Nguyên nhân khi ngủ cảm thấy ớn lạnh

Nguyên nhân khi ngủ cảm thấy ớn lạnh

Ảnh minh họa

          Nếu bạn thường xuyên cảm thấy lạnh, điều đó không chỉ gây khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Luôn có cảm giác lạnh có thể là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang mắc phải một vài vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như các vấn đề sau:

Thiếu máu

Tình trạng thiếu máu sẽ dẫn đến việc các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ oxy nên không thể hoạt động bình thường, cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi và cảm thấy lạnh thường xuyên. Thiếu máu có thể do di truyền, thiếu chất dinh dưỡng hoặc mắc bệnh tim mạch.

Thiếu vitamin B12

Không hấp thụ đủ vitamin B12, khoảng 2,4 microgam mỗi ngày đối với người trưởng thành bình thường, có thể gây ra tình trạng thiếu máu và giảm nhiệt độ cơ thể. Trên thực tế, hiện tượng này xảy ra phổ biến ở những người ăn chay trường vì vitamin B12 hầu như có mặt trong món ăn làm từ động vật. Do đó, họ có xu hướng dùng thực phẩm bổ sung để đảm bảo cơ thể nhận được đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Giảm lưu lượng tuần hoàn

Điều này sẽ gây nhiều vấn đề trong vài bệnh lý thường gặp: đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp hoặc tăng cholesterol. Vì dòng máu lưu thông trong cơ thể giảm nên các cơ quan không đủ oxy và không thể điều hòa nhiệt độ tối ưu được.

Lo âu và hoảng loạn

Khi bạn rơi vào những trạng thái tâm lý này, cơ thể sẽ toát mồ hôi, gây cảm giác lạnh. Người thường lo lắng, mất kiên nhẫn sẽ dễ gặp tình trạng này.

Thiếu ngủ

Cũng được đề cập đến như một lý do khiến bạn có cảm giác lạnh. Khi thiếu ngủ, chu kỳ sinh lý của cơ thể không diễn ra bình thường. Hệ thần kinh cũng có thể bị tổn thương khiến não điều khiển nhiệt độ cơ thể sai lệch.

Mắc bệnh Raynaud

Khi mắc bệnh này, người bệnh luôn cảm giác lạnh ở tay chân. Tay chân thậm chí có thể đổi màu đỏ hoặc xanh, tê liệt tạm thời hoặc đau đớn khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở các bộ phận khác như mũi, môi, tai...

Mất nước

Nếu không bổ sung đủ nước, cơ thể sẽ nhạy cảm hơn trong môi trường lạnh.

Ngoài cảm giác ớn lạnh, bạn còn có thể gặp phải những triệu chứng mất nước khác như cảm thấy lâng lâng hoặc lú lẫn, chuột rút, táo bón, nước tiểu sẫm màu. Thiếu cơ

Nếu bị rùng mình liên tục và không mắc bệnh, bạn có thể đang bị lạnh do thiếu cơ. Cơ bắp giúp duy trì nhiệt độ cơ thể bằng cách tạo ra nhiệt. Vì vậy, không có đủ cơ sẽ gây ra cảm giác lạnh cóng.

Phong thấp

Khi trời lạnh, ngón tay, ngón chân trở nên đỏ và sưng, có thể là bệnh phong thấp.

Suy thận

Thận yếu cũng là một trong những nguyên nhân khiến tay chân lạnh. Triệu chứng suy thận thường xảy ra đột ngột khiến cho bệnh nhân có cảm giác ớn lạnh. Kèm theo đó là các triệu chứng như tiểu đêm, tiểu nhiều hơn 8 lần vào ban ngày, đau ngang thắt lưng, nhức mỏi đầu gối, tinh thần mệt mỏi, mất ngủ…

Rối loạn tuyến giáp

Khi tuyến giáp rối loạn sẽ ảnh hưởng đến chức năng trao đổi chất của cơ thể. Do tuyến giáp không tiết đủ hormon cần thiết nên làm cho các chức năng điều hòa trong cơ thể trong đó có điều hòa thân nhiệt bị chậm lại hoặc giảm hiệu quả, điều này khiến bạn cảm thấy ớn lạnh mà không hiểu lý do./.

Nhiễm virus là hiện tượng mệt mỏi cơ thể, người bị sốt xuất hiện các triệu chứng như sổ mũi, nóng lạnh, ho, đau họng… Bị lạnh run người nhưng không sốt có thể khiến cơ thể bạn mệt mỏi, không có năng lượng làm việc. Các trường hợp sốt thường tự khỏi trong vòng 1 đến 2 tuần. Nếu tình trạng bệnh của bạn diễn biến nặng hơn thì bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Nguyên nhân khi ngủ cảm thấy ớn lạnh
Lạnh run người nhưng không sốt tuy là tình trạng phổ biến nhưng bạn không nên chủ quan vì nó có thể xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý. Nếu thường xuyên bị lạnh run nhưng không sốt kèm theo các triệu chứng nghi ngờ bệnh lý hoặc tái phát nhiều lần thì bạn không nên chủ quan mà nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.

Chắc hẳn cũng có đôi lần bạn có cảm giác rờn rợn hoặc ớn lạnh trong cơ thể. Thực tế rất nhiều người thường hay gặp phải triệu chứng ớn lạnh mặc dù đang trong điều kiện nhiệt độ thời tiết bình thường. Đây có thể là dấu hiệu ban đầu của một số vấn đề trục trặc của sức khỏe. Do đó, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân từ đó có hướng giải pháp cho hiện tượng này

1.Triệu chứng ớn lạnh là gì?

Ớn lạnh không phải là một bệnh lý cụ thể. Đây là một triệu chứng ban đầu để nhận biết nhiều loại bệnh khác nhau. Triệu chứng ớn lạnh trong người là cảm giác xuất phát từ tình trạng các bộ phận trên cơ thể cảm thấy lạnh, bủn rủn tay chân. Dù cơ thể đã được giữ ấm hoặc nhiệt độ môi trường bên ngoài bình thường

2. Các dấu hiệu bệnh lý có thể gặp phải khi bị ớn lạnh

Khi thấy ớn lạnh mà nhiệt độ bên ngoài bình thường có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý cơ thể gặp phải như sau

  • Bạn quá gầy

Trọng lượng cơ thể nhẹ có thể là nguyên nhân dễ hiểu khiến bạn cảm thấy ớn lạnh dù không phải đang ở trong mùa đông. Khi bị thiếu cân, cơ thể đang bị thiếu hụt chất béo làm nhiệm vụ như một bức tường ngăn cản nhiệt độ xâm nhập vào cơ thể.

Hơn nữa, khi chỉ số BMI (tỷ lệ tương quan giữa cân nặng và chiều cao) quá thấp, quá trình trao đổi chất chậm lại và cơ thể không tạo ra đủ nhiệt. Do đó lúc nào bạn cũng cảm thấy ớn lạnh. Bạn có thể tăng cường ăn các loại thực phẩm lành mạnh có chứa nhiều protein, chất béo và carbohydrat phức tạp

  • Suy tuyến giáp

Khi tuyến giáp có dấu hiệu bị suy yếu, lượng hóc-môn tiết ra không đủ để tuyến giáp hoạt động đúng chức năng cũng có thể gây ra những hệ lụy cho sức khỏe. Điều này khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể chậm lại. Từ đó ngăn cơ thể sản xuất nhiệt gây ra triệu chứng ớn lạnh thường xuyên. Ngoài ra, các dấu hiệu khác của suy giáp còn có da, tóc khô và mệt mỏi

Nguyên nhân khi ngủ cảm thấy ớn lạnh

Bệnh nhân suy tuyến giáp cũng thường xuyên bị cảm giác ớn lạnh (Ảnh: Internet)

  • Tuần hoàn máu kém

Tiến sĩ Margarita Rohr tại Trung tâm y tế Langone ở New York (Mỹ) cho biết, nếu bàn tay và bàn chân luôn lạnh như băng, trong khi các bộ phận còn lại của cơ thể vẫn bình thường. Đây có thể là do vấn đề lưu thông máu và tứ chi của bạn quá kém. Bệnh tim mạch có thể là một nguyên nhân. Bởi đó là dấu hiệu cho thấy tim không bơm máu hiệu quả hoặc các động mạch bị tắc nghẽn ngăn không cho máu đến các ngón tay và ngón chân

  • Mất nước

Nếu bạn bị mất nước và không bổ sung đủ lượng cần thiết trong ngày, bạn có thể cảm thấy ớn lạnh vào ban đêm lẫn ban ngày. 70% cơ thể là nước và nước giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Nếu đủ, nước sẽ giữ nhiệt và lan tỏa nó từ từ, giúp cơ thể luôn ấm áp. Nếu thiếu nước, cơ thể sẽ nhạy cảm hơn với nhiệt độ từ bên ngoài. Từ đó gây ra cảm giác ớn lạnh

Ngoài ra, bạn còn có thể gặp phải các triệu chứng khác như đau đầu, thiếu mồ hôi, khô da, mắt và miệng khô. Đồng thời, bạn cảm giác rất khát, tăng tình trạng đói và chóng mặt...nếu cơ thể bị mất nước

  • Thiếu vitamin B12

Cơ thể cần vitamin B12 để các tế bào màu đỏ mang oxy đến các hệ thống trong cơ thể. Không đủ vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu hoặc làm giảm số lượng tế bào hồng cầu, từ đó dẫn đến tình trạng ớn lạnh mãn tính. Chất dinh dưỡng này được tìm thấy trong các sản phẩm động vật. Để có đủ lượng vitamin B12 cần thiết, bạn nên tăng cường chế độ ăn uống với nhiều thịt nạc, cá, sữa...

Nguyên nhân khi ngủ cảm thấy ớn lạnh

Vitamin B12 cần thiết cho quá trình trao đổi chất (Ảnh: Internet)

  • Tiểu đường tuýp 2

Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 2, bạn cũng có thể bị thiếu máu cùng các vấn đề về thận và tuần hoàn. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy ớn lạnh liên tục, đặc biệt lòng bàn tay, bàn chân lúc nào cũng lạnh ngắt.

  • Khối lượng cơ bắp ít

Cơ giúp duy trì nhiệt độ cơ thể bằng cách sản xuất nhiệt. Không có đủ cơ bắp góp phần gây nên cảm giác lạnh. Ngoài ra, khối lượng cơ bắp nhiều còn giúp thúc đẩy sự trao đổi chất nhằm chống lại các cơn ớn lạnh tấn công. Tập thể dục đều đặn là cách tốt nhất để xây dựng cơ bắp săn chắc.

  • Bệnh cảm cúm

Cúm là do một loại virus ảnh hưởng đến toàn cơ thể bạn, đặc biệt là mũi, họng và phổi. Khi bị cúm, bạn có thể gặp phải các triệu chứng sốt cao và ớn lạnh, đi kèm là cảm thấy đau đầu, đau cơ, ho và mệt mỏi trong người.

  • Thiếu chất sắt

Sắt là một trong những khoáng chất vô cùng quan trọng giúp các tế bào máu đỏ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, nuôi dưỡng tế bào và ổn định thân nhiệt. Nếu không có đủ dưỡng chất này, các tế bào máu đỏ khó hoạt động hiệu quả dễ gây hiện tượng ớn lạnh.

  • Thiếu ngủ

Thiếu ngủ có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, từ đó tác động đến nhiệt độ cơ thể. Nghiên cứu cho thấy để đáp ứng với căng thẳng do thiếu ngủ, một khu vực ở não chịu trách nhiệm điều chỉnh nhiệt độ có xu hướng giảm xuống nên gây ra những cơn ớn lạnh liên tục. Một nghiên cứu trên chuyên trang European Journal of Physiology của Đức ghi nhận có sự sụt giảm nhiệt độ cơ thể ở những người người bị thiếu ngủ. Thiếu hụt trao đổi chất hầu như là nguyên nhân chủ yếu. Mệt mỏi sau một đêm mất ngủ khiến quá trình trao đổi diễn ra với tốc độ chậm chạp, từ đó khiến việc sản xuất nhiệt ít đi.

Nguyên nhân khi ngủ cảm thấy ớn lạnh

Mệt mỏi do thiếu ngủ khiến cơ thể bị giảm nhiệt và ớn lạnh (Ảnh: Internet)

3. Cách phòng và điều trị chứng ớn lạnh liên tục

Chứng ớn lạnh là bệnh về thể chất, không có nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, nếu biến chứng thành các căn bệnh khác sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể. Có một số cách có thể làm giảm tình trạng ớn lạnh trong người mà bạn có thể áp dụng tại nhà

  • Uống đủ nước trong ngày để tăng cường thể chất.
  • Ăn các loại thực phẩm có chất béo lành mạnh để tăng chất béo trong cơ thể như hạnh nhân, óc chó, hạt hướng dương... Bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất sắt như cải bó xôi, thịt đỏ, mật mía, ngũ cốc...Ngoài ra, đối với một số thể trạng ít hấp thu qua đường ăn, bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng để cung cấp thêm chất sắt hoặc vitamin nhóm B
  • Rèn luyện thể dục để làm tăng khối lượng và sức mạnh của cơ. Bạn có thể tăng cường thêm các bài tập cho tim mạch, điều này có lợi cho các mao mạch và cải thiện lưu thông máu nói chung.

Nguyên nhân khi ngủ cảm thấy ớn lạnh

Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao để tăng sức đề kháng (Ảnh: Internet)

  • Massage bàn tay và bàn chân ngay sau khi bạn cảm thấy lạnh để làm tăng nhiệt. Có thể sử dụng các thiết bị sưởi ấm như chăn điện nếu bạn gặp phải cơn ớn lạnh khi ngủ đêm.
  • Các loại thức uống lành mạnh: Bạn có thể thử uống các loại thức uống không chứa caffein trước khi đi ngủ như trà thảo dược và sữa ấm.

    Người mệt mỏi ớn lạnh là bệnh gì?

    Một triệu chứng điển hình của bệnh suy tuyến giáp cảm giác ớn lạnh nhức mỏi. Tình trạng này xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormon tuyến giáp gây khó khăn trong việc trao đổi chất, kiểm soát các quá trình hoạt động khác của cơ thể.

    Người ớn lạnh phải làm sao?

    Xây dựng một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp cho người mới khỏi bệnh..
    Uống đủ nước..
    Ăn thức ăn ấm nóng, tránh đồ ăn thức uống lạnh..
    Nghỉ ngơi đầy đủ..
    Luyện tập thể dục thường xuyên, tập dưỡng sinh, yoga, ngồi thiền ..

    Tai sao khi ngủ dậy lại cảm thấy lạnh?

    Do môi trường ngủ không tốt Lúc này, cơ thể sẽ mất thân nhiệt rất nhanh, gây thiếu dưỡng khí, dễ bị cảm lạnh, khó chịu và dẫn đến tình trạng đau đầu sau khi thức dậy.

    Nửa đêm bị lạnh run người phải làm sao?

    Cách khắc phục tình trạng rét run người lúc nửa đêm Thông thường, tình trạng ớn lạnh về đêm nếu do dị ứng thời tiết hay nhiệt độ giảm xuống đột ngột thì sau 10 – 30 phút ủ ấm sẽ khỏi hẳn. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm vitamin C hay uống nước chanh đường để làm ấm cơ thể.