Ngủ lúc 6h chiều có tốt không

Hiệp hội Giấc ngủ Anh - Sleep Council ủng hộ quan điểm 10 - 11h đêm là thời điểm đi ngủ lý tưởng. Bởi khi đó, nhiệt độ cơ thể và lượng hormon căng thẳng cortisol bắt đầu giảm xuống. Não cũng sẽ bắt đầu sản xuất hormon gây ngủ melatonin đưa bạn vào giấc ngủ. Tất cả đều báo hiệu cho bạn cần dừng các hoạt động và nghỉ ngơi. Đi ngủ vào thời điểm này sẽ giúp chúng ta phòng tránh được nhiều bệnh tật.

Theo PGS.TS Huỳnh Thoại Loan, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park cũng đã từng chia sẻ về tầm quan trọng của việc đi ngủ 10h để đạt được chiều cao tối ưu ở trẻ. Nội tiết tố tăng trưởng ở trẻ sẽ tiết ra vào lúc 12h đêm với điều kiện lúc đó trẻ đã ngủ rất sâu. Nghĩa là trẻ phải được ngủ đủ 2h trước đó. Thường xuyên làm được như vậy, trẻ sẽ có thể cải thiện chiều cao tốt nhất.

Vì thế, trả lời cho câu hỏi ngủ mấy giờ thì tốt nhất? Với cả người lớn và trẻ nhỏ đều là lúc 10h đêm. Thức giấc vào lúc 5-6h sáng, chúng ta không chỉ có thời gian tập thể dục cho khỏe mạnh, có thời gian chuẩn bị nhiều hơn cho 1 ngày học tập và làm việc mới, chắc chắn sẽ hiệu quả và năng suất phải không bạn.

Một nghiên cứu ở Anh trên 103.710 người đăng trên tạp chí Tim mạch châu Âu gần đây cho thấy, thời gian tốt nhất để đi ngủ là 22h. Đi ngủ vào thời điểm này giúp mọi người phòng tránh nhiều bệnh tật.

Theo tiến sĩ Mehwish Sajid tại Trung tâm Rối loạn giấc ngủ của Đại học Michigan (Mỹ), đôi khi, mọi người có thể mắc sai lầm là đi ngủ trước khi cảm thấy mệt mỏi, sau đó nằm trên giường tỉnh táo với hy vọng ngủ được. Do đó, thời điểm tốt nhất để đi ngủ vào ban đêm là khi bạn cảm thấy buồn ngủ. Học viện Y học Giấc ngủ Mỹ (AASM) khuyến cáo, người trưởng thành nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm. Trẻ nhỏ tùy thuộc vào độ tuổi sẽ ngủ nhiều hơn người lớn.

Hầu hết người lớn cảm thấy tỉnh táo và nghỉ ngơi đầy đủ khi ngủ 7-8 giờ mỗi đêm. Nếu bạn phải thức dậy sớm vào buổi sáng thì nên tập thói quen đi ngủ sớm để ngủ đủ thời lượng cần thiết. Tiến sĩ Sajid chia sẻ trên tờ Womens Health rằng, bạn nên biết thời điểm nào đi ngủ phù hợp với thói quen của bản thân. Ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm cho phép một người duy trì nhịp sinh học nhất quán, thiết lập đồng hồ ngủ - thức tự nhiên của cơ thể. Nhịp sinh học kiểm soát việc bạn đi vào giấc ngủ và ảnh hưởng đến sự tỉnh táo trong ngày.

Mọi người không nên lùi giờ đi ngủ vì không phải dậy sớm vào ngày hôm sau, nhất là và cuối tuần. Cố gắng duy trì lịch ngủ vào cuối tuần như các ngày trong tuần sẽ rất tốt. Vì việc thay đổi nhịp sinh học ngủ - thức sẽ khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm.

Ngủ lúc 6h chiều có tốt không

Người trưởng thành nên ngủ 7-8 giờ và cố gắng ngủ vào cùng thời điểm mỗi đêm. Ảnh: Freepik

Tiến sĩ Sajid đưa ra những gợi ý giúp mọi người có thể ngủ ngon hơn như: đọc một quyển sách trước khi đi ngủ, tránh xem các thiết bị điện tử trước khi lên giường 1-2 giờ và cũng không nên nằm trên giường lướt điện thoại.

Mọi người cần tránh ăn nhiều ngay trước khi đi ngủ, nếu cảm thấy đói thì có thể ăn nhẹ. Hạn chế uống nhiều nước gần giờ lên giường để không bị thức giấc giữa đêm để đi vệ sinh. Vào buổi chiều nên hạn chế uống các thức uống, thực phẩm có chứa caffeine như cà phê, nước ngọt, nước tăng lực và sôcôla.

Tránh sử dụng nicotine hoặc uống rượu trong vòng 4-6 giờ trước khi đi ngủ vì có thể dẫn đến khó ngủ hoặc thường xuyên thức giấc trong đêm. Bạn không nên ngủ muộn vào buổi chiều; có thể tập gym, thể dục nhẹ nhàng; phòng ngủ tối, mát mẻ sẽ giúp dễ chợp mắt hơn.

Nếu bạn không thể chìm vào giấc ngủ trong vòng 20 phút sau khi lên giường, tiến sĩ Sajid khuyên bạn nên rời giường và thực hiện hoạt động không gây kích thích như yoga, thiền hoặc nghe nhạc nhẹ trong ánh sáng yếu. Trường hợp vẫn thường xuyên trằn trọc, khó ngủ hoặc mất ngủ thì bạn nên thăm khám với bác sĩ. Bác sĩ sẽ xem xét bạn có đang gặp vấn đề về rối loạn giấc ngủ hay không.

Trường hợp bạn thức dậy nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi hoặc không sảng khoái sau một đêm ngon giấc và điều này lặp lại nhiều lần thì cũng nên nhờ bác sĩ tham vấn. Theo Tổ chức nghiên cứu giấc ngủ Mỹ, thiếu ngủ mạn tính có thể góp phần gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe như bệnh tim, tiểu đường, béo phì, đau nhức, sức khỏe tâm thần, bất thường nội tiết tố và giảm khả năng miễn dịch.

Hẳn không ít người sẽ có thắc mắc rằng tại sao ngủ lúc 16h  17h khi thức dậy lại thấy người mệt mỏi, nặng trĩu? Giờ bạn hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu vấn đề này ngay nhé.Tại sao ngủ lúc 4h - 5h chiều khi thức dậy lại thấy người mệt mỏi, nặng trĩu?

Hẳn không ít người sẽ có thắc mắc rằng tại sao ngủ lúc 16h  17h khi thức dậy lại thấy người mệt mỏi, nặng trĩu? Giờ bạn hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu vấn đề này ngay nhé.

Cả ngày bạn vẫn bình thường nhưng cứ mỗi lần trải qua giấc ngủ lúc 16h  17h thì cơ thể lại bỗng cảm thấy mỏi mệt, nặng trĩu khiến bạn mất hết động lực làm việc. Tình trạng này đã khiến không ít người lo lắng bởi không biết bản thân có bệnh gì hay không. Đừng lo nhé, Bách hóa XANH sẽ giải đáp vấn đề này cho bạn ngay thôi.

Nội dung chính Show

  • Tại sao ngủ lúc 4h - 5h chiều khi thức dậy lại thấy người mệt mỏi, nặng trĩu?
  • Hẳn không ít người sẽ có thắc mắc rằng tại sao ngủ lúc 16h  17h khi thức dậy lại thấy người mệt mỏi, nặng trĩu? Giờ bạn hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu vấn đề này ngay nhé.
  • 1Mặt trời đè là gì? Có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?
  • 2Những lưu ý để có giấc ngủ tốt cho sức khỏe

Việc bạn ngủ lúc 16h  17h khi thức dậy lại thấy người mệt mỏi, nặng trĩu là do hiện tượng Mặt trời đè gây ra.

1Mặt trời đè là gì? Có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?

Có nên ngủ lúc 5h chiều

Theo nhân gian truyền miệng rằng, mặt trời đè là hiện tượng thường diễn ra trong lúc bạn ngủ vào độ 16h30  18h, trùng với thời gian mặt trời lặn. Sau khi thức dậy, cơ thể sẽ có xu hướng trở nên mệt mỏi, nặng trĩu hơn bình thường.

Bởi khi mặt trời lặn thì sẽ tạo nên một lực hút về phía chúng. Lúc ấy, cơ thể con người sẽ trở nên nặng nề hơn (nhưng cảm giác không quá rõ ràng nên thường ít được nhận ra).

Song, nếu bạn ngủ vào thời điểm này, nghĩa là cơ thể đang được nghỉ ngơi và thả lỏng thì tác động từ lực hút của mặt trời lên cơ thể sẽ nhiều hơn hẳn. Do đó, sau khi thức dậy, bạn sẽ cảm nhận sự mỏi mệt, nặng trĩu rõ ràng hơn bình thường.

Có nên ngủ lúc 5h chiều

Hơn nữa, vào thời gian mặt trời lặn, cường độ ánh sáng sẽ yếu đi. Nếu bạn ngủ lúc này, cơ thể sẽ không thể chịu được cường độ ánh sáng này (do cơ thể đang nghỉ ngơi và thả lỏng) nên rất dễ gây hại sức khỏe. Người khỏe mạnh sẽ trở nên mệt mỏi, người đang yếu thì có thể sinh bệnh, thậm chí người bệnh nặng có thể qua đời.

2Những lưu ý để có giấc ngủ tốt cho sức khỏe

Theo các nhà khoa học ở Đại học Tim mạch Mỹ cũng như phần lớn giới y khoa, có cả Việt Nam cho rằng, ngủ trưa chỉ nên kéo dài từ 20  30 phút là vừa đủ, giúp cơ thể tỉnh táo và tốt cho sức khỏe hơn.

Có nên ngủ lúc 5h chiều

Bạn không nên ngủ sau 16h bởi dễ dẫn đến hiện tượng mặt trời đè, gây mệt mỏi, nặng trĩu khi thức dậy. Tốt nhất nên ngủ trong khoảng 13h  15h.

Bạn không nên ngủ nằm sấp trên bàn do dễ gây ra thiếu máu đại não, khó thở, tăng việc làm cho tim phổi,...

Có nên ngủ lúc 5h chiều

Bạn cũng đừng ngủ ngay sau khi ăn trưa nhé. Điều này sẽ tác động đến đường tiêu hóa khiến dưỡng chất khó được hấp thu. Tốt nhất là ngủ sau khi ăn trưa 30 phút.

Khi vừa ngủ dậy, bạn nên ngồi thư giãn tại chỗ khoảng 1  3 phút để cơ thể tỉnh táo, ổn định rồi mới bắt đầu công việc.

Hy vọng qua chia sẻ trên, bạn đã biết tại sao ngủ lúc 16h  17h khi thức dậy lại thấy người mệt mỏi, nặng trĩu rồi nhé. Nếu bạn có thói quen này thì hãy thay đổi ngay để cơ thể luôn được thoải mái, khỏe mạnh nha.