Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào

4.9 / 5 ( 275 bình chọn )

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, thực hiện chức năng quản lý. Nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp. Vậy bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? Cùng Luận Văn Việt tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào

1. Bản chất của nhà nước là gì?

Bản chất của bất kỳ nhà nước nào trong xã hội có giai cấp đều mang bản chất của giai cấp thống trị xã hội.

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời. Đó là nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa trước đây nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Là nhà nước kiểu mới về bản chất, khác hẳn với các kiểu nhà nước từng có trong lịch sử. Bản chất bao trùm chi phối mọi lĩnh vực tổ chức và hoạt động của đời sống nhà nước là tính nhân dân của nhà nước.

Điều 2 Hiếu pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

2. Bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.1 Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước

Đây là bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân ta đã tiến hành đấu tranh cách mạng. Trải qua bao hy sinh gian khổ làm nên cách mạng Tháng Tám năm 1945,. Nhân dân tự mình lập nên nhà nước. Nhà nước CHXHCN Việt Nam ngày nay là sự tiếp nối sự nghiệp của Nhà nước Việt Nam DCCH. Là nhà nước do Nhân dân mà nòng cốt là liên minh công – nông – trí thức. Tự mình định đoạt quyền lực nhà nước.

Nhân dân với tính cách là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước với nhiều hình thức khác nhau. Hình thức cơ bản nhất là Nhân dân thông qua bầu cử lập ra các cơ quan đại diện quyền lực của mình. Điều 6 Hiến pháp năm 2013 quy định:

  • “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào

Xem thêm: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.2 Tính dân tộc

Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Tính dân tộc của Nhà nước Việt Nam là vấn đề có truyền thống lâu dài. Nó là nguồn gốc sức mạnh của nhà nước. Ngày nay, tính dân tộc ấy lại được tăng cường và nâng cao nhờ khả năng kết hợp giữa tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc và tính thời đại. Điều 5 Hiến pháp năm 2013 khẳng định:

“ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; Nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc. Phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện. Tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”.

2.3 Hoạt động trên nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ

Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân

Trong các kiểu nhà nước cũ, quan hệ giữa nhà nước và công dân là mối quan hệ lệ thuộc. Người dân bị lệ thuộc vào nhà nước, các quyền tự do dân chủ bị hạn chế.

Ngày nay, khi quyền lực thuộc về nhân dân thì quan hệ giữa nhà nước và công dân thay đổi. Công dân có quyền tự do dân chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng thời làm tròn nghĩa vụ trước nhà nước. Pháp luật bảo đảm thực hiện trách nhiệm hai chiều giữa nhà nước và công dân; Quyền của công dân là nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà nước; Nghĩa vụ của công dân là quyền của nhà nước.

2.4 Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước dân chủ và pháp quyền

Dân chủ hóa đời sống nhà nước và xã hội không chỉ là nhu cầu bức thiết của thời đại. Nó đòi hỏi tính nguyên tắc, nảy sinh từ bản chất dân chủ của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Thực chất của dân chủ XHCN là thu hút người lao động tham gia một cách bình đẳng. Ngày càng rộng rãi vào quản lý công việc của nhà nước và của xã hội. Vì vậy, quá trình xây dựng nhà nước phải là quá trình dân chủ hóa tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Đồng thời phải cụ thể hóa tư tưởng dân chủ thành các quyền của công dân; quyền dân sự; chính trị cũng như quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Phát huy được quyền dân chủ của nhân dân ngày càng rộng rãi là nguồn sức mạnh vô hạn của nhà nước.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào

Xem thêm:

Dân chủ bao giờ cũng gắn với pháp luật. Đó là bản chất của nhà nước pháp quyền. Vì vậy, toàn bộ cơ quan nhà nước từ cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tất cả đều phải được tổ chức và hoạt động theo pháp luật, bằng pháp luật. Nhà nước ban hành pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhưng nhà nước và cơ quan nhà nước phải đặt mình dưới pháp luật. Cơ quan nhà nước “chỉ được làm những điều pháp luật cho phép”; Bảo đảm và phát triển quyền tự do dân chủ của nhân dân, còn nhân dân“. Được làm tất cả những gì pháp luật không cấm”.

Những đặc điểm mang tính bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện cụ thể trong các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và pháp luật chế định một cách chặt chẽ. Tóm lại, Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân. Quán triệt tư tưởng, quan điểm của giai cấp công nhân từ pháp luật, cơ chế, chính sách đến tổ chức hoạt động của mình. Đồng thời, Nhà nước ta cũng mang tính dân tộc, tính nhân dân sâu sắc. Đó là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

Bài viết trên Luận Văn Việt đã tổng hợp những kiến thức cơ bản về bản chất của nhà nước nói chung và bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa nói riêng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ 0915 686 999 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!

Xét về nguyên tắc, nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước kiểu mới có bản chất khác hẳn với các kiểu nhà nước trước đó. Bản chất này là do cơ sở kinh tế – chính trị và các đặc điểm của việc tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị trong chế độ xã hội chủ nghĩa quy định.

..

Những nội dung cùng được quan tâm:

..

1. Bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Về bản chất, nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của đại đa số nhân dân lao động trong xã hội mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua các đặc trưng sau:

– Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là bộ máy chính trị – hành chính, một bộ máy cưỡng chế, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế – xã hội của nhân dân lao động, nó không còn là nhà nước theo đúng nghĩa mà chỉ còn là “nửa nhà nước ”.

>>> Xem thêm: Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đơn nhất

– Dân chủ là thuộc tính của nhà nước xã hội chủ nghĩa: Nhà nước xã hội chủ nghĩa với bản chất là nhà nước của đông đảo nhân dân lao động trong xã hội, nhà nước mở rộng dân chủ trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, bao gồm các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, tự do dân chủ và tự do cá nhân… Thông qua các quy định của pháp luật, nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng ghi nhận nhiều hơn các quyền con người thành quyền công dân, đồng thời xây dựng một cơ chế hữu hiệu để nhân dân thực hiện các quyền dân chủ.

– Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước: Nhân dân với tính cách là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước dưới nhiều hình thức khác nhau như:

+ Nhân dân thông qua bầu cử dân chủ lập ra hệ thống cơ quan đại diện;

+ Nhân dân thông qua các tổ chức xã hội tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước ;

+ Nhân dân trực tiếp làm việc, phục vụ trong các cơ quan nhà nước;

+ Nhân dân thực hiên quyền lực thông qua các hoạt động đưa ra những yêu cầu, kiến nghị.

>>> Xem thêm: Trong lịch sử xã hội loài người nhà nước xuất hiện khi nào

Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngoài những đặc điểm thể hiện bản chất chung giống bất kỳ nhà nước xã hội chủ nghĩa thì còn có những đặc điểm riêng thể hiện nét riêng có của mình, cụ thể: Nhà nước ta là nhà nước của tất cả các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam; Nhà nước ta được tổ chức và hoạt động trên cơ sở mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm lẫn nhau giữa nhà nước và công dân; Nhà nước mang tính nhân đạo sâu sắc, tất cả vì giá trị con người; Nhà nước ta mở rộng chính sách đối ngoại, hướng tới việc góp phần xây dựng một thế giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau.

Những đặc điểm của Nhà nước ta được thể hiện nhất quán trong các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, trong tổ chức và hoạt động của nhà nước và được pháp luật quy định một cách chặt chẽ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

2. Bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp 2013

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào

Điều 2 Hiếu pháp 2013 khẳng định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp 2013 là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Cụ thể:

– Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước;

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân;

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước dân chủ và pháp quyền.

Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay thể hiện cụ thể bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, bao gồm các đặc trưng sau:

a) Tính giai cấp công nhân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tính giai cấp công nhân của Nhà nước ta được quy định bởi tính tiên phong và sự lãnh đạo của giai cấp này. Tính tiên phong của giai cấp công nhân
được thể hiện trong quá trình đấu tranh cách mạng, ở sự trung thành với lý tưởng cách mạng, ở khả năng nhận thức và tư tưởng đổi mới, phát triển.

Bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện bản chất của giai cấp công nhân, là giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân lao động và của toàn xã hội.

b) Tính dân tộc của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước ta là nhà nước của tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đoàn kết dân tộc. Các dân tộc anh em đều bình đẳng trước pháp luật. Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng, được Nhà nước tạo điều kiện, hỗ trợ về mọi mặt để phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội. Các chính sách xã hội thể hiện tính dân chủ, nhân đạo của nhà nước xã hội chủ nghĩa đang được triển khai thực hiện ở vùng đồng bào các dân tộc. Ngày nay, tính dân tộc đó được phát huy nhờ kết hợp với tính giai cấp, tính nhân dân và tính thời đại.

c) Tính nhân dân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Điều 2 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức”.

Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân: Nhân dân thiết lập nên Nhà nước bằng quyền bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, sử dụng quyền lực nhà nước chủ yếu thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Ngoài ra, nhân dân còn thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức giám sát, khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện các quyết định, hành vi của các cơ quan nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền làm thiệt hại đến quyền lợi của họ; tham gia góp ý vào các dự án chính sách, pháp luật.

Tính nhân dân không phủ nhận các biện pháp cương quyết, mạnh mẽ của Nhà nước nhằm chống lại các hành vi gây mất ổn định chính trị, vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân. Vì vậy, cùng với việc đổi mới, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước, Nhà nước cần tăng cường bộ máy cưỡng chế để đảm bảo an ninh, an toàn cho xã hội và cho từng cá nhân con người.

d) Tính thời đại của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước ta là một Nhà nước xã hội chủ nghĩa, thực hiện thiết chế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Nhà nước ta hiện nay đang thực hiện chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội. Nhà nước ta thừa nhận nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là phương tiện để đạt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Bên cạnh việc chăm lo phát triển kinh tế, Nhà nước Việt Nam còn quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề xã hội, chú trọng phát triển giáo dục, y tế, văn hóa…

Tính thời đại của Nhà nước ta còn được thể hiện sinh động trong chính sách đối ngoại với phương châm: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau.

Xem thêm:

Các tìm kiếm liên quan đến Bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam theo hiến pháp 2013, liên hệ nhà nước xã hội chủ nghĩa việt nam, chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa, đặc trưng của nhà nước xã hội chủ nghĩa, sự ra đời và bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, trình bày bản chất chức năng của nhà nước chxhcn việt nam, trình bày bản chất của nhà nước, chức năng của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam, nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam mang bản chất của giai cấp nào

Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa?

Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của đại đa số nhân dân lao động trong xã hội mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức

Bản chất của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp 2013?

Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp 2013 là nhà nước của dân, do dân và vì dân.