Ngành ruột khoang thường tự vệ bằng cách nào để tồn tại và phát triển trong môi trường tự nhiên

Đáp án chính xác nhất của Top lời giảicho câu hỏi trắc nghiệm: “Ruột khoang chủ yếu sinh sản bằng cách?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về ngành ruột khoang là tài liệu ôn tập môn Sinh học 7 dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm: Ruột khoang chủ yếu sinh sản bằng cách?

A. Sinh sản vô tính

b. Sinh sản hữu tính

C. Tái sinh

D. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính

Trả lời:

Đáp án đúng:A. Sinh sản vô tính

Ruột khoang chủ yếu sinh sản bằng cách sinh sản vô tính.

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về ngành ruột khoang dưới đây nhé!

Kiến thức tham khảo về ngành ruột khoang

1. Ngành ruột khoang là gì?

- Động vật ruột khoanghayđộng vật xoang trànghoặcngành Ruột khoang(Coelenterata) là một thuật ngữ đã lỗi thời nhưng vẫn rất phổ biến để chỉ một nhómcận ngành, bao gồm hai ngành động vật theo quan điểm của phát sinh loài, làCtenophora(sứa lược) vàCnidaria(san hô, sứa thật sự,hải quỳ, san hô lông chim, và các loài có họ hàng gần khác). Tên gọi của đơn vị phân loại này có nguồn gốc từtiếng Hy Lạp"koilos" ("rỗng"), để chỉ đặc trưngkhoang cơ thểrỗng (chưa phân hóa) phổ biến ở hai ngành này. Chúng có các cơ quan, tổ chứcmôrất đơn giản, chỉ với hai lớp tế bào, bên ngoài và bên trong, giữa 2 lớp là tầng keo. Động vật ruột khoang thường sống ở biển, số lượng loài của ngành ruột khoang là khoảng 10 nghìn loài.

- Một số đại diện của ngành ruột khoang như: thủy tức, san hô, hải quỳ...Trong đó, số lượng cá thể và số lượng loài của san hô lớn hơn cả (khoảng 6 nghìn loài).

2. Đặc điểm chung của ngành ruột khoang

- Cơ thể có đối xứng toả tròn.

- Ruột dạng túi.

- Thành cơ thể có 2 lớptế bào.

- Tự vệ tấn công bằngtế bàogai.

- Sống dị dưỡng.

3. Vai trò của ngành ruột khoang đối với hệ sinh thái

- Mỗi sinh vật trên trái đất này đều có một vai trò riêng nhất định, dung hòa hệ sinh thái. Ruột khoang là một mắt xích nhỏ trong hệ sinh thái đó, có vai trò:

a. Vai trò trong tự nhiên

- Ruột khoang cực kỳ có ý nghĩa đối với hệ sinh thái biển. Nó là nguồn thức ăn dinh dưỡng cho rất nhiều loài. Một số loài thậm chí còn sử dụng ruột khoang là nơi ẩn nấp.

- Nhờ có ngành ruột khoang, hệ thống sinh thái biển mới có một cảnh quan sinh đẹp, nên thơ, nhiều màu sắc hơn. Những vùng biển có nhiều sinh vật ngành ruột khoang sinh sống còn là địa điểm thuận lợi để chúng ta phát triển du lịch.

b. Vai trò trong đời sống

- Nhờ có nhữngđặc điểm chung của ngành ruột khoang, trong đời sống hàng ngày chúng có rất nhiều vai trò khác nhau. Cụ thể như:

+ Sử dụng các sinh vật ngành ruột khoang như san hô phơi khô để làm đồ trang trí, đồ trang sức,…

+ Sử dụng để làm vật liệu trong lĩnh vực xây dựng.

+ Xác định nơi cư ngụ của ngành ruột khoang như san hô để nghiên cứu địa chất, xác định tầng địa chất dưới đáy biển sâu.

+ Sử dụng cơ thể của một số sinh vật ruột khoang như sứa để làm thực phẩm.

4. Một số ngành ruột khoang thường gặp

a. Sứa

- Sứa(lớpScyphozoa) haysưa sứa(phương ngữ Nam bộ) là những sinh vật biểnkhông xương sốngđộc nhất củangành Thích ty bào(Cnidaria).Chúng lànhữngloàitên là Thúy. Lớp này có thể bao gồm nhóm hóa thạch tuyệt chủngConulariida, có liên hệ không chắc chắn và đang được tranh luận rộng rãi.

- Tên lớp Scyphozoa xuất phát từtiếng Hy Lạpskyphos(ς), chỉ về một loại cốc uống và ám chỉ hình dạng cốc của loài sứa.

- Chúng đã tồn tại từ đầukỷ Cambricho đến bây giờ. Sứa vàthủy tứccó cấu tạo chung giống nhau, nhưng sứa thích nghi với đời sống di chuyển ở biển. Khi di chuyển, sứa co bóp dù, đẩy nước qua lỗ miệng và tiến về phía ngược lại. Tua miệng một số loài sứa gây ngứa, có khi gây bỏng da. Sứa là một loài không có não, tim và xương.

b. San hô

- San hôlà cácsinh vật biểnthuộc lớp San hô (Anthozoa) tồn tại dưới dạng các thể polip nhỏ giốnghải quỳ, thường sống thành các quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt nhau. Các cá thể này tiết ra cacbonat canxi để tạo bộ xương cứng, xây nên các rạn san hô tại các vùng biển nhiệt đới.

- San hô thường sinh trưởng trong vùng biển nông, nước ấm, có dòng chảy nhanh, nhiệt độ cao và trong sạch. Do phần lớn san hô đều có thể nảy mầm sinh trưởng và những mầm này không thể tách khỏi cơ thể mẹ nên tạo thành một quần thể liên kết và sống chung có dạng hình nhánh cây gây ra hiểu lầm san hô là thực vật. Nhưng thực tếsan hô là một loài động vật bậc thấpthuộc ngành ruột khoang, có hai lá phổi, thường dùng xúc tu quanh miệng dùng để bắt mồi. Tuy nhiên 80% nhu cầu dinh dưỡng của san hô đến từ hoạt động quang hợp của loài tảo đơn bào cộng sinh với nó. Đồng thời hoạt động này cũng góp phần cung cấp oxy cho môi trường. Cũng vì vậy mà một số người hiểu lầm san hô là một loài thực vật tự dưỡng quang hợp.

c. Thủy tức

- Thuỷ tức có nguồn gốcở vùng ônđới và nhiệtđới. Thuỷ tức có khả năng tái sinh và chúng dường như không chết vì tuổi già hoặc không bao giờ già. Chúng thường sốngở nước ngọt (ao tù, hồ,đầm,đìa...). Tên của chi này là Hydra.

- Thủy thức là động vật bậc thấp của nhành ruột khoangCó hình ống dài, có nhiều tua (xúc tu) đối xứng để bám vào các giá thể và di chuyển theo kiểu sâu đo và lộn đầu.

d. Hải quỳ

- Hải quỳ tên tiếng anh làSea anemone.Chúnglà một nhóm động vật săn mồi ở thuộc bộ Actiniaria.Vì có cấu tạo 1 nửa là động vật, 1 nửa là thực vật nên nó được đặt tên theo hải quỳ – một loài thực vật có hoa đầy màu sắc ở trên mặt đất.

- Hải quỳ biển được xếp vào ngànhCnidaria, lớp Anthozoa và phân lớp Hexacorallia. Lớp Anthozoa có chứa các polyp giúp hải quỳ có thể tiêu hoá con mồi lớn hơn nó gấp nhiều lần. Hải quỳ có quan hệ gần với san hô, sứa, hydra và Ceriantharia.

- Đa số hải quỳ không gây hại cho con người. Tuy nhiên, một số loài có lượng độc tính cao nhưPhyllodiscus semoni,Actinodendron arboreum vàStichodactyla có thể khiến con người bị thương nặng, thậm chí là tử vong.

- Tuy nhiên, có một giống loài được coi là cộng sinh với hải quỳ vì không bị ảnh hưởng bởi nọc độc của hải quỳ. Đó là cá hề. Vì vậy, cá hề thường làm tổ, đẻ trứng ở bề mặt miệng của hải quỳ để tránh khỏi những kẻ săn mồi.

Câu hỏi :Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang?

Lời giải:

1. Đặc điểm chung của ngành ruột khoang là:

+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn.

+ Sống dị dưỡng.

+ Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, giữa là tầng keo.khoang cơ thểrỗng (chưa phân hóa)

+ Ruột dạng túi. (gọi là ruột khoang)

+ Tấn công và tự vệ bằng tế bào gai.

2. Vai trò của ngành ruột khoang là gì?

*Lợi ích trong tự nhiên

- Ngành ruột khoang có ý nghĩa sinh thái đối với biển và đại dương, cung cấp thức ăn và nơi ẩn nấp cho một số động vật.

- Ngành ruột khoang tạo ra một cảnh quan thiên nhiên vô cùng độc đáo và là điều kiện để phát triển du lịch như đảo san hô vùng nhiệt đới.

* Lợi ích đối với đời sống

- Ngành ruột khoang là nguyên liệu dùng để làm đồ trang sức, trang trí như vòng tay, vòng cổ… làm bằng san hô.

- Làm vật liệu xây dựng: san hô đá

- Là vật chỉ thị cho tầng địa chất: hóa thạch san hô

- Làm thực phẩm: gỏi sứa

* Tác hại của ngành ruột khoang

- Một số loài sứa có thể gây ngứa và độc: sứa lửa

- Cản trở giao thông đường biển: đảo san hô ngầm

Cùng Top lời giải tìm hiểu rõ hơn về ngành ruột khoang nhé:

*Ngành Ruột khoang rất đa dạng và phong phú thể hiện ở:

+ Số lượng loài nhiều: Ngành ruột khoang có khoảng 10 nghìn loài. Trừ số nhỏ sống ở nước ngọt như thủy thức đơn độc, còn hầu hết các loài ruột khoang sống ở biển. Các đại diện thường gặp như sứa, hải quỳ, san hô.

+ Cấu tạo cơ thể và lối sống phong phú.

+ Các loài có kích thước và hình dạng khác nhau.

Chúng ta cùng tìm hiểu về 1 số đại diện của ngành ruột khoang nhé:

1. Thủy tức

- Nơi sống: Sống ở nước ngọt, chúng bám vào cây thủy sinh.

-Hình dạng ngoài và di chuyển:

+ Cơ thể có hình trụ dài, đối xứng tỏa tròn. Cơ thể gồm 2 phần:

  • Phần dưới là đế bám.
  • Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có tua miệng.

+ Di chuyển bằng 2 cách: Theo kiểu sâu đo hoặc lộn đầu.

- Dinh dưỡng: Thủy tức bắt mồi bằng các tua miệng rồi đưa qua miệng và vào ruột túi, tại đây thức ăn được tiêu hóa chất bã, sau đó được thải ra ngoài qua miệng.

- Sinh sản:

+Sinh sản vô tính: Bằng cách mọc chồi từ cơ thể mẹ.

+Sinh sản hữu tính: bằng sự thụ tinh giữa tinh trùng và trứng tạo thành hợp tử

+Tái sinh: Là 1 phần của cơ thể mẹ tạo ra 1 cơ thể mới

2. Sứa

- Cấu tạo cơ thể sứa:

+Cơ thể đối xứng tỏa tròn.

+Phủ ngoài cơ thể là lớp ngoài và lớp trong tạo thành khoang vị. Ống vị giữa hai lớp có tầng trung gian dày, chứa nhiều chất keo trong suốt. Chất này giúp cho cơ thể sứa nổi trên mặt nước và khoang tiêu hóa thu hẹp lại, thông với lỗ miệng quay về phía dưới.

+Thân của sứa có hình bán cầu, trong suốt.

+Phía lưng có hình dù, phần bên trên có nhiều tua dù. Phía miệng có miệng và các tua miệng. Phía bên trên các xúc tua có nọc độc làm tê liệt con mồi và kẻ thù.

-Nước là thành phần chủ yếu của sứa. Sứa cũng có những đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang. Có một số loại sứa có thể ăn được, có tác dụng giải khát như sứa sen, sứa rô…

- Cách di chuyển của sứa: Khi di chuyển, sứa co bóp dù để đẩy nước ra qua lỗ miệng, sau đó tiến về phía trước và ngược lại.

- So sánh giữa sứa và thủy tức đó là: Sứa và thủy tức đều có cấu tạo chung khá giống nhau. Nhưng sứa dễ thích nghi với đời sống di chuyển ở biển hơn.

3. Hải quỳ

-Cơ thể ngắn, hình trụ

-Miệng ở trên các tua miệng xếp đói xứng

-Tầng keo dày

-Khoang tiêu hóa xuất hiện vách ngăn

-Sống bám vào đá, ăn động vật nhỏ.

4. San hô

-San hô có nhiều hình dạng phong phú và màu sắc đa dạng

-Cấu tạo của san hô:

+San hô sống thành một tập thể lớn. Mỗi cá thể của tập đoàn có cấu tạo gồm: lỗ miệng và tua miệng. Giữa những cá thể trong tập đoàn san hô đều có sự liên kết với nhau. Cá thể này có thể kiếm thức ăn để nuôi cá thể kia.

+Lớp ngoài của cơ thể san hô có thể tiết ra đá vôi dạng đế hoa. Nhằm làm phần giá đỡ cho cơ thể sống trùm lên trên làm cho nửa trên cử động được. Còn phần nửa dưới bất động dính lại với nhau tạo lên bộ xương đá vôi.

+ San hôsinh sản vô tínhbằng cách mọc chồi, cơ thể của con không tách rời mà dính lấy cơ thể của mẹ. Những tập đoàn san hô sau nhiều năm liên kết với nhau sẽ tạo ra rạn san hô.