Nghị sĩ quốc hội là gì

Thượng nghị sĩ là tên gọi của những người làm việc trong Nghị viện, chủ yếu xuất hiện ở những quốc gia tư sản. Do vậy, qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về Thượng nghị sĩ là gì?

Nghĩ sĩ là các thành viên trong cơ quan đại diện cao nhất của một quốc gia, thường sẽ được gọi là Nghị Viện hoặc Quốc hội, thành viên của Thượng viện sẽ được gọi là Thượng nghị sĩ, thành viên của Hạ nghị viện được gọi là Hạ nghị sĩ.

Thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ khác nhau ở chỗ hạ nghị sĩ sẽ do cử tri bầu, còn thượng nghị sĩ có thể được bầu thông quan con đường gián tiếp hoặc trực tiếp nhưng theo một trình tự khác. Nơi có thượng nghị sĩ sẽ được chỉ định, nhiệm kì của thường nghị sĩ thường sẽ dài hơn hạ nghị sĩ. Để trở thành ứng cử viên thượng nghị sĩ thì phải đạt từ 30 đến 35 tuổi hoặc cao hơn.

Nghị sĩ ở các quốc gia tư sản thường sẽ là nghị sĩ chuyên nghiệp. Do áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực, phần lớn các quốc gia gia sản đều không cho phép chế độ kiêm nhiệm.

Cũng giống như đại biểu Quốc hội ở Việt Nam, nghị sĩ có quyến sáng kiến pháp luật hay còn được gọi là quyền lập pháp, có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và nơi ở. Ngoại trừ phạm pháp quả tang hoặc có sự chấp thuận của nghị viện thì đối với các trường hợp còn lại các cơ quan cảnh sát và tư pháp đều không có quyền bắt, giữ hoặc khám xét nhà ở của nghị sĩ.

Lịch sử hình thành chế độ trả lương, thù lao cho nghị sĩ

Theo lịch sử thì nghị sĩ của các nước trên thế giới không nhân được bất kì khoản tiền lương hay thù lao nào cho công việc này. Điều này xuất phát từ 2 lý do chính đó là:

– Nghị viện khi mới thành lập chỉ gồm những thành viên giàu có, thuộc vào tầng lớp quý tộc, thượng lưu. Việc trở thành nghị viện được coi như là quyền lợi và danh dự của họ, do đó không đặt nặng vấn đề tiền lương.

– Nghị viện hoạt động không mang tính thường xuyên, các phiên họp thi thoảng mới diễn ra trong một năm, công việc của Nghị viện cũng không quá nhiều.

Tuy nhiên việc không trả lương cho nghị sĩ đã dẫn đến việc làm cản trở quá trình dân chủ hóa, các đại biểu không bị ràng buộc bởi trách nhiệm, hoạt động chỉ mang tính “Nghiệp dư” nên Nghị viện rất khó tổ chức các phiên họp vì nhiều đại biểu vắng mặt.

Ngoài ra quyền ứng cử chỉ được coi là mặt hình thức vì trên thực thế sẽ chỉ những người thuộc tầng lớp thượng lưu trúng cử, còn những người ít tài sản nếu tham gia vào Nghị viện thì đây lại không phải công việc để tạo ra thu nhập.

Do đó mà công việc của Nghị sĩ được xét trả lương, tuy nhiên ban đầu khi mới áp dụng thì việc trả lương này chỉ mang tính chất tượng trưng. Cho đến ngày nay thì nghị sĩ đã được công nhận là một nghề nghiệp và được trả lương. Các đại biểu được đảm bảo mức thu nhập để trang trải cho cuộc sống cho cả cá nhân và gia đình, có điều kiện về thời gian để tập trung cho nhiệm vụ của một nghị sĩ.

Chế độ, chính sách đối với nghị sĩ ở một số quốc gia

1/ Chế độ, chính sách đối với nghị sĩ ở Hoa Kỳ

Các nghị sĩ được nhận lương tương đương với mức lương mà thẩm phán liên bang và các quan chức cao cấp của Chính phủ nhận được. Một năm các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ đều nhận được mức lương là 174.000 USD, các vị trí lãnh đạo trong Quốc hội thì được nhận mức lương cao hơn. Ngoài tiền lương thì các thành viên của Nghị viện sẽ được hưởng thêm trợ cấp hàng năm nhằm trang trải các chi phí liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ Nghị viện.

Các nghị sĩ cũng được nhận các khoản thu nhập cá nhân ngoài tiền lương nhưng sẽ không quá 15% mức lương cơ bản bậc 2 theo năm trong hệ thống lương đối với các chức vụ cao nhất trong nhánh hành pháp.

Ví dụ chi phí cho thượng nghị sĩ gồm 3 khoản chính là:

– Chi phí nhân viên giúp việc hành chính và thư ký là 2.587.374 USD/Nghị sĩ/năm đến 4.112.084 USD/Nghị sĩ/năm

– Thuê chuyên gia tư vấn lập pháp, áp dụng chung cho các thượng nghị sĩ với mức là 482.958 USD/Nghị sĩ/năm

– Chi phí hành chính sẽ dao động từ 122.428 USD/Nghị sĩ/năm đến 457.275 USD/Nghị sĩ/năm, việc này còn phụ thuộc vào dân số, khoảng cách giữa Wasington DC đến các khu vực bầu cử, số địa chỉ thư tín của bang.

2/ Chế độ, chính sach đối với nghị sĩ ở Canada

Trong niên độ tài chính 2018-2019, mức lương của nghị sĩ Canada rơi vào khoảng 175.600 CAD/năm. Đây cũng là mức lương cơ bản cho các chức vụ chính trị trong chính quyền. Theo quy định, mức lương của nghị sĩ sẽ được tăng lên theo mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và áp dụng mức lương mới từ ngày 01 tháng 4 hàng năm. Lương sẽ được trả định kỳ 2 tuần một lần. Ngoài tiền lương cơ bản, các chức danh trong nghị viện được nhận lương bổ sung tùy vào vị trí đảm nhiệm tính trên phần trăm lương cơ bản, nếu một cá nhân đảm nhiệm nhiều chức vụ thì chỉ nhận mức lương bổ sung cao nhất.

Về các chi phí văn phòng, mỗi nghị sĩ được nhận một mức cố định là 358.200 CAD/năm để trang trải cho các khoản lương nhân viên giúp việc, hợp đồng dịch vụ, liên hệ với khu vực bầu cử, đi lại và các khoản chi phí khác có liên quan. Nghị sĩ cũng được thanh toán 30.240 CAD/ năm chi phí đi lại, ăn nghỉ và các khoản chi phí phát sinh khác để thực hiện nhiệm vụ; được di chuyển đến những địa điểm làm việc hoặc du lịch cùng người thân (tối đa 64 địa điểm); được thanh toán bổ sung tối đa 3% chi phí văn phòng cho tiền quà tặng, 10% cho việc quảng bá, giữ mối liên hệ với cử tri. Nghị sĩ Canada không có nhà ở trong khu vực thủ đô sẽ được nhận trợ cấp về nhà ở tạm thời thứ hai để thực hiện các nhiệm vụ nghị sĩ. Mức trợ cấp tùy thuộc vào loại nhà ở, khu vực thuê/mua nhà.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về  Thượng nghị sĩ là gì? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.

Thượng nghị sĩ có nghĩa là gì?

Thượng viện, thượng nghị viện hay tham nghị viện một trong hai viện của nghị viện hay quốc hội lưỡng viện lập pháp (viện còn lại hạ viện hay thường được gọi viện dân biểu). Thành viên của Thượng viện được gọi là Thượng nghị sĩ, hoặc đôi khi ngắn gọn là Nghị sĩ khi mà thành viên của Hạ viện gọi Dân biểu.

Hạ nghị sĩ là gì?

Hạ viện có chức năng lập pháp. Quyền lực của hạ viện so với thượng viện khác nhau tùy theo hiến pháp. Đại biểu quốc hội tại hạ nghị viện thường do người dân trực tiếp bầu, nên còn gọi dân biểu hoặc "hạ nghị sĩ", và hạ nghị viện còn được gọi viện dân biểu.

Nghị viện có nghĩa là gì?

Nghị viện, hay nghị hội, một loại hình thái của cơ quan lập pháp, do số lượng đại biểu nhất định trong nhân dân bầu ra mà hợp thành nhằm nắm giữ quyền lập pháp; các vị đại biểu này gọi là nghị sĩ, có thể thông qua bầu cử trực tiếp hoặc bầu cử gián tiếp mà sản sinh, cũng có thể do nhà nước uỷ nhiệm.

Nghị viện và quốc hội là gì?

Nghị viện thường dùng để chỉ gọi cơ quan lập pháp của nước dân chủ, bởi vì phần lớn nội dung công việc tiến hành của nó đến từ ý muốn của người dân, do đó cũng được gọi “cơ quan dân ý“; tuy nhiên, nghị viện cấp bậc nhà nước, được gọi là nghị viện nhà nước, gọi tỉnh lược quốc hội”.