Những tính chất nào sau đây là tính chất hóa học có bạn của bazơ

Chúng ta đã biết có 2 loại bazo, đó là bazơ tan được trong nước như NaOH, KOH,... và loại bazơ không tan được trong nước như Al(OH)3 , Fe(OH)3 , Cu(OH)2 ,... vậy giữa các bazơ này có tính chất hóa học nào khác nhau?

Để giải đáp câu hỏi trên và một số câu hỏi như: bazơ nào mạnh, bazơ nào yếu? bazơ tan trong nước và bazơ không tan trong nước có tính chất hóa học nào khác nhau? chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

I. Khái quát về Bazo - Bazo là gì?

- Bazo là gì? Bazơ là hợp chất hóa học mà trong đó phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit.

- Có công thức chung của Bazo có dạng B(OH)x, trong đó x là hóa trị của kim loại.

 Ví dụ:NaOH : Natri hidroxit; Cu(OH)2 : Đồng hidroxit; Fe(OH)3 : Sắt (III) hidroxit

- Bazơ có 5 tính chất hóa học đặc trưng

  •  Làm đổi màu quỳ tím
  •  Tác dụng với axit
  •  Tác dụng với oxit axit
  •  Tác dụng với dung dịch muối
  •  Bazo không tan bị nhiệt phân

II. Tính chất hóa học của Bazo

1. Bazo tác dụng với chất chỉ chỉ màu

- Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.

- Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.

2. Bazo tác dụng với Axit (Bazo + Axit)

- PTPƯ: Bazo + Axit → Muối + Nước

- Bazơ tan và không tan tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

 Ví dụ:KOH + HCl → KCl + H2O

 Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

 Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O

3. Bazo tác dụng với Oxit axit (Bazo + oxit axit)

- PTPƯ: Bazo + Oxit axit → Muối + Nước

 Ví dụ:2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

  3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ trắng + 3H2O

  Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3↓ trắng + H2O

4. Bazo tác dụng với muối

- PTPƯ: Bazo + Muối → Muối mới + Bazo mới

Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.

 Ví dụ: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓ xanh

5. Bazo không tan bị nhiệt phân hủy

- Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit và nước.

 Ví dụ:  Cu(OH)2 

Những tính chất nào sau đây là tính chất hóa học có bạn của bazơ
 CuO+H2O

  2Al(OH)

Những tính chất nào sau đây là tính chất hóa học có bạn của bazơ
  Al2O3+3H2O

* Lưu ý: Điều kiện để có phản ứng xảy ra: Muối tạo thành phải là muối không tan hoặc bazơ tạo thành phải là bazơ không tan.

Những tính chất nào sau đây là tính chất hóa học có bạn của bazơ

III. Bazo mạnh, bazo yếu

- Một số Bazo mạnh như: NaOH, KOH,...

- Một số Bazo yếu như: Al(OH)3, Fe(OH)3, Cu(OH)2,...

IV. Bài tập Bazo

* Bài 1 trang 25 SGK Hóa 9: Có phải tất cả các chất kiềm đều là bazơ không? Dẫn ra công thức hóa học của vài ba chất kiềm.

Có phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm không? Dẫn ra công thức hóa học của những bazơ để minh họa.

>> Lời giải bài 1 trang 25 SGK Hóa 9

* Bài 2 trang 25 SGK Hóa 9: Có những bazơ sau: Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào:

 a) Tác dụng được với dung dịch HCl?

 b) Bị nhiệt phân hủy?

 c) Tác dụng được với CO2?

 d) Đổi màu quỳ tím thành xanh?

Viết các phương trình hóa học.

>> Lời giải bài 2 trang 25 SGK Hóa 9

* Bài 3 trang 25 SGK Hóa 9: Từ những chất có sẵn là: Na2O, CaO, H2O. Hãy viết các phương trình hóa học điều chế các dung dịch bazơ.

>> Lời giải bài 3 trang 25 SGK Hóa 9

* Bài 4 trang 25 SGK Hóa 9: Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2 và Na2SO4. Chỉ được dùng quỳ tím, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học? Viết các phương trình hóa học.

>> Lời giải bài 4 trang 25 SGK Hóa 9

* Bài 5 trang 25 SGK Hóa 9: Cho 15,5g natri oxit Na2O tác dụng với nước, thu được 0,5 lít dung dịch bazơ.

a) Viết phương trình hóa học và tính nồng độ mol của dung dịch bazơ thu được.

b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 20%, có khối lượng riêng 1,4 g/ml cần dùng để trung hòa dung dịch bazơ nói trên.

>> Lời giải bài 5 trang 25 SGK Hóa 9