Nhất sinh đê thủ bái mai hoa là gì năm 2024

Tự Ðức vốn là ông vua sính thơ và hay khoe thơ mình. Nghĩ được câu thơ nào thường vẫn đem đọc cho quần thần nghe và lấy làm tự đắc lắm.

Một hôm sau buổi chầu, Tự Ðức nói với các quan:

– Ðêm qua Trẫm nằm mơ làm được hai câu thơ thật kỳ lạ, để trẫm đọc cho các khanh nghe!

Rồi đọc luôn: Viên trung oanh chuyển "khề khà" ngữ, Dã ngoại đào hoa "lấm tấm" khai. Các quan nghe xong đều lấy làm lạ vì chưa hề được nghe lối thơ vừa chữ Hán vừa Nôm ấy bao giờ, nhất là những chữ "khề khà", "lấm tấm" nghe thật thú vị. Còn Cao Bá Quát lúc bấy giờ cũng có mặt ở đấy, thì vẫn thản nhiên mà tâu rằng:

– Tâu bệ hạ, tưởng gì chứ hai câu ấy thì từ hồi còn để chỏm đi học, thần đã được nghe rồi ạ! Thần được nghe cả bài tám câu kia, nếu bệ hạ cho phép, thần xin đọc lại tất cả.

Tự Ðức đang hí hửng về mấy câu thơ dở chữ dở Nôm rất độc đáo của mình, không dè bị Quát giội một gáo nước lạnh thì tức lắm, vì rõ ràng hai câu thơ đó chính ông đã nghĩ ra. Tuy nhiên, ông vẫn cố trấn tĩnh bảo Quát đọc cho nghe cả bài thơ, với thâm ý nếu không đọc được thì sẽ trị cái tội khi quân ấy cho hả giận.

Còn đình thần cũng bực tức là Quát dám cả gan xúc phạm đến vua, và họ đang chờ một trận lôi đình; ông nọ lấm lét nhìn ông kia, không khí triều đình trở nên căng thẳng, nặng nề khác thường…

Quát bình thản suy nghĩ một lát như để nhớ lại một bài thơ lâu ngày không nhìn đến, rồi cất giọng sang sảng ngâm rằng: Bảo mã tây phương huếch hoác lai, Huyênh hoang nhân tự thác đề hồi. Viên trung oanh chuyển "khề khà" ngữ, Dã ngoại đào hoa "lấm tấm" khai. Xuân nhật bất văn sương lộp bộp, Thu thiên chỉ kiến vũ bài nhài. Khù khờ thi tứ đa nhân thức, Khệnh khạng tương lai vấn tú tài. Nghĩa là:

Ngựa báu từ phía tây huếch hoác lại, Người huênh hoang nhờ cậy dìu về. Trong vườn oanh hót giọng khề khà, Ngoài đồng hoa đào nở lấm tấm. Ngày xuân chẳng nghe tiếng sương rơi lộp bộp, Tiết thu chỉ thấy mưa bài nhài. Tứ thơ khù khờ đã nhiều người biết, Khệnh khạng còn mang đến hỏi tú tài. Bài thơ vừa đọc dứt, cả đình thần hoang mang nhìn nhau, còn Tự Ðức thì biết đích là Cao Bá Quát chơi xỏ mình, nhưng cũng rất sửng sốt và hết sức thán phục. Vua sai lấy chè và quế ban cho Quát và bắt Quát phải thú thật là đã bịa thêm sáu câu.

* * *

Có một lần Cao Bá Quát đi thăm bạn ở xa. Bạn đi vắng, ông phải trở về, bụng đói mà tiền thì đã hết nhẵn.

Ðang đi lang thang thất thểu, chợt nghe gần đấy có kèn trống đám ma. Quát theo chừng lần tới nơi. Hỏi ra biết là đám tang một ông cụ già nhà khá giả. Quát liền bước vào nhà thấy quan viên ngồi chật ních trong rạp; ở chính giữa rạp thấy có dăm bảy ông râu dài, ngồi chễm chệ trên ghế cạp điều, đang ngất ngưởng nói chuyện chữ nghĩa; lại thấy hiếu chủ chắp tay bẩm báo chầu chực, nên Quát đoán là văn thân hào mục, hay cử tú gì đó. Quát liền tới gần hiếu chủ nói:

– Tôi là khách qua đường, nghe nói cụ nhà phúc đức lắm, nay chẳng may cụ hai năm mươi về chầu Phật, bụng tôi lấy làm cảm động vô cùng. Nên xin được vào phúng cụ vài câu rồi đi.

Mấy vị ngồi chiếu cạp điều nghe Quát nói thế thì muốn lên mặt đàn anh, vừa rung đùi vuốt râu vừa hất hàm hỏi:

– Thế nhà thầy ở đâu qua đây? Làm nghề gì?

Quát thưa:

– Bẩm các quan, tôi ở làng bên đi dạy học về qua đây!

Các ông lại tranh nhau hỏi:

– Dạy học à? Thế đã thi cử khoa nào chưa?

Quát đáp:

– Bẩm cũng có theo đòi vài ba khoa, nhưng đều hỏng cả. Về nhà văn dốt vũ dát nên đành phải đi gõ đầu trẻ!

Các quan viên lại hỏi luôn:

– Thế nhà thầy định phúng câu đối Nôm hay chữ đấy?

Quát trả lời:

– Bẩm có mấy chữ đã dạy trẻ hết mất rồi, giờ xin làm Nôm thôi ạ!

Các ông đàn anh được thể lại lên giọng:

– Ừ, thế thì làm đi rồi các cụ sẽ phủ chính cho!

Quát bèn hắng dặng rồi ngâm nga rằng:

Thấy xe thiên cổ xịch đưa ra, không thân thiết nhẽ đâu mà khóc mướn? Tưởng sự bách niên đùng nghĩ đến, động can tràng nên nỗi phải thương vay ! Các quan viên nghe xong đều thè lưỡi thán phục, kéo ngay Quát lên chiếu cạp điều mời cùng đánh chén. Ðến sau rượu đã ngà, mấy ông cứ gạn hỏi mãi, Quát đành phải xưng tên thật. Thế là ông nào ông nấy giật mình thon thót, đứng vội dậy chắp tay xin lỗi Quát rối rít.

* * * Hồi đó, Cao Bá Quát đang nghỉ ở nhà. Nhân dân quanh vùng thường rủ nhau đến xin câu đối về dán nhà, nhất là trong dịp Tết.

Một hôm có hai người láng giềng cùng đến một lúc, chỉ trước sau mấy bước. Người đến trước là một anh làm nghề đóng áo quan. Người đến sau là một chị đang có chửa gần ngày sinh. Cao Bá Quát không cần phải nghĩ ngợi lâu, cầm bút viết vào rẻo giấy cho anh thợ áo quan:

Thiên thiên tuế nguyệt nhân thiêm Thọ, Xuân mãn càn khôn, phúc mãn Ðường. Nghĩa là: Trời thêm năm tháng, người thêm thọ, Xuân khắp non sông, phúc chật nhà. Cao khéo dùng hai chữ "Thọ" và "Ðường" để nói đến cái quan tài vì ngày xưa ta quen gọi cái quantài là Cỗ thọ đường

Anh thợ nghe giảng rõ, vui mừng vái chào đi ra. Ðến chị bụng chửa. Cao nhìn chị hóm hỉnh cười, rồi lấy mảnh giấu khác, viết ngay:

Thiên thiên tuế nguyệt, nhân thiêm, Xuân mãn càn khôn, phúc mãn. Nghĩa là: Trời thêm năm tháng, người thêm Xuân đầy vũ trụ, phúc đầy. Như vậy là Cao Bá Quát đã dùng lại câu đối nghĩ cho anh thợ áo quan hồi nãy, chỉ có bớt ở mỗi vế một chữ cuối. Nhưng như thế vẫn nói lên được rất rõ việc chị phụ nữ sắp đẻ ( người thêm) và việc hiện tại trước mắt là chị đang có mang vì chữ "phúc" là "hạnh phúc" trùng âm với chữ "phúc" là "bụng"("phúc mãn" là "đầy bụng" tức là bụng có chửa).

* * * Hồi Cao Bá Quát còn đang làm hành tẩu trong Huế, một hôm ở chỗ làm việc của ông bỗng xảy ra một đám đánh nhau. Nghe đâu đó lại chính là hai vị quan khá to ở triều đình. Nguyên nhân thế nào thì Quát không rõ, nhưng chỉ thấy hai ông lúc đầu thì cãi nhau, sau đến chửi nhau rồi thì đi đến chỗ "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" không còn ra thể thống gì nữa.

Ðến khi phân xử phải trái, Tự Ðức thấy Quát là người thấy tận mắt cái cảnh đó, liền bắt Quát ra làm nhân chứng. Quát vốn không ưa gì bọn này, muốn nhân dịp xỏ xiên chơi, mới lựa lấy một câu chửi đã được nghe để viết vào tờ khai như sau: