Ngồi xuống đứng lên đau lưng là bệnh gì năm 2024

Ngồi xuống đứng dậy bị đau lưng thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân như ngồi sai tư thế, dây thần kinh bị chèn ép hoặc do mắc bệnh lý xương khớp nào đó. Do đó, khi xảy ra các cơn đau lưng bạn cần phải kiểm soát và có biện pháp điều trị phù hợp nhằm tránh tổn thương cột sống và ảnh hưởng đến khả năng vận động. Cùng Maple Healthcare tìm hiểu qua bài viết này để biết ngồi xuống đứng dậy bị đau lưng do đâu và cách khắc phục như thế nào nhé!

Nguyên nhân gây đau lưng khi ngồi xuống đứng dậy

Vùng thắt lưng bao gồm các khớp luôn uốn cong, chúng sẽ giãn ra khi ngồi. Nhưng ngay khi bạn đứng lên, các khớp này bị nén lại do áp lực. Nếu bạn bị viêm khớp hoặc bất kỳ tình trạng sức khỏe nào khác, bạn có thể cảm thấy đau nhói, đột ngột khi đứng lên.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây đau lưng khi đứng lên từ tư thế ngồi:

Bệnh thoát vị đĩa đệm ở cột sống lưng

Đây là là một tình trạng khi đĩa đệm giữa các đốt sống trong cột sống lưng bị di chuyển hoặc thoát ra khỏi vị trí bình thường của nó. Nguyên nhân chính của thoát vị đĩa đệm lưng là sự mòn và tổn thương của đĩa đệm. Ngoài ra còn một số nguyên nhân cụ thể có thể góp phần vào thoát vị đĩa đệm lưng như các tác động mạnh vào lưng, chẳng hạn như tai nạn, chấn thương thể chất hoặc tác động từ các hoạt động hàng ngày.

Ngồi xuống đứng lên đau lưng là bệnh gì năm 2024
Ngồi xuống đứng dậy bị đau lưng biểu hiện này có liên quan đến bệnh thoát vị đĩa đệm

Bệnh đau dây thần kinh tọa

Đây cũng là một trong những bệnh lý thường gặp gây nên hiện tượng ngồi xuống đứng dậy bị đau lưng. Triệu chứng của đau dây thần kinh tọa có thể bao gồm đau lưng lan rộng xuống một hoặc hai chân, cảm giác tê, buốt, hoặc điều trị giảm cảm giác, giảm sức mạnh và khó khăn trong việc di chuyển. Các cơn đau có thể từ nhẹ đến nặng và có thể kéo dài. Cơn đau còn gây ra khó chịu, giới hạn khả năng di chuyển và thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Tư thế ngồi xấu và căng thẳng lên các đĩa đệm

Giữ tư thế ngồi xấu và căng thẳng có thể tạo áp lực và gây đau lưng, đặc biệt là lên các đĩa đệm trong cột sống. Khi ngồi cong lưng và cúi gập về phía trước có thể tạo áp lực lên đĩa đệm và các cấu trúc lưng. Điều này có thể dẫn đến căng thẳng và đau lưng. Ngoài ra, ngồi lâu ở một tư thế cố định, đặc biệt là nếu không có sự di chuyển và nghỉ ngơi thường xuyên cũng có thể gây căng thẳng cho các cấu trúc lưng và gây ra cơn đau lưng và các vấn đề khác về cột sống.

Hơn nữa, khi ngồi ở tư thế xấu trong một khoảng thời gian dài, các cơ gập hông có thể bị ngắn lại, cơ vùng mông thì trở nên yếu đi. Khi đó, khung chậu có nguy cơ bị nghiên, cơ vận động kém. Vì thế, khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng người bệnh có thể sẽ gặp phải các tình trạng như đau thắt lưng, đau nhức xương khớp và tê mỏi chân.

Cách giải quyết và phòng tránh đau lưng khi ngồi xuống đứng dậy

Dưới đây là một vài cách cách giải quyết và phòng tránh đau lưng khi ngồi xuống đứng dậy đơn giản nhưng khá hiệu quả mà bạn nên thử.

Duy trì tư thế ngồi đúng

Duy trì tư thế ngồi đúng sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng đau lưng. Khi ngồi, bạn cần giữ cho cột sống thẳng, vai cân bằng và không nên cúi đầu lâu.

Để cải thiện tư thế ngồi, bạn cần giữ cổ và đầu nên được duy trì trong tư thế thẳng, không cúi gập quá mức về phía trước hoặc về phía sau. Vai nên được thả lỏng và không căng thẳng. Hãy đảm bảo hai cánh tay đặt ngang và thẳng. Duy trì tư thế ngồi đúng có thể tốn thời gian và nỗ lực để thích nghi, nhưng đó là một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe lưng và giảm nguy cơ đau lưng.

Ngồi xuống đứng lên đau lưng là bệnh gì năm 2024
Chỉnh sửa tư thế ngồi khi làm việc để tránh tình trạng đau lưng

Thực hiện các bài tập và tư thế tốt cho lưng

Bạn nên thực hiện các bài tập dành riêng cho bệnh đau lưng và đau cột sống như tư thế rắn hổ mang, tư thế con mèo hay cây cầu ...chúng sẽ giúp cải thiện tình trạng đau lưng hiệu quả. Ngoài ra, bạn nên kết hợp thêm với việc bổ sung các vitamin và calci, vitamin D để giúp xương khớp của bạn khỏe mạnh hơn.

Hạn chế tải trọng và hoạt động gây căng thẳng cho lưng

Nếu bạn nâng tạ hàng ngày, hãy uốn cong chân và giữ thẳng lưng để chuyển áp lực lên cơ chân thay vì lưng. Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày khi mang vác các vật nặng bạn cũng nên lựa chọn các tư thế đúng và trọng lượng phù hợp để tránh tổn thương cột sống gây đau lưng.

Thực hiện liệu pháp nắn chỉnh cột sống

Phương pháp nắn chỉnh cột sống tác động sâu vào mô cơ thông qua trị liệu bằng tay kết hợp với các dụng cụ vật lý trị liệu. Kỹ thuật này được thực hiện bởi các chuyên viên vật lý trị liệu, phục hồi chức năng tại phòng khám Maple Healthcare với các chuyên gia được đào tạo kiến thức và thực hành chuyên sâu.

Lợi ích của việc chăm sóc và phòng ngừa đau lưng

Việc chăm sóc và phòng ngừa đau lưng mang lại khá nhiều lợi ích cho cuộc sống của bạn. Ngoài ra bạn cũng nên giới thiệu đến bạn bè và người thân để mọi người cùng có cái nhìn khái quát hơn về các cơn đau lưng nhé.

Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến đau lưng

Chăm sóc và phòng ngừa đau lưng có nhiều lợi ích quan trọng để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến đau lưng. Bằng cách duy trì tư thế đúng, thực hiện bài tập giãn cơ và tăng cường cơ bắp lưng, bạn có thể giảm nguy cơ bị thoái hóa đốt sống, mất ma sát và mất đàn hồi của đĩa đệm. Theo đó, việc duy trì vùng lưng mạnh mẽ và linh hoạt, bạn có thể giảm nguy cơ bị viêm khớp cột sống và các triệu chứng liên quan.

Khi bạn không gặp đau lưng và vấn đề liên quan, bạn có thể tham gia các hoạt động hàng ngày và công việc một cách hiệu quả hơn. Do đau lưng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và hiệu suất công việc, vì vậy chăm sóc và phòng ngừa đau lưng giúp bạn duy trì cuộc sống và công việc khỏe mạnh.

Cải thiện chất lượng cuộc sống và hiệu suất công việc

Chăm sóc đúng cách và phòng ngừa đau lưng giúp giảm đau và khó chịu trong vùng lưng. Khi không phải chịu đau lưng, bạn có thể tận hưởng cuộc sống hàng ngày một cách thoải mái hơn và tập trung vào công việc mà không bị khó chịu bởi cảm giác đau. Khi vùng lưng khỏe mạnh, bạn sẽ có khả năng di chuyển và thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách linh hoạt hơn. Điều này cải thiện chất lượng cuộc sống và giúp bạn tham gia vào các hoạt động mà bạn yêu thích như thể thao, du lịch, và hoạt động giải trí khác.

Kết luận:

Tóm lại ngồi xuống đứng dậy bị đau lưng có thể là một triệu chứng biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nhau và có thể xảy ra trong nhiều tình huống khác nhau. Vì thế Maple đã liệt kê những loại bệnh có liên quan đến hành động này bạn có thể xem bài viết trên đây nhé và tham khảo thêm những tình trạng bệnh khác như là:

Tại sao ngồi hay bị đau lưng?

Nguyên nhân gây đau lưng khi ngồi Khi ngồi lâu vài giờ trong cùng một tư thế, toàn bộ dây chằng, cột sống, đĩa đệm, cơ, xương hông và thắt lưng cùng các bộ phận liên quan bị cố định sẽ dễ bị, chèn ép, gây đau mỏi, tê cứng khớp do máu huyết lưu thông kém. Đa số các trường hợp đau lưng ở dân văn phòng là ít nghiêm trọng.

Đau thắt lưng bao lâu thì khỏi?

Nếu cơn đau lưng dưới bên trái khởi phát cấp tính trong thời gian ngắn, sau 1 vài ngày nghỉ ngơi là cơn đau thuyên giảm và khỏi hẳn. Cơn đau xuất hiện ở vùng giữa lưng, lan dần đến vùng thắt lưng. Tuy nhiên nếu đau lưng dưới bên trái kéo dài từ 3 tháng trở lên thì bệnh nhân cần đi khám càng sớm càng tốt.

Tại sao lại bị đau vùng thắt lưng?

Đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học là nguyên nhân phổ biến gây đau thắt lưng: do căng giãn cơ, dây chằng cạnh cột sống quá mức; thoái hóa đĩa đệm cột sống; thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng; trượt thân đốt sống, dị dạng thân đốt sống (cùng hóa thắt lưng 5, thắt lưng hóa cùng 1...), loãng xương nguyên phát...

Thắt lưng nằm ở đau?

Các đốt sống thắt lưng nằm giữa lồng xương sườn và xương chậu. Đặc điểm giúp phân biệt các đốt sống thắt lưng là chúng không có lỗ ngang như đốt sống cổ, và không có các hõm sườn trên mỏm ngang và thân như đốt sống ngực. Chúng có chức năng nâng đỡ trọng lượng cơ thể và giúp cho cơ thể con người di chuyển linh hoạt hơn.