Ngày sao kê thẻ tín dụng là gì

Hiện nay, thẻ tín dụng ngày càng được sử dụng khá phổ biến với đặc điểm “sử dụng trước, trả tiền sau” và nhiều lợi ích và ưu đãi khác mà nó mang lại. Tuy nhiên, mọi người vẫn còn chưa hiểu rõ về thời gian 45 ngày miễn lãi của thẻ tín dụng là như thế nào. Trong bài viết này, Ngân hàng số Timo sẽ trả lời cho bạn miễn lãi 45 ngày thẻ tín dụng là gì, cách tính và ví dụ chi tiết về chu kỳ miễn lãi này nhé!

\>> Xem thêm: Cách đăng ký làm thẻ tín dụng

Miễn lãi 45 ngày thẻ tín dụng là gì?

Miễn lãi 45 ngày của thẻ tín dụng là khoảng thời gian để chủ thẻ cân đối tài chính và thực hiện nghĩa vụ chi trả tổng dư nợ của kỳ trước mà không phải trả phí/tiền lãi cho những khoản chi đó.

Ngoài ra, bạn có thể hiểu 45 ngày miễn lãi chính là thời gian mà ngân hàng khuyến mãi để khách hàng được chi tiêu trước và trả tiền sau mà không bị tính phí. Có rất nhiều khách hàng thường nghĩ rằng 45 ngày miễn lãi suất được tính từ lúc bắt đầu phát sinh giao dịch – dù là bất cứ thời điểm nào thì 45 ngày sau đó được tính lãi. Vì thế người dùng thẻ thường rất chủ quan về vấn đề này để rồi lại bị tính khoản lãi suất không nhỏ.

Ở đây, trong khái niệm 45 ngày miễn lãi suất mà ngân hàng đưa ra đó là 45 ngày TỐI ĐA. Tức là bạn có tối đa 45 ngày, đồng nghĩa với việc bạn sẽ có ít ngày hơn tùy vào thời điểm giao dịch của bạn. Chính vì thế, 45 ngày miễn lãi được bắt đầu từ thời điểm sao kê tháng này đến thời điểm sao kê tháng sau cộng với thêm 15 ngày ân hạn. Tổng cộng là 45 ngày bạn sẽ được miễn lãi tính từ sao kê tháng này.

Ngày sao kê thẻ tín dụng là gì
45 ngày miễn lãi của thẻ tín dụng (Nguồn: Internet)

\>> Tham khảo: Hạn mức thẻ tín dụng là gì?

Cách tính thời gian miễn lãi của thẻ tín dụng

Thời gian miễn lãi 45 ngày của thẻ tín dụng là khoảng thời gian bắt đầu từ ngày chốt sao kê của tháng này đến ngày chốt sao kê của tháng sau, cộng thêm thời gian ân hạn. Cách tính thời gian miễn lãi của thẻ tín dụng như sau:

45 ngày miễn lãi = 30 ngày miễn lãi chính thức (*) + 15 ngày ân hạn (cố định)

(*) 30 ngày miễn lãi chính thức không cố định: Tức 45 ngày miễn lãi này là thời gian tiêu chuẩn, còn số ngày miễn lãi thực tế còn phụ thuộc vào thời điểm giao dịch của khách hàng.

Ngày sao kê thẻ tín dụng là gì
Cách tính thời gian miễn lãi của thẻ tín dụng (Nguồn: Internet)

Để hiểu rõ hơn về 45 ngày miễn lãi này thì bạn cần hiểu thêm về một số khái niệm liên quan để tận dụng khoảng thời gian này một cách tối ưu như:

  • Chu kỳ thanh toán: Đây là chu kỳ bắt đầu từ ngày chốt sao kê của tháng này tới ngày chốt sao kê của tháng sau. Nói cách khác, chu kỳ thanh toán là khoảng thời gian giữa 2 lần sao kê của ngân hàng và thường là 30 ngày.
  • Ngày chốt sao kê thẻ tín dụng: Là thời điểm ngân hàng thực hiện chốt các giao dịch của khách hàng, ngày này thường được cố định vào một ngày cụ thể trong tháng.
  • Ngày đến hạn thanh toán: Là ngày khách hàng cần thực hiện việc chi trả tổng số dư nợ của kỳ trước cho ngân hàng. Nếu bạn thanh toán trước thời điểm này thì sẽ không bị tính lãi. Nhưng nếu chi trả dư nợ sau ngày hết hạn thanh toán, bạn sẽ phải trả thêm các khoản lãi tín dụng.
  • Thời gian ân hạn: 15 ngày kể từ sau ngày sao kê được ngân hàng gọi là ngày ân hạn. Đây là khoảng thời gian mà ngân hàng gia hạn thêm để chủ thẻ cân đối và thu xếp tài chính nhằm thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Nếu trong thời gian ân hạn mà bạn trả đủ số dư nợ thì toàn bộ giao dịch phát sinh sẽ không bị tính lãi. Nếu bạn không trả đầy đủ dư nợ hoàn là chỉ trả một phần bằng hoặc lớn hơn số dư nợ tối thiểu cần thanh toán thì sẽ số tiền còn lại sẽ bắt đầu được tính lãi

\>> Xem thêm: Hướng dẫn đọc sao kê thẻ tín dụng dễ hiểu

Ví dụ về nguyên tắc miễn lãi 45 ngày của thẻ tín dụng

Giả sử bạn đang sử dụng thẻ tín dụng với thời gian miễn lãi là 45 ngày. Chu kỳ thanh toán từ ngày 31/5 đến 30/6, ngày đến hạn thanh toán là 15/7, lãi suất áp dụng là 15%/năm. Trong 30 ngày của tháng 6, bạn đã sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu các khoản gồm:

  • Ngày 6/6 thanh toán mua hàng siêu thị 3.000.000 VNĐ.

Số dư nợ 1 là 3.000.000 VNĐ.

  • Ngày 16/6 thanh toán tiền hóa đơn 2.000.000 VNĐ.

Số dư nợ 2 là 3.000.000 VNĐ + 2.000.000 VNĐ = 5.000.000 VNĐ.

  • Trường hợp 1: Ngày 30/6, bạn trả ngân hàng 5.000.000 VNĐ. Số dư nợ 3 còn lại là 0.

Như vậy, bạn đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán tổng dư nợ trong khoảng thời gian miễn lãi là 45 ngày. Vì vậy, bạn sẽ không phải trả tiền lãi cho 2 khoản chi tiêu này.

  • Trường hợp 2: Ngày 30/6 bạn chỉ trả ngân hàng 4.000.000 VNĐ. Số dư nợ 3 lúc này còn lại là 1.000.000 VNĐ. Và khoản dư nợ này bạn không thanh toán trước 15/7 thì số tiền lãi được tính như sau:

Số dư nợ 1 từ ngày 6/6 đến 15/6: Tiền lãi = 3.000.000 x 15%/365 x 10 ngày = 12.329 VNĐ.

Số dư nợ 2 từ ngày 16/6 đến 29/6: Tiền lãi = 5.000.000 x 15%/365 x 14 ngày = 28.767 VNĐ.

Số dư nợ 3 từ ngày 1/7 đến 15/7: Tiền lãi = 1.000.000 x 15%/365 x 15 ngày = 6.164 VNĐ.

Tổng lãi mà bạn cần phải thanh toán tới ngày 15/7 là 12.329 + 28.767 + 6.164 = 47.260 VNĐ. Đồng thời, số tiền 1.000.000 VNĐ vẫn bị tính lãi cho tới thời điểm bạn thanh toán trả ngân hàng.

Nguyên tắc trả nợ thẻ tín dụng với thời gian 45 ngày miễn lãi

Trong ví dụ trên, khi giả sử bạn chọn ngày sao kê thẻ tín dụng là ngày 30. Bạn sẽ nhận được sao kê từ ngân hàng sau 1-2 ngày kể từ ngày 30/6 và 15 ngày sau đó (kể từ ngày 30/6) bạn phải nhanh chóng thanh toán số tiền nợ cho ngân hàng. Tức là ngày 14/7 là ngày cuối cùng bạn được miễn lãi suất ngân hàng.

  • Nếu trong thời gian ân hạn mà bạn trả đủ số dư nợ thì toàn bộ giao dịch phát sinh từ ngày 31/5 đến 14/7 sẽ không bị tính lãi.
  • Ngược lại, nếu bạn không trả đầy đủ số dư nợ ví dụ như chỉ trả một phần bằng hoặc lớn hơn mức tối thiểu cần trả thì sẽ số tiền còn lại sẽ bắt đầu tính lãi.
  • Lưu ý, khi bạn trả sau thời hạn thanh toán hoặc đúng hạn nhưng dưới mức tối thiểu cần trả thì bạn sẽ vừa phải trả lãi vừa phải chịu phí phạt do trả chậm.

Trong đó:

– Mức tối thiểu phải trả còn phụ thuộc vào quy định của mỗi ngân hàng. Số tiền này thường chiếm khoảng 1-5% tổng dư nợ trong kỳ. Nếu không thể thanh toán toàn bộ dư nợ, bạn cần thanh toán đủ số tiền tối thiểu này để không bị phạt phí trả chậm.

– Phí trả chậm: Đây là khoản lãi suất hay phần phí phạt do chủ thẻ không thực hiện việc chi trả ở mức tối thiểu. Mức phí trả chậm sẽ khoảng từ 4-6% của khoản dư nợ tối thiểu tùy từng ngân hàng.

\>> Xem thêm: Quá hạn thanh toán thẻ tín dụng 1 ngày có sao không?

Đối với ngân hàng số Timo, bạn có thể dễ dàng mở thẻ tín dụng Timo VISA thành công 100% bằng sổ tiết kiệm một cách nhanh chóng và tiện lợi. Đặc biệt, khi làm thẻ tín dụng Timo VISA sẽ không tốn bất kỳ loại chi phí nào và bạn có thể tận hưởng việc chi tiêu với chu kỳ miễn lãi lên đến 55 ngày.

Vậy là Timo đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc về miễn lãi 45 ngày thẻ tín dụng. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ được khái niệm miễn lãi 45 ngày thẻ tín dụng là gì, cách tính và ví dụ chi tiết. Đừng quên đón đọc các bài viết tiếp theo của Timo để có thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nhé!

Thẻ tín dụng Vpbank chốt sao kê ngày nào?

Ngày chốt sao kê thẻ tín dụng VPLady là ngày bao nhiêu? Ngày chốt sao kê thẻ là vào ngày 20 hàng tháng.

Thẻ tín dụng Techcombank chốt sao kê ngày nào?

Thẻ tín dụng Techcombank Spark chốt sao kê vào ngày 20 hàng tháng. Thẻ tín dụng Techcombank Visa Classic chốt sao kê vào ngày 10 hàng tháng.

Thẻ tín dụng HSBC sao kê ngày nào?

Thẻ Tín Dụng Visa Chuẩn: Ngày lập bảng sao kê của bạn là ngày 14 hàng tháng, và hạn thanh toán là ngày 29 hàng tháng.

Thẻ tín dụng Vietcombank sao kê ngày nào?

Thẻ tín dụng Vietcombank Visa Platinum có hiệu lực tối đa 5 năm, số lượng thẻ phụ tối đa là 3 thẻ, ngày sao kê là ngày 20 hàng tháng và ngày đề nghị thanh toán là ngày mùng 5 hàng tháng.