Đau giữa lưng trên là bệnh gì

Đau giữa lưng trên là căn bệnh khá phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ ai không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Vậy tình trạng đau giữa lưng trên có triệu chứng như thế nào? Nó báo hiệu bạn đang gặp phải bệnh gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ qua bài viết sau nhé!

Nhận biết triệu chứng đau giữa lưng trên

Biểu hiện triệu chứng đau giữa lưng trên thường là những cơn đau sau vùng ngực hoặc cao gần tới đốt sống cổ. Khi bị đau bệnh nhân thường có cảm giác ê buốt, nóng rát khắp vùng lưng trên, sau đó có thể lan sang 2 bên.

Nếu đau vùng lưng trên do các nguyên nhân sinh lý thì không đáng lo ngại. Thường cơn đau chỉ kéo dài trong khoảng 1-3 ngày sẽ tự khỏi. Tuy nhiên nếu đau do bệnh lý thì sẽ khá nguy hiểm. Do đó, bạn nên nắm rõ một số triệu chứng đau lưng trên bất thường sau để phát hiện bệnh kịp thời:

  1. Đau kéo dài từ 3 ngày đến 1 tuần. Cơn đau giảm đi sau khi dùng thuốc nhưng lại tái phát trở lại khi hết thuốc.
  2. Đau kéo dài 1 tuần rồi hết sau đó tái phát nhiều lần, càng về sau mức độ đau càng tăng.
  3. Đau nhiều khi hít thở, ho, hoặc vận động mạnh. Đặc biệt nghiêm trọng nếu đau lưng trên kèm khó thở, sốt cao, co thắt tim.
  4. Cơn đau lan tỏa xuống bả vai hoặc ra trước ngực.

Nếu có các triệu chứng đau lưng như trên, bạn phải nhanh chóng tới các cơ sở y tế để khám và phát hiện bệnh sớm.

Đau giữa lưng trên cảnh báo bệnh gì?

Thoái hóa cột sống

Với những người trên ngoài 30 tuổi, những cơn đau đốt sống lưng giữa có thể là dấu hiệu cảnh báo của thoái hóa cột sống lưng giữa. Tuy rằng tỷ lệ thoái hóa của đốt sống lưng giữa thấp hơn nhiều so với đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng nhưng không phải vì thế mà ít người bị. Những yếu tố về tuổi tác, lao động nặng nhọc, chấn thương tích tụ, thừa cân là những tác nhân khiến quá trình thoái hóa cột sống được đẩy nhanh hơn.

Biểu hiện của thoái hóa cột sống lưng giữa là cơn đau kéo dài, âm ỉ, đau dữ dội hơn khi vận động nhiều, làm việc nặng nhọc và giảm dần khi nghỉ ngơi. Cột sống bị thoái hóa sẽ tạo ra các gai xương và khiến đĩa đệm bị lồi hoặc thoát vị do cấu trúc sụn đầu xương bị biến dạng chèn ép vào dây thần kinh gây ra đau thần kinh liên sườn với biểu hiện đau sau lưng ở giữa rồi vòng ra trước ngực theo khung liên sườn và kèm theo các cơn đau theo vòng liên sườn.

Thoát vị đĩa đệm cột sống ngang lưng

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm ở cột sống lệch khỏi vị trí cố định chèn ép các dây thần kinh, rễ thần kinh trung ương gây ra các cơn đau lưng và các rối loạn trong vận động. Biểu hiện rõ nhất chính là đau lưng giữa hoặc lệch về 1 bên trái hoặc phải. Nếu đĩa đệm chèn vào dây thần kinh liên sườn sẽ gây ra cơn đau lưng vòng ra trước ngực, đau khoang liên sườn gây rối loạn co thắt cơ liên sườn.

Viêm phế quản

Người bị viêm phế quản thường chịu những cơn đau tức ngực, đau tức sau lưng, kèm theo chứng khó thở, ho dữ dội và dai dẳng. Khi thở sẽ thấy tiếng khò khè do ống phế quản bị viêm.

Tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi sẽ gây ra đau âm ỉ ở ngực và đau lưng trên ở giữa, đau nhiều hơn về bên dịch bị tràn kèm theo các triệu chứng khó thở, suy hô hấp, ho dữ dội, nôn, chướng bụng, nếu nằm nghiêng về bên bị tràn dịch cơn đau sẽ tăng lên.

Đau thần kinh liên sườn

Đau giữa lên trên bên phải hay bên trái còn là dấu hiệu của đau thần kinh liên sườn. Nguyên nhân có thể do bệnh zona thần kinh hoặc do dây thần kinh liên sườn bị chèn ép ở cột sống lưng. Cơn đau xuất phát từ lưng sau rồi vòng ra trước ngực theo xương liên sườn và đau khắp khung liên sườn.

Đau lưng trên ở giữa do bệnh đường hô hấp

Nhiễm virus, cảm cúm hoặc những căn bệnh đường hô hấp nghiêm trọng khác như bệnh phổi, bệnh phế quản, lao… thường cũng sẽ gây ra tình trạng đau giữa lưng trên bởi đây là vị trí đau ngay sau vùng phổi.

Ngoài những ảnh hưởng từ bệnh lý gây ra thì tình trạng đau ở giữa lưng trên còn một vài nguyên nhân chủ quan khác cũng có thể gây nên hiện tượng này.

  • Vận động sai tư thế: Việc bê vật nặng sai tư thế, tập thể dục, tập gym không đúng kĩ thuật có thể vô tình gây ra các cơn đau lưng trên cấp tính. Tình trạng này nếu không quá nghiêm trọng thì chỉ cần nghỉ ngơi một vài ngày là giảm.
  • Do virus, vi khuẩn: Nếu bệnh nhân bị cảm cúm hoặc nhiễm một số bệnh liên quan tới virus thì sẽ có cảm giác đau lưng trên, thậm chí đau khắp người.
  • Do bị stress, căng thẳng hay âu tư…
  • Do lao động nặng nhọc, sai tư thế vận động khi sinh hoạt và làm việc
  • Do lạm dụng thuốc, chịu những tác dụng phụ của nhiều loại thuốc khác nhau
  • Do thiếu canxi và dưỡng chất thiết yếu khác cho các hoạt động của cột sống.
    Đau lưng giữa tiềm ẩn bệnh nguy hiểm nào?

Mẹo tự giảm đau lưng giữa trên tại nhà hiệu quả

Khi gặp phải những cơn đau lưng trên ở giữa bệnh nhân có thể tự thực hiện các phương pháp giảm đau bằng cách.

Chườm nóng

Nguyên nhân gây đau giữa lưng trên có thể là do căng cơ, giãn cơ chính vì vậy người bệnh có thể chườm nóng nhằm giúp giảm đau vùng lưng trên ở giữa bằng cám gạo hoặc cơm.

Giác hơi

Giác hơi giúp bệnh nhân giảm đau nhức xương khớp, ê mỏi cột sống và đặc biệt đánh tan những cơn đau giữa lưng trên rất hiệu quả. Thực hiện giác hơi 2 lần một ngày vào buổi tối và sau khi ngủ dậy sẽ giúp bạn giảm được những cơn đau lưng trên ở giữa một cách nhanh chóng.

Giảm đau giữa lưng trên bằng thảo dược trong vườn

Một số vị thuốc tự nhiên có ngay trong vườn nhà bạn như lá lốt, tía tô, ngải cứu… cũng là những bài thuốc giảm đau giữa lưng trên hết sức tuyệt vời. Bệnh nhân chỉ cần dùng thảo dược giã nát. Phần nước thì hâm nóng để uống còn phần bã thì đắp trực tiếp vào vùng lưng trên ở giữa bị đau. Ngày thực hiện từ 1 – 2 lần trong khoảng 1 tuần bệnh nhân sẽ cảm nhận được độ hiệu quả.

Một số lưu ý khác

✓ Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau khi chưa biết nguyên nhân. Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế về việc dùng thuốc nếu cơn đau khiến bạn quá khó chịu.

✓ Khi bị đau lưng trên do căng cơ hoặc đau dây thần kinh bạn nên nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu để lưng được nghỉ ngơi.

✓ Có thể áp dụng tập một số bài tập để giảm đau. Ngoài ra bạn có thể giảm đau an toàn bằng các biện pháp như massage, châm cứu, xoa bóp…

✓ Chú ý chế độ ăn có thực phẩm giàu canxi, không ăn những món ăn chiên xào nhiều sẽ gây béo phì và nhiều loại bệnh khác không tốt cho xương khớp và hệ tiêu hóa

Tình trạng đau giữa lưng trên đôi khi không cần dùng thuốc để điều trị nếu như người bệnh biết cách xử lý, thậm chí tự điều trị ở nhà cũng có thể dứt điểm được. tuy nhiên nếu tình trạng đau có biểu hiện gia tang thì bệnh nhân cần đi khám và nhận sự tư vấn trực tiếp của bác sỹ.

Tại sao nằm ngửa lại đau lưng?

Nằm ngửa khi ngủ giúp giữ thẳng cột sống dễ dàng hơn, nhưng vẫn có thể dẫn đến đau lưng nếu không hỗ trợ độ cong tự nhiên của cột sống. Một nghiên cứu cho thấy tư thế ngủ khi nằm ngửa lại tăng nguy cơ đau lưng dưới. Ngủ với tư thế nằm nghiêng được coi là tư thế tốt nhất để tránh đau lưng.

Bị đau lưng là triệu chứng của bệnh gì?

Đau lưng âm ỉ kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý như sỏi, u, lao thận, viêm loét dạ dày, thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm,... Vì vậy, khi có triệu chứng này, người bệnh cần đi khám để có hướng điều trị hiệu quả, kịp thời.

Đau vùng thắt lưng bên phải là bệnh gì?

Với cơn đau lưng dưới ở bên phải, bạn nên nhanh chóng đi khám càng sớm càng tốt. Vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan tới sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm ruột thừa… Cơn đau xuất hiện âm ỉ ở vùng thắt lưng bên phải với cường độ tăng dần, lan rộng đến háng và chân.

Tại sao đau cột sống lưng?

Đau cột sống lưng là một chứng bệnh phổ biến ở người có tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa dần. Đây là căn bệnh mãn tính xảy ra khi đĩa đệm và khớp bị thoái hoá, gai xương phát triển lên trên đốt của cột sống. Điều này dẫn đến các cơn đau và hạn chế vận động do các dây thần kinh và các chức năng khác bị ảnh hưởng.