Nhận xét đánh giá chuong trình bồi dưỡng thường xuyên

UBND HUYỆN VĨNH BẢO

TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG TIẾN

Số: /BC-TH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hùng Tiến, ngày tháng 4 năm 2023

BÁO CÁO

Kết quả bồi dưỡng thường xuyên CBQL và GV

Năm 2022 - 2023

Căn cứ Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình BDTX giáo viên CSGD phổ thông; Căn cứ Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT, ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Bộ GD&ĐT Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ GD&ĐT Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý CSGD mầm non, CSGD phổ thông và giáo viên trung tâm GDTX;

Thực hiện Kế hoạch số 102/KH-TH ngày 08/8/2022 của trường Tiểu học Hùng Tiến về việc bồi dưỡng thường xuyên CBQL và đội ngũ giáo viên năm học 2022 - 2023,

Trường Tiểu học Hùng Tiến báo cáo về việc triển khai và thực hiện công tác BDTX đối với CBQL và GV của nhà trường như sau:

  1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Nhân sự: Tổng có: 24 đ/c

- Số lượng cán bộ quản lí, giáo viên: 22 đ/c. Trong đó:

+ Số cán bộ quản lí: 02đ/c

+ Số giáo viên: 20 đ/c

+ Số nhân viên: 02 (1KT, 1BV).

2. Thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai công tác bồi dưỡng:

2.1. Thuận lợi:

- Đội ngũ CBQL, GV của nhà trường cơ bản nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, có trình độ đào tạo đạt chuẩn 95,6 (22/23), kĩ năng nghề nghiệp khá tốt và tương đối đồng đều.

- 100% CBGVNV trong nhà trường đều hưởng ứng và tham gia tích cực trong công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

- Kết quả bồi dưỡng năm học 2021 - 2022 tiếp tục là điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong nhà trường thực hiện tốt hơn công tác bồi dưỡng năm học

2022 - 2023: Giỏi: 14 (70%), Khá: 6 (30%).

2.2. Khó khăn:

- Việc thực hiện kế hoạch giáo dục và các hoạt động trong nhà trường theo yêu cầu nhiệm vụ năm học đã chiếm khá nhiều thời gian của giáo viên, nên quỹ thời gian dành cho công tác bồi dưỡng của giáo viên còn hạn chế.

- Một số chuyên đề, nội dung bồi dưỡng còn thiếu nguồn tài liệu.

- Trong thời gian đang thực hiện thay sách giáo khoa các khối lớp 1,2,3 và chuẩn bị cho lớp 4 nên số GV thiếu so định biên vì vậy khó sắp xếp thời gian cho GV tham gia bồi dưỡng.

II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG

1. Xây dựng kế hoạch

- Theo Chương trình Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý, giáo viên (Theo Thông tư 19/2019 ban hành Quy chế BDTX và Quyết định số 4660/QĐ-BGDĐT ngày 04/12/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

- Một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của ngành và các cấp có liên quan hoặc có thể tự khai thác, sử dụng các tài liệu phù hợp khác.

- Tổ chuyên môn căn cứ vào kế hoạch của từng cá nhân trong tổ để xây dựng kế hoạch của tổ.

- Nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng căn cứ trên kế hoạch đăng ký của 100% giáo viên và chọn những nội dung bắt buộc theo nhiệm vụ năm học để bồi dưỡng toàn trường.

2. Tình hình triển khai và thực hiện công tác bồi dưỡng

- Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã triển khai toàn bộ nội dung Kế hoạch cho 100% cán bộ, giáo viên trong nhà trường.

- Nhà trường tổ chức bồi dưỡng tập trung, triển khai lý thuyết, thảo luận, rút kinh nghiệm, thực hành theo 2 học kỳ (HKII theo TT mới).

* Chương trình bồi dưỡng 01: (40 tiết/năm học = 1 tuần/năm học).

- Bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển GDPT; chương trình

GDPT; nội dung các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình GDPT; kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ lãnh đạo, quản trị nhà trường.

- Các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 (Chỉ thị 1112/CT-BGDĐT, ngày 19/8/2022 của Bộ GD&ĐT về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023; Kế hoạch số 2006/KH-UBND ngày 09/9/2022 của UBND huyện Vĩnh Bảo về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023, ...).

Và một số văn bản khác:

+ BD TT 02/2021 Quy định về mã số chức danh NN...;

+ Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT, ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường tiểu học.

+ TT 19/2019 Quy chế BDTX CBQL, GV.

+ Luật GD 2019.

- Số người thực hiện BDTX: 23/23 đ/c (CBGVNV) đạt 100%.

- Hình thức thực hiện: Bồi dưỡng thông qua các lớp tập trung do Ban tuyên giáo huyện ủy - Phòng GD&ĐT tổ chức, thông qua các cuộc họp Chi bộ, họp Hội đồng trường.

- 100% các thành viên trong nhà trường nắm bắt được nội dung các văn bản quy định để thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối chính sách của

Đảng, Nhà nước, của địa phương.

* Chương trình bồi dưỡng 02: (40 tiết/năm học = 1 tuần/năm học).

- Bồi dưỡng về thực hiện chương trình GDPT 2018, chương trình giáo dục địa phương.

- Số người thực hiện BDTX: 22/22 đ/c (CBQL) đạt 100%.

- Hình thức thực hiện: Bồi dưỡng thông qua tự học, tự nghiên cứu và tham gia các buổi tập huấn do trường, cấp trên tổ chức.

- 100% CBQLGV đã nắm bắt được nội dung chương trình GDPT 2018, nắm được chương trình giáo dục địa phương để thực hiện trong quá trình chi đạo và dạy học.

* Chương trình bồi dưỡng 03:

  1. Đối với cán bộ quản lý (40 tiết/năm học, trong đó 16 tiết lý thuyết và 24 tiết thực hành).

Bồi dưỡng Modun: QLPT 18 “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường”, gồm 3 nội dung:

1. Vai trò, tầm quan trọng và xu hướng ứng dụng CNTT trong quản trị nhà trường;

2. Ứng dụng hiệu quả CNTT trong quản trị nhà trường;

3. Tạo lập môi trường ứng dụng CNTT trong quản trị nhà trường.

- Số người thực hiện BDTX: 2/2 đ/c (CBQL) đạt 100%.

- Hình thức thực hiện: Bồi dưỡng thông qua tự học, tự nghiên cứu.

- CBQL đã nắm bắt được nội dung các văn bản quy định để thực hiện trong việc quản lý, chỉ đạo.

  1. Đối với giáo viên (Khoảng 1 tuần/năm học = 40 tiết/năm học, trong đó 16 tiết lý thuyết và 24 tiết thực hành).
  1. Đối với giáo viên (Khoảng 1 tuần/năm học = 40 tiết/năm học, trong đó 16 tiết lý thuyết và 24 tiết thực hành).

Bồi dưỡng Modun: GVPT15: “Ứng dụng CNTT, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh trong các CSGD phổ thông”, gồm 3 nội dung:

1. Vai trò của Công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh trong các CSGD phổ thông.

2. Các phần mềm và thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo

dục học sinh.

3. Ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh.

- Số người thực hiện BDTX: 20/20 đ/c (CBGVNV) đạt 100%

- Hình thức thực hiện: Bồi dưỡng thông qua tự nghiên cứu, tự học và sinh hoạt chuyên môn.

- 100% các thành viên trong nhà trường nắm bắt được nội dung modun 2 và vận dụng vào nhiệm vụ năm học của bản thân có hiệu quả,

3. Kết quả bồi dưỡng:

Xếp loại

Nội dung

Giỏi

Khá

Trung bình

Không hoàn thành

Ghi chú

Nội dung 1

12

10

0

0

2QL+20GV

Nội dung 2

12

10

0

0

Nội dung 3

10

12

0

0

XLC

10

12

0

0

III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm:

- CBQL, GV nhà trường đã có nhận thức, tiếp thu kiến thức và kĩ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX.

- CBQL, GV nhà trường đã tham dự đầy đủ các buổi bồi dưỡng do các cấp tổ chức và nghiêm túc thực hiện công tác tự bồi dưỡng.

- CBQL, GV nhà trường nhận thức tốt về Nghị quyết 29/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo; nắm vững các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; nâng cao nhận thức về vai trò bản thân trong việc quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường, người học là chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục, gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục nhân cách, lối sống cho con em mình. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình GDPT 2018 và việc thực hiện thay sách giáo khoa lớp 1,2,3 chuẩn bị cho lớp 4 và tiếp cận đối với lớp 5.

- Trong quá trình dạy học, giáo viên thực hiện theo định hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo, ngay từ đầu năm học bản thân mỗi giáo viên đề ra chỉ tiêu chất lượng theo từng khối lớp mà mình phụ trách trong bản kế hoạch cá nhân và coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của nhà trường, là căn cứ giám sát, đánh giá chất lượng dạy học của giáo viên .

- 100% CBQL, GV nhà trường đã nhận thức tốt và không ngừng tiếp tục đổi mới công tác quản lí, phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh; khắc phục lối dạy học truyền thụ, áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để học sinh tự cập nhật và đổi mới tri thức, phát triển năng lực, kỹ năng.

- 100% CBQL, GV nhà trường thường xuyên ứng dụng CNTT trong quản lí và giảng dạy; Thường xuyên khai thác các trang webside của ngành, khai thác

nguồn học liệu mở. Thực hiện khá tốt việc chuyển đổi số trong quản lý và giảng dạy, học tập.

- Việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục học sinh thực hiện theo đúng Thông tư 22/2016 đối với lớp 4,5 và Thông tư 27/2020 đối với lớp 1,2,3; bảo đảm tính trung thực, khách quan.

2. Hạn chế:

- Việc tham gia bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

của một số giáo viên chưa tích cực. Phần tự học của một số ít giáo viên ghi chép còn sơ sài, chưa cụ thể.

- Một số ít giáo viên tham gia chương trình bồi dưỡng bắt buộc chưa kịp thời.

- Vẫn còn một số ít GVNV chưa thường xuyên mượn đọc và tìm hiểu các văn bản Luật có liên quan trong tủ sách pháp luật của nhà trường.