Nghị định hướng dẫn luật chăn nuôi Informational, Commercial

Dạ anh chị và các bạn, chúc mọi người có dịp Quốc Khánh 02/09 bình yên và đầm ấm ạ. Nhân dịp này, tụi em mạn bàn về chính sách công với bảo vệ Dữ liệu cá nhân. Mong thông tin sẽ hữu ích với mọi người ạ. Dưới đây là báo cáo của nhóm tham gia Vietnam Youth's Policy Initiative (Sáng kiến chính sách của thanh niên Việt Nam) ngày 19/08 do Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông (ips.org.vn) tổ chức với chủ đề và từ khóa Dữ liệu và Quyền riêng tư - do em (et. al) và Hồng Vũ, Le Thi Thu Hien thực hiện. Vì kiến thức còn hạn chế, thời gian chuẩn bị ngắn (chưa tới 02 tuần) và tiếp cận ở góc độ chính sách công nói chung nên dù có nghiên cứu từ trước khá lâu, báo cáo vẫn khá sơ sài, chưa quán chiếu được khía cạnh pháp lý. Một số điểm mấu chốt và gợi mở cho việc nghiên cứu sắp tới tụi em tổng kết lại gồm: 1. DLCN sắp qua mặt dầu mỏ về giá trị (The Economist, 2021). Vì vậy, các MNCs và BigTech sẽ thông minh hơn và triệt để hơn trong khai thác và xử lý DLCN người dùng nhằm tối đa hóa lợi nhuận, thông qua (i) lợi nhuận tới từ tăng doanh thu bán hàng trực tiếp, nhờ insight, (ii) cung cấp dịch vụ quảng cáo và giải pháp (hay thậm chí DLCN thô của users) cho bên thứ ba,... Các quy trình DLCN sẽ ngày càng khó quản lý. 2. Tăng tính kỹ thuật và khả năng xung đột: Quản lý quy trình DLCN đòi hỏi tính kỹ thuật cao, nhất là khi hàm chứa yếu tố internet. Về nhân lực, sẽ cần nhiều chuyên gia kỹ thuật giỏi từ xây dựng chính sách, pháp luật điều chỉnh đến thực thi và về vật chất, sẽ cần cơ sở hạ tầng phù hợp. Hệ quả là sự xung đột khi CQNN can thiệp kỹ thuật vào hệ thống của doanh nghiệp (như Bộ trưởng Bộ Công an đã nêu ra trong phiên chất vấn trước UBTVQH) có thể xảy ra mà nếu không được giám sát cùng cơ chế bảo vệ doanh nghiệp sẽ dẫn tới hậu quả ngược lại rất lớn. 3. Một cơ chế riêng có và phức tạp - đan xen public governance- private rights: Riêng có ở chỗ, Luật Bảo vệ DLCN sẽ khác trường hợp của Luật An ninh mạng 2018 khi Việt Nam vận dụng triệt để chuyển hóa pháp luật (legal transplants) từ kinh nghiệm TQ. Trong cuộc chơi với DLCN, Việt Nam vẫn chưa rõ vị thế là bên giám sát và điều hòa thị trường DLCN tự do (như EU với GDPR hay Sing với PDPA) hay bên điều tiết, quản lý, quy hoạch thị trường DLCN cùng cơ chế sàn (TQ). Yếu tố dịch chuyển xuyên biên giới của DLCN ở Việt Nam không kém Sing và phức tạp hơn nhiều so với TQ. Phức tạp ở chỗ, Luật này sẽ xoay quanh cả hai trục là (i) quan hệ dân sự giữa bên thu thập và cá nhân - vốn ngày càng được tiếp cận theo hướng tôn trọng các thỏa thuận và đạo đức dân sự khi users nhấn vào "ACCEPT/AGREE" và (ii) quan hệ công giữa Nhà nước với bên thu thập trong việc bảo đảm trật tự xã hội. 4. Bản chất tài sản/tư liệu sản xuất của DLCN sẽ còn cần được bàn luận kĩ hơn bởi chúng đang nằm trong phần Quyền nhân thân của BLDS. Toàn văn báo cáo và tài liệu tham khảo đã được tụi em nhất trí công khai và có thể xem tại: https://lnkd.in/ddmjEchi #

legal

policyresearch

dataprivacylaw

See more comments

More from this author

Explore topics

Nghị định này hướng dẫn chi tiết khoản 4 Điều 14, khoản 3 Điều 19, khoản 3 Điều 38, khoản 4 Điều 39, khoản 5 Điều 41, khoản 8 Điều 43, khoản 5 Điều 45, khoản 2 Điều 52, khoản 4 Điều 53, khoản 4 Điều 58, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 63, khoản 4 Điều 64, khoản 3 Điều 67, khoản 2 Điều 68, khoản 5 Điều 78 Luật Chăn nuôi.

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến chăn nuôi trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo đó, tiêu chí đối với một số loại vật nuôi ở giai đoạn con non được sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh được quy định như sau: Lợn con có khối lượng đến 25kg hoặc từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi; Gà, vịt, ngan, chim cút từ 01 – 21 ngày tuổi; Thỏ từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi; Bê, nghé từ sơ sinh đến 06 tháng tuổi.

Đặc biệt, chỉ được sử dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm và thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ.

Nghị định này cũng quy định cụ thể quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm, cụ thể: Chăn nuôi trang trại quy mô lớn từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên; quy mô vừa từ 30 – 300 đơn vị vật nuôi; quy mô nhỏ từ 10 – 30 đơn vị vật nuôi và chăn nuôi nông hộ từ dưới 10 đơn vị vật nuôi.

Chính phủ giao nhiệm vụ cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra điều kiện chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa và nhỏ, tần suất kiểm tra là 03 năm một lần.

Nghị định này thay thế các văn bản sau đây:

  1. Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
  1. Nghị định số 100/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/2017/NĐ-CP;
  1. Khoản 5 Điều 1 và Điều 3 Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;
  1. Điều 9, 10 và 11 Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.

3. Nghị định này bãi bỏ các văn bản sau đây:

  1. Quyết định số 78/2004/QĐ-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu;
  1. Quyết định số 88/2005/QĐ-BNN ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn;
  1. Quyết định số 43/2006/QĐ-BNN ngày 01 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm;
  1. Thông tư số 92/2007/TT-BNN ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 16 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm;

đ) Thông tư số 02/2011/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ quản lý nhà nước về chăn nuôi;

  1. Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 61/2011/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;
  1. Điều 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010;
  1. Thông tư số 06/2012/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục bổ sung nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần được bảo tồn;
  1. Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến;
  1. Thông tư số 14/2014/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục giống vật nuôi cao sản;
  1. Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
  1. Thông tư số 01/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục giống vật nuôi được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

* Thủ tục hành chính do địa phương thực hiện:

- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng