Nơi dung nào không phản ánh đúng cách sơ cứu nạn nhân khi bị ngất

Là kỹ thuật hồi sinh tim phổi cơ bản, gồm 3 bước ABC/CAB (2010):

A - Kiểm soát đường thở (Airway control)

  • Đặt đầu ngửa, cổ ưỡn, kéo hàm dưới/nâng cằm. Trường hợp nghi ngờ hoặc có chấn thương cột sống cổ không làm thủ thuật kéo hàm/nâng cằm.
  • Móc sạch đờm dãi hay dị vật trong miệng nếu có.
  • Làm nghiệm pháp Heimlich nếu có nghi ngờ dị vật đường thở.

Nơi dung nào không phản ánh đúng cách sơ cứu nạn nhân khi bị ngất

B - Hô hấp hỗ trợ (Breathing support)

Nếu người bệnh không thở, thổi ngạt hoặc bóp bóng 2 lần liên tiếp, sau đó kiểm tra mạch.

Nếu có mạch: tiếp tục thổi ngạt hoặc bóp bóng.

Nếu không có mạch: thực hiên chu kỳ ép tim, thổi ngạt theo tỷ lệ 30/2.

Lưu ý: Nhịp thở nhân tạo (thổi ngạt hoặc bóp bóng) cần bảo đảm thổi vào trong 1 giây, đủ làm lồng ngực phồng lên nhìn thấy được với tần số thở 10 - 12 lần/phút đối với người lớn, 12 - 20 lần/phút đối với trẻ nhỏ và nhũ nhi. Nối oxy với bóng ngay khi có oxy.

C - Ép tim ngoài lồng ngực (Chest compression)

Kiểm tra mạch cảnh trong vòng 10 giây.

Nếu không thấy mạch: tiến hành ép tim ngoài lồng ngực ngay.

Ép tim ở 1/2 dưới xương ức, lún 1/3 - 1/2 ngực (4 - 5 cm với người lớn) đủ để sờ thấy mạch đập khi ép; tần số 100 lần/phút.

Phương châm là ép nhanh, ép mạnh, không gián đoạn và để ngực phồng lên hết sau mỗi lần ép.

Tỷ lệ ép tim/thổi ngạt là 30/2 nếu là người bệnh lớn hoặc người bệnh trẻ nhỏ, nhũ nhi có 1 người cấp cứu. Tỷ lệ này có thể là 15/2 đối với trẻ nhỏ hoặc nhũ nhi có 2 người cấp cứu.

- Kiểm tra mạch trong vòng 10 giây sau mỗi 5 chu kỳ ép tim, thổi ngạt (1 chu kỳ là 30 lần ép tim/2 lần thổi ngạt) hoặc sau mỗi 2 phút.

Nơi dung nào không phản ánh đúng cách sơ cứu nạn nhân khi bị ngất

Nơi dung nào không phản ánh đúng cách sơ cứu nạn nhân khi bị ngất

Thường áp dụng cấp cứu các nạn nhân đuối nước. Sau khi nạn nhân được vớt lên khỏi mặt nước, thực hiện các bước cấp cứu như sau:

  • Đặt nạn nhân nằm sấp.
  • Sốc nước (tống nước trong bụng ra ngoài).
  • Giải phóng đường hô hấp trên (lau, móc đờm dãi, lấy dị vật trong miệng, mũi nạn nhân ra ngoài, nới lỏng trang phục…).
  • Hô hấp nhân tạo theo phương pháp Nielsen:

    Đặt người bị nạn nằm sấp, đầu quay sang một bên, gối lên hai bàn tay.

    Người cấp cứu quỳ ở phía đầu người bị nạn.

    Tạo thì thở ra: Ép mạnh hai bàn tay vào lưng của người bị nạn, lòng bàn tay đè lên hai xương bả. Khi ép, người cấp cứu hơi ngả về phía trước, hai cánh tay ấn thẳng (vuông góc với thành ngực) rồi buông ra đột ngột (Hình 3A).

    Tạo thì thở vào: Cầm tay người bị nạn ở sát mỏm khuỷu, kéo cánh tay lên trên và về phía đầu (không nhắc đầu lên), xong lại đặt tay về tư thế lúc ban đầu (Hình 3B).

    Làm với tần số 10-12 lần/phút.

    Nơi dung nào không phản ánh đúng cách sơ cứu nạn nhân khi bị ngất

Phương pháp này thường áp dụng để cấp cứu nạn nhân ngừng tim phổi do vùi lấp. Các bước tiến hành như sau:

  • Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu quay về một bên.
  • Kê gối dưới vai.
  • Giải phóng đường hô hấp trên (lau, móc đờm dãi, lấy dị vật trong miệng, mũi nạn nhân ra ngoài, nới lỏng trang phục…).
  • Hô hấp nhân tạo theo phương pháp sylvester:

    Người cấp cứu quỳ ở phía đầu người bị nạn, nắm chặt lấy 1/3 dưới cẳng tay người bị nạn.

    Thao tác tạo thì thở ra: Người cấp cứu đưa hai cẳng tay người bị nạn gấp trước ngực, rồi rời mông khỏi gót, cẳng tay và cánh tay duỗi thẳng ép mạnh lên thành ngực của nạn nhân (hình 4A).

    Thao tác tạo thì thở vào: Người cấp cứu ngồi xuống, đồng thời kéo hai tay người bị nạn về phía đầu, đồng thời ngả cang người ra sau (hình 4B).

    Làm với tần số 16- 20 lần/phút.

    Lưu ý: Khi cấp cứu, dù áp dụng phương pháp nào cũng đều cần đặc biệt tuân thủ nguyên tắc “Khẩn trương - Kiên trì - Đúng kỹ thuật”, vừa cấp cứu vừa quan sát, kiểm tra đánh giá tiến triển của nạn nhân để chờ hỗ trợ từ các chuyên gia y tế, nhất định không bỏ cuộc khi nạn nhân còn cơ hội được cứu sống.

    Nơi dung nào không phản ánh đúng cách sơ cứu nạn nhân khi bị ngất

Đó là khi việc cấp cứu đạt được mục đích cung cấp được máu và oxy đến cho tuần hoàn não, tuần hoàn vành cũng như tổ chức tế bào. Biểu hiện lâm sàng là niêm mạc môi bệnh nhân ấm và hồng trở lại; đồng tử co lại nếu thời gian thiếu oxy não chưa lâu và còn khả năng hồi phục. Càng tốt hơn nếu như có các dấu hiệu của sự sống như: thở trở lại, tim đập lại, ý thức tỉnh trở lại...

Lưu ý: chỉ cần có các dấu hiệu cung cấp được oxy cho tổ chức tế bào (môi ấm hồng trở lại) kết hợp chưa có dấu hiệu tổn thương nặng nề ở tổ chức não (đồng tử co lại) thì cần phải kiên trì cấp cứu, đồng thời gọi các đội cấp cứu y tế hoặc vừa cấp cứu vừa vận chuyển bệnh nhân đến một cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa chuyên sâu.

Nếu đã áp dụng đúng, đủ các biện pháp cấp cứu như trên, không có điều kiện vận chuyển hoặc gọi tuyến trên chi viện, trong vòng 60 phút mà đồng tử không co lại, tim không đập lại thì cho phép ngừng cấp cứu và bệnh nhân tử vong.

Cần lưu ý các trường hợp ngừng tim - phổi trong điều kiện đặc biệt đã nêu phải cấp cứu kiên trì hơn vẫn có thể cứu sống bệnh nhân.

Dòng điện xoay chiều (AC) thay đổi hướng thường xuyên; nó là dòng điện thường được cung cấp bởi công ty phân phối điện tại Mỹ và châu Âu. Dòng điện một chiều (DC) theo cùng một hướng hằng định; nó là dòng điện do pin cung cấp. Máy khử rung tim và máy chuyển nhịp tim thường dùng dòng điện DC. Làm thế nào AC ảnh hưởng đến cơ thể phụ thuộc phần lớn vào tần số. AC tần số thấp (từ 50 đến 60 Hz) được sử dụng trong các hộ gia đình ở Mỹ (60 Hz) và Châu Âu (50 Hz). Vì AC tần số thấp gây ra sự co cơ kéo dài (tetany), có thể gây co quắp bàn tay vào nguồn điện và kéo dài thời gian tiếp xúc, nó có thể nguy hiểm hơn AC tần số cao và nguy hiểm hơn gấp 3 đến 5 lần so với DC cùng điện thế và cường độ dòng điện. Tiếp xúc với DC có thể gây ra co giật một lần, thường đánh bật người tiếp xúc ra khỏi nguồn điện.

Đối với cả AC và DC, điện thế (V) và cường độ dòng điện càng cao, càng nhiều tổn thương do điện sau đó (trong cùng thời gian phơi nhiễm). Dòng điện gia dụng ở Mỹ là 110 V (đầu ra tiêu chuẩn) đến 220 V (dùng cho các thiết bị gia dụng lớn, ví dụ: tủ lạnh, máy sấy). Điện thế dòng cao (> 500 V) có xu hướng gây ra bỏng Bỏng

Nơi dung nào không phản ánh đúng cách sơ cứu nạn nhân khi bị ngất
sâu, và điện thế dòng thấp (110 đến 220 V) có xu hướng gây ra cơn co giật cơ và co quắp với nguồn dòng điện. Cường độ dòng điện tối đa có thể gây ra co quắp các cơ duỗi của cánh tay khi co lại cho phép thả tay ra khỏi nguồn điện nên còn được gọi là dòng đánh bật. Dòng đánh bật thay đổi theo trọng lượng và khối lượng cơ. Đối với một người đàn ông trung bình 70-kg, dòng đánh bật là khoảng 75 mA cho DC và khoảng 15 mA cho AC.

Điện áp xoay chiều 60 Hz AC đi qua lồng ngực thậm chí một phần giây có thể gây ra rung thất Rung thất (VF)

Nơi dung nào không phản ánh đúng cách sơ cứu nạn nhân khi bị ngất
ở tốc độ dòng điện thấp từ 60 đến 100 mA; cho DC, thì cần khoảng 300 đến 500 mA. Nếu dòng điện có đường dẫn trực tiếp tới tim (ví dụ, thông qua catheter tim hoặc điện cực của máy tạo nhịp tim), < 1 mA (AC hoặc DC) có thể gây rung tâm thất.

Tổn thương tổ chức do phơi nhiễm điện chủ yếu do chuyển đổi năng lượng điện thành nhiệt, dẫn đến tổn thương nhiệt. Lượng năng lượng nhiệt tán xạ bằng Ampe2× điện trở × thời gian; do đó, đối với bất kỳ dòng và thời gian nhất định nào, các tổ chức có điện trở cao nhất có xu hướng chịu nhiều tổn thương nhất. Điện trở của cơ thể (đo bằng Ohms/cm2) được tạo ra chủ yếu bởi da, bởi vì tất cả các mô bên trong (trừ xương) có điện trở không đáng kể. Độ dày da và độ khô tăng điện trở; da khô, sừng hóa tốt, còn nguyên vẹn có điện trở trung bình 20.000 đến 30.000 ohms/cm2. Đối với lòng bàn tay hoặc bàn chân, điện trở có thể từ 2 đến 3 triệu ohms/cm2; Ngược lại, da ẩm, da mỏng có điện trở khoảng 500 ohms/cm2. Điện trở đối với da bị thủng (ví dụ: vết cắt, mài mòn, chọc kim) hoặc màng niêm mạc ẩm (ví dụ: miệng, trực tràng, âm đạo) có thể thấp đến 200-300 ohms/cm2.

Nếu điện trở của da cao, nhiều năng lượng điện có thể bị tiêu tan ở da, dẫn đến da bị bỏng nhưng tổn thương nội tạng ít hơn. Nếu điện trở của da thấp, da bị bỏng ít hơn hoặc không bị bỏng, và năng lượng điện được truyền đến các cấu trúc bên trong. Do đó, sự vắng mặt của các vết bỏng bên ngoài không tiên đoán sự vắng mặt của tổn thương điện, và mức độ nghiêm trọng của các vết bỏng bên ngoài không tiên đoán mức độ nghiêm trọng của tổn thương do điện.

  • Việc không có các vết bỏng bên ngoài không tiên đoán được việc không có tổn thương do điện, và mức độ nghiêm trọng của các vết bỏng bên ngoài không tiên đoán mức độ nghiêm trọng của tổn thương do điện.

Tổn thương các tổ chức bên trong phụ thuộc vào điện trở của chúng cũng như cường độ dòng điện (dòng điện trên mỗi đơn vị diện tích, năng lượng tập trung khi dòng điện đi qua một khu vực nhỏ hơn). Ví dụ, khi năng lượng điện đi trong cánh tay (chủ yếu là qua các mô có điện trở thấp, ví dụ như cơ, mạch, dây thần kinh), mật độ dòng chảy tăng tại các khớp bởi vì một tỷ lệ đáng kể diện tích cắt ngang của khớp bao gồm các mô có điện trở cao hơn ví dụ, xương, gân), làm giảm diện tích mô có điện trở thấp; do đó, tổn thương cho các mô có điện trở thấp có xu hướng nghiêm trọng nhất ở khớp.

Con đường của dòng điện đi qua cơ thể xác định cấu trúc nào bị tổn thương. Bởi vì dòng điện xoay chiều liên tục đảo ngược hướng, nên thuật ngữ thường không được sử dụng "nhập vào" và "thoát ra" là không phù hợp; "Nguồn" và "tiếp đất" chính xác hơn. Bàn tay là điểm nguồn phổ biến nhất, tiếp theo là đầu. Chân là điểm tiếp đất phổ biến nhất. Dòng điện di chuyển giữa hai cánh tay hoặc giữa cánh tay và bàn chân nhiều khả năng đi qua tim, có thể gây ra loạn nhịp Tổng quan về rối loạn nhịp tim

Nơi dung nào không phản ánh đúng cách sơ cứu nạn nhân khi bị ngất
. Dòng điện này có xu hướng nguy hiểm hơn so với dòng điện di chuyển từ chân này sang chân kia. Dòng điện qua não có thể gây tổn thương thần kinh trung ương.