ngày, tuần làm 5 ngày, kô tăng ca, lương 15.000USD/tháng. Trong khi 1 công nhân làm cho Việt Tiến, 8h/ngày, tuần 6 ngày, có tăng ca, lương chì vỏn vẹn 150USD/tháng.

Apple chiếm 4.3% thị phần máy tính xách tay trên toàn thế giới – một con số gần như mơ ước của nhiều nhà sản xuất. Người ta chọn Apple vì cái đẹp cái tinh tế và thể hiện đẳng cấp của người khác khi sử dụng nó. (là những phần Branding, Design).

Nụ cười theo trục tung là gì

Wal-Mart có được 2 phần lớn của sản phẩm là (Concept và distributoin) ,và đó cũng là lý do làm cho Wall-Mart là một trong những công ty hàng đầu thế giới.

Và ngay tại Việt Nam, khi Triumph có những xưởng may gia công sản xuất nội y lớn và xuất khẩu sang nước ngoài. Giá xuất đi trung bình là 1USD/cái và giá của nó khi được bán tại Châu Âu lên đến 24USD/cái Ng   h2n Apple vì cái đẹp cái tinh tế và thể hiện đẳng cấp của người khác khi sử dụng nó. (là những phần Branding, Design).

Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc thảo luận với Beginner Club thì comment trong topic này nha!

This entry was posted on Tháng Bảy 15, 2009 lúc 8:37 sáng and is filed under Khởi nghiệp. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, hoặc trackback from your own site.

Đồ thị nụ cười khách hàng là gì? Có những yếu tố nào tạo nên sự hài lòng cho khách hàng? Cùng tìm hiểu sơ đồ nụ cười khách hàng phiên bản cải tiến do CBM Branding phát triển nhé!

1. Đồ thị nụ cười khách hàng là gì?

Đồ thị “nụ cười khách hàng” do chủ tịch Hãng Acer – Stan Shih phát triển năm 1992. Chỉ với lý luận đơn giản, đồ thị này đã gây ảnh hưởng lớn trong ngành công nghệ thông tin. Ngày nay, nó được nhiều nhà phân tích xem là một công cụ phân tích cơ bản cho các dự án kinh doanh.

CBM Branding cũng đã ứng dụng và đề xuất đồ thị này trong nhiều dự án tư vấn. Đặc biệt là các dự án liên quan đến sản phẩm hữu hình. Tuy nhiên, phiên bản CBM Branding giới thiệu hôm nay đã có những thay đổi đáng kể so với phiên bản gốc (các bạn có thể gõ “The Smiling Curve” lên Google để tìm kiếm bản gốc). Với phiên bản này, CBM Branding đã thể hiện bằng biểu đồ hình học.

Nụ cười theo trục tung là gì
Sơ đồ nụ cười do CBM Branding thể hiện bằng hình học

2. Phân tích sơ đồ nụ cười khách hàng của CBM Branding

Ý nghĩa quan trọng nhất của đồ thị là hoạt động “Sản xuất” thực ra tạo ra ít giá trị gia tăng nhất. Muốn khách hàng càng cười lớn, nụ cười càng rộng thì cần phải đẩy hoạt động về 2 phía của sơ đồ.

Nụ cười nằm trên trục hoành của đồ thị là thời gian trong quy trình sản phẩm. Phần chính giữa là hoạt động sản xuất sản phẩm. Trước đó, phần bên trái là phần “nghiên cứu và phát triển sản phẩm“, “xây dựng thương hiệu trước khi tung sản phẩm ra thị trường”. Phần bên phải “sản xuất” là phần “Xây dựng thương hiệu, marketing, bán hàng và dịch vụ sau bán“. Trục tung của đồ thị giá trị gia tăng.

Nhìn vào sơ đồ, hai bên đồ thị là hai vị trí đạt giá trị gia tăng cao nhất. Doanh nghiệp muốn làm hài lòng khách hàng cần phải tập trung phát triển sang hai bên đồ thị. Nếu chỉ tập trung về 1 trong hai bên, trước hoặc sau, thì sẽ thành nụ cười nửa miệng. Mà nụ cười nửa miệng thường rất đa nghĩa, đôi khi lại cực kỳ nguy hiểm đối với doanh nghiệp.

3. Thực tiễn áp dụng

Theo quan sát thì hầu hết SMEs tại Việt Nam đều chỉ đang mạnh về một vài yếu tố trên đồ thị: doanh nghiệp thì chăm chỉ với khâu chuyên lo sản xuất, doanh nghiệp thì chuyên về mảng thương mại còn về nghiên cứu và phát triển là câu chuyện có vẻ dài hơi quá.

Nụ cười theo trục tung là gì
Nụ cười khách hàng càng lớn đồng nghĩa với khách hàng sẵn lòng bỏ số tiền lớn hơn

Bạn hãy nhìn về những thương hiệu toàn cầu như Apple, Wal-Mart, Nike, Coach… và đưa vào hệ quy chiếu của đồ thị sẽ thấy giá trị gia tăng của những thương hiệu này tập trung rất mạnh về 2 phía đồ thị. Nụ cười khách hàng càng lớn đồng nghĩa với khách hàng sẵn lòng bỏ số tiền lớn hơn cho một thương hiệu phù hợp.

Việt Nam và Trung Quốc hay những nước đang phát triển đang là những công xưởng của thế giới với những nhà máy sản xuất – gia công cho rất nhiều thương hiệu lớn toàn cầu. Tại đây, chúng ta mới chỉ đóng góp vào mức giá trị gia tăng thấp nhất của đồ thị. Phần giá trị gia tăng lớn nhất nằm ở đại bản doanh của các thương hiệu tại các nước phát triển với đội ngũ nghiên cứu phát triển và marketing hùng mạnh.

4. Một số ví dụ thực tế

4.1. Nike

Nike là là một công ty của Mỹ, nhưng không bao giờ Nike có dòng chữ “made in USA”, vì sao? Vì thực chất công sản xuất cần cơ bắp nhiều chất xám ít thì gần như không một công ty đa quốc gia nào đặt xưởng sản xuất tại những đất nước có giàu có cả.

Nụ cười theo trục tung là gì
Thương hiệu Nike với việc áp dụng The Smiling Curve

Để có được đôi Nike vừa chất lượng vừa thời trang thì không phải chỉ sản xuất là đủ. Nó phải đi từng bước mà mỗi bước trong đó đòi hỏi nguồn nhân lực lớn và chất xám đạt yêu cầu. Để đôi giày Nike đến được tay người tiêu dùng thì nó phải trải qua nhiều công đoạn. Tất cả những công đoạn này kết nối lại, người ta gọi là chuỗi giá trị. Nếu những công đoạn này được thực hiện tại những quốc gia khác nhau thì người ta gọi nó là “chuỗi giá trị toàn cầu”.

Có ước tính chỉ ra rằng công đoạn sản xuất và lắp ráp kiếm được chưa tới 1% giá trị sản phẩm. Nó chính là đáy của chuỗi giá trị. Vào giữa thập niên 60, giày Nike được sản xuất ở Nhật. Nhưng sau vài năm người Nhật không làm công đoạn sản xuất cho Nike nữa. Vì thế Nike chuyển sang Hàn Quốc và Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Indonessia, và tiếp đó là dừng chân ở Việt Nam. Công đoạn thu được giá trị thấp nhất trong trong chuỗi cung ứng cứ dịch chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác.

4.2. Asics

Vậy một công ty đang ở vùng trũng nhất cần làm gì để thu lợi nhuận từ 2 đầu?

Một trong các cách có thể áp dụng là sử dụng mô hình Service Dominant Logic. Mô hình này nói tới việc sản phẩm bán cho khách hàng không phải là hàng hóa, mà là dịch vụ của hàng hóa đó. Điều này có nghĩa nhà sản xuất không cần chuyển sang dịch vụ. Họ chỉ kinh doanh bán hàng thông qua dịch vụ có sử dụng hàng hóa đó.

Nụ cười theo trục tung là gì
Thương hiệu Asics bán hàng thông qua dịch vụ có sử dụng hàng hóa đó

Asics – đơn vị sản xuất giày đã xây trạm dừng chân cho người chạy bộ nghỉ lại. Điều này thu hút sự dừng chân của người chạy bộ. Họ dừng lại để nghỉ và tại đó có thể thuê giày hoặc mua giày của Asics. Từ đó, Asics bán được giày với giá chính hãng mà không cần chiết khấu, khuyến mãi.

Ở đây, Asics không phải chuyên về dịch vụ, nhưng họ chuyên về sản phẩm liên quan đến dịch vụ “không gian cho người chạy bộ”. Nhờ điều này, số lượng sản phẩm họ bán ra tăng lên đáng kể.

5. Tổng kết

Một lần nữa cần khẳng định – nụ cười khách hàng càng lớn đồng nghĩa với khách hàng sẵn lòng bỏ số tiền lớn hơn cho thương hiệu của bạn.

Vậy nụ cười của khách hàng với doanh nghiệp của bạn đang ở đâu?

Xem thêm: Sơ đồ quyết định mua hàng của khách hàng – mô hình AIDA cải tiến

CBM Branding đã có kinh nghiệm hơn 06 năm trong lĩnh vực marketing, truyền thông, thương hiệu. Qua hơn 100 dự án, chúng tôi đã áp dụng đồ thị này, giúp các doanh nghiệp tăng trưởng doanh số vượt bậc.

LIÊN HỆ NGAY với CBM Branding để được tư vấn giải pháp, chiến lược phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn! Chúng tôi hiểu khách hàng của bạn!