Ngân hàng maritime vì sao không trả cổ tức

Tài khoản của bạn đang bị giới hạn quyền xem, số liệu sẽ hiển thị giá trị ***. Vui lòng Nâng cấp để sử dụng. Tắt thông báo

Ngành:

Tài chính và bảo hiểm

/ Trung gian tín dụng và các hoạt động liên quan

/ Trung gian tín dụng có nhận tiền gửi

GD ký quỹ FTSE Vietnam ETF V.N.M ETF

Chỉ số tài chính ngày gần nhất, EPS theo BCTC năm gần nhất

1 ngày | 5 ngày | 3 tháng | 6 tháng | 12 tháng

* Vietstock tổng hợp thông tin từ các nguồn đáng tin cậy vào thời điểm công bố cho mục đích cung cấp thông tin tham khảo. Vietstock không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ kết quả nào từ việc sử dụng các thông tin này.

Trong ĐH đồng cổ đông thường niên năm 2016 của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MaritimeBank - MSB) vừa qua đã thông qua phương án phân chia lợi nhuận năm 2015 cho các cổ đông. Tuy nhiên thâm một lần nữa những cổ đông của ngân hàng này lại tiếp tục nhận được những cái lắc đầu khi MSB khẳng định sẽ không chia cổ tức. Đồng thời trong kế hoạch kinh doanh năm 2016, MSB cũng sẽ không chia cổ tức mặc dù kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2016 dự kiến tăng 20%. Theo dõi tình hình hoạt động của MSB trong 3 năm trở lại đây, có thể nhận thấy 2 thực tế trái ngược: Hàng năm luôn đều đặn báo lãi hàng trăm tỷ đồng nhưng chia cổ tức cho cổ động vẫn luôn là con số 0 tròn trĩnh. Trong báo cáo tài chính năm 2015, MSB có sự giảm sút ở một số chỉ tiêu kinh doanh như tổng tài sản ngân hàng giảm nhẹ xuống còn 104.311 tỷ đồng; Sụt giảm ở khoản huy động vốn kết thúc năm 2015 còn 62.616 tỷ đồng. Cùng với tỷ lệ nợ xấu 2,16% trên tổng dự nợ, giá trị tuyệt đối của khoản nợ xấu năm 2015 vào khoảng 1.143 tỷ đồng. Tổng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong năm 2015 của ngân hàng là gần 527 tỷ đồng. Trong năm 2015, MSB cũng đã bán tới 7.069 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC. Kết thúc năm 2015, lãi trước thuế MSB đạt khoảng 158 tỷ đồng. Sau khi trừ thuế và các chí phí liên quan, lãi ròng ngân hàng ước đạt 116 tỷ đồng, giảm gần 20% so với năm 2014. Theo báo cáo tài chính của MSB trình Ngân hàng nhà nước, tính tới 30/6/2016, doanh thu thuần ngân hàng đạt khoảng 1.280 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2015. Lãi trước thuế đạt 151 tỷ đồng, tăng 140% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu so với tình hình hoạt động cùng kỳ nửa đầu năm 2015, thì MSB là ngân hàng có sức tăng trưởng mạnh nhất toàn hệ thống. Sở hữu kết quả kinh doanh tương đối tốt nhưng kế hoạch mà HĐQT MSB đưa ra là vẫn tiếp tục không chia cổ tức năm 2016. Hiện tại khoản lợi nhuận chưa chia qua nhiều năm của MSB giữ lại đã đạt hơn 900 tỷ đồng. Thế nhưng lý do được HĐQT MSB đưa ra để lý giải cho việc không chia cổ tức cho cổ đông lại là "cần giữ lại để nâng cao năng lực tài chính ngân hàng". Như vậy tính tới hiện tại, MSB đã không chia cổ tức cho cổ đông trong vòng 3 năm liên tiếp. Với những cổ đông lâu năm của ngân hàng, hẳn đây sẽ là một mối bận tâm lớn khi khoản đầu tư mà mình bỏ ra "nằm im" nhiều năm không mang lại một đồng lãi nào. Mặc dù liên tục báo lãi nhưng trên thực tế, những năm gần đây kết quả kinh doanh của MSB cũng đang có dấu hiệu đi xuống khá mạnh. Năm 2013, tổng thu nhập hoạt động của MSB vào khoảng 2.416 tỷ đồng, lãi trước thuế và sau khi trừ thuế lần lượt là 401 tỷ và 329 tỷ đồng. Thế nhưng, sang tới năm 2014, đã ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về cả khoản lãi trước và sau thuế của ngân hàng. Trong khi tổng thu nhập hoạt động của MSB vẫn đạt hơn 2.337 tỷ đồng, thì khoản chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lại lên tới 2.578 tỷ đồng, nếu không nhờ khoản hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng tăng hơn 1.000 tỷ đồng thì có lẽ năm 2014 MSB đã phải báo lãi âm. Kết thúc năm 2014, lãi trước thuế ngân hàng chỉ đạt 162 tỷ đồng, giảm 60% so với năm 2013; lãi ròng ngân hàng ước đạt 143 tỷ đồng, giảm 57% so với năm trước. Tới năm 2015, tổng thu nhập hoạt động của MSB đạt 2.494 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2014. Thế nhưng một lần nữa chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lại bào mòn lợi nhuận của ngân hàng, khiến lợi nhuận trước thuế MaritimeBank giảm chỉ còn 158 tỷ đồng; lãi ròng ngân hàng chỉ đạt 116 tỷ đồng, giảm gần 20% so với năm 2014. Trở lại với tình hình 6 tháng đầu năm 2016, kết quả kinh doanh của MSB có tăng tưởng tương đối khả quan. Nhưng kỳ thật kết quả này chỉ nổi bật so với chính nó cùng kỳ năm trước. Còn trên thực tế MSB vẫn thuộc nhóm có kết quả kinh doanh thấp nhất trong hệ thống ngân hàng. Có thể thấy, việc kết quả kinh doanh giảm sút qua các năm đã ảnh hưởng ít nhiều tới quyết định không chia cổ tức trong những năm gần đây của MSB. Tuy nhiên, nếu không muốn cổ đông của mình chán nản có lẽ MSB nên tính tới chuyện chia cổ tức cho cổ đông trong thời gian sắp tới dù con số này có ít hay nhiều.

MSB: Năm 2022 hoàn tất bán FCCOM, lợi nhuận tăng hơn 30%, chia cổ tức 30%

Thông tin tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư mới đây, ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc MSB cho hay, năm 2021, MSB kỳ vọng lãi trước thuế 5.000 tỷ đồng. Đến hết tháng 10, lãi trước thuế của MSB đạt 4.600 tỷ đồng, vượt 40% kế hoạch cả năm.

Lãnh đạo MSB cũng cho biết đã hoàn thành thỏa thuận bảo mật với các đối tác cho việc bán 100% FCCOM, ước tính thu về khoảng 2.000 tỷ đồng và hoàn tất trong năm 2022.

Với lợi nhuận khả quan, MSB sẽ trình Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chia cổ tức tỷ lệ 30% cho năm 2021.

Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản MSB ước đạt 200.000 tỷ đồng, tăng hơn 13% so với cuối năm trước. Tăng trưởng tín dụng 22% và huy động vốn tăng 11%. MSB ước tính tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đến cuối năm sẽ đạt 34.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 34% tiền gửi, nằm trong top 3 trên thị trường và là một trong những chỉ tiêu quan trọng được ngân hàng tập trung với mục tiêu đạt 40.000 tỷ đồng vào năm 2023.

Lãnh đạo MSB chia sẻ hiện nay, lượng CASA từ khách hàng cá nhân tăng bình quân 400-500 tỷ đồng mỗi tháng và có thể chạm mục tiêu sớm hơn dự kiến, đồng thời chú trọng vào các dịch vụ mang lại giá trị gia tăng thêm cho khách hàng, tập trung nhóm ưu tiên.

Về nợ xấu, đến cuối tháng 11/2021, tỷ lệ nợ xấu quá hạn của ngân hàng ở mức 1,38%, nợ nhóm hai chiếm 1,5%. Tổng nợ cơ cấu lại ở mức 2.200 tỷ đồng. Ngân hàng đã trích lập 30% theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. MSB ước tính trong năm 2022, lượng dư nợ tác động bởi dịch Covid-19 sẽ không thay đổi nhiều khi các khách hàng đều có khả năng trả nợ, đều đặn hàng tháng và được kiểm soát.

Năm 2022, MSB đặt mục tiêu tài sản tăng 15% lên 230.000 tỷ đồng, tín dụng tăng 25%, tùy thuộc vào sự phê duyệt của Ngân hàng nhà nước. Lãi trước thuế mục tiêu tăng hơn 30%, lên 6.800 tỷ đồng, bao gồm lợi nhuận từ thương vụ bán FCCOM.

Chia sẻ về định giá cổ phiếu MSB, hiện nay, CFO ngân hàng nhận định P/E, P/B của MSB hiện thấp hơn trung bình ngành, và với tốc độ tăng trưởng trong năm sau, các chỉ số này cao hơn trung bình ngành, P/B ở mức từ 2,2 – 2,5 trong năm 2022.MSB: Năm 2022 hoàn tất bán FCCOM, lợi nhuận tăng hơn 30%, chia cổ tức 30%

Thông tin tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư mới đây, ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc MSB cho hay, năm 2021, MSB kỳ vọng lãi trước thuế 5.000 tỷ đồng. Đến hết tháng 10, lãi trước thuế của MSB đạt 4.600 tỷ đồng, vượt 40% kế hoạch cả năm.

Lãnh đạo MSB cũng cho biết đã hoàn thành thỏa thuận bảo mật với các đối tác cho việc bán 100% FCCOM, ước tính thu về khoảng 2.000 tỷ đồng và hoàn tất trong năm 2022.

\Với lợi nhuận khả quan, MSB sẽ trình Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chia cổ tức tỷ lệ 30% cho năm 2021.

Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản MSB ước đạt 200.000 tỷ đồng, tăng hơn 13% so với cuối năm trước. Tăng trưởng tín dụng 22% và huy động vốn tăng 11%. MSB ước tính tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đến cuối năm sẽ đạt 34.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 34% tiền gửi, nằm trong top 3 trên thị trường và là một trong những chỉ tiêu quan trọng được ngân hàng tập trung với mục tiêu đạt 40.000 tỷ đồng vào năm 2023.

Lãnh đạo MSB chia sẻ hiện nay, lượng CASA từ khách hàng cá nhân tăng bình quân 400-500 tỷ đồng mỗi tháng và có thể chạm mục tiêu sớm hơn dự kiến, đồng thời chú trọng vào các dịch vụ mang lại giá trị gia tăng thêm cho khách hàng, tập trung nhóm ưu tiên.

Về nợ xấu, đến cuối tháng 11/2021, tỷ lệ nợ xấu quá hạn của ngân hàng ở mức 1,38%, nợ nhóm hai chiếm 1,5%. Tổng nợ cơ cấu lại ở mức 2.200 tỷ đồng. Ngân hàng đã trích lập 30% theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. MSB ước tính trong năm 2022, lượng dư nợ tác động bởi dịch Covid-19 sẽ không thay đổi nhiều khi các khách hàng đều có khả năng trả nợ, đều đặn hàng tháng và được kiểm soát.

Năm 2022, MSB đặt mục tiêu tài sản tăng 15% lên 230.000 tỷ đồng, tín dụng tăng 25%, tùy thuộc vào sự phê duyệt của Ngân hàng nhà nước. Lãi trước thuế mục tiêu tăng hơn 30%, lên 6.800 tỷ đồng, bao gồm lợi nhuận từ thương vụ bán FCCOM.

Chia sẻ về định giá cổ phiếu MSB, hiện nay, CFO ngân hàng nhận định P/E, P/B của MSB hiện thấp hơn trung bình ngành, và với tốc độ tăng trưởng trong năm sau, các chỉ số này cao hơn trung bình ngành, P/B ở mức từ 2,2 – 2,5 trong năm 2022.

Cập nhật ngày 12/8/2021: quyết bán FCCOM

Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc MSB, tại buổi gặp gỡ các nhà đầu tư và chuyên viên phân tích diễn ra mới đây.

Cụ thể, CEO MSB cho biết ngân hàng dự kiến bán toàn bộ 100% vốn Công ty tài chính FC COM để thoái vốn khỏi mảng cho vay tiêu dùng.

“Hiện nay đã có 2-3 đối tác làm việc với ngân hàng và thương vụ dự kiến hoàn tất trong năm 2022, quá trình này sẽ phụ thuộc vào việc cấp phép của Ngân hàng Nhà nước”, ông Linh cho biết.

Theo kế hoạch ban đầu, MSB đưa ra 2 phương án lựa chọn hợp tác cho các nhà đầu tư muốn tham gia vào FC COM. Trong đó, nếu nhà đầu tư muốn mua đứt FC COM, MSB sẽ bán 100% vốn công ty này để chuyển giao hoạt động kinh doanh.

Trường hợp nhà đầu tư muốn cùng bắt tay với ngân hàng phát triển mảng cho vay tiêu dùng, MSB sẽ bán tối đa 50% vốn. Khi đó, ngân hàng sẽ đứng vai trò cung cấp về thanh khoản, hệ thống công nghệ, tệp khách hàng… để công ty tài chính vận hành.

Lãnh đạo MSB cho biết FC COM hiện có vốn điều lệ 500 tỷ đồng và được định giá khoảng 1.800-1.900 tỷ đồng. Trường hợp ngân hàng thoái toàn bộ vốn khỏi công ty, doanh thu kỳ vọng mang về có thể đạt 1.200-1.300 tỷ.

Về kế hoạch tìm đối tác chiến lược nước ngoài, ông Nguyễn Hoàng Linh cho biết MSB có kế hoạch xin ý kiến cổ đông dành một phần vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, đối tác chiến lược, nhưng chưa phải thời điểm hiện tại.

Hiện MSB không có cổ đông ngoại nào nắm trên 5% vốn, tuy nhiên, tổng sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài hiện đã đạt gần 30% vốn nhà băng, gần chạm giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng.

Cơ cấu cổ đông MSB đang có sự hiện diện của nhiều quỹ ngoại nắm gần 5% vốn như Rosia Holdings Limited; Buenavista Holdings Limited; Duscal LLC; Twingby LLC; Dilyan Investments Limited và Nomex Enterprieses Limited. Ngoài ra, quỹ Ntasian Discovery Master Fund nắm 0,77% và các cổ đông nước ngoài khác sở hữu 0,05% vốn còn lại.

Tổng lượng cổ phiếu các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ tại MSB là trên 352,49 triệu đơn vị. Dự kiến sau tăng vốn, các nhà đầu tư này sẽ nâng số cổ phiếu nắm giữ lên 458,24 triệu đơn vị, tương ứng gần 30% vốn ngân hàng.

Cho vay kinh doanh bất động sản 12.700 tỷ

Cũng tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư này, lãnh đạo MSB đã thông tin thêm về các chỉ số tài chính của ngân hàng nửa đầu năm nay.

Trong đó, ông Nguyễn Hoàng Linh cho biết tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm của MSB đạt 10,5%, là 1 trong 3 ngân hàng có tăng trưởng cao nhất hệ thống (xếp sau Techcombank 12,6% và MBB 11%).

Ngân hàng maritime vì sao không trả cổ tức

MSB muốn bán đứt công ty tài chính FC COM với định giá gần 2.000 tỷ đồng. Ảnh: MSB.

Trong lần nới room tín dụng của NHNN vừa qua, MSB cũng là một trong những đơn vị được cấp hạn mức cao cho cả năm. Đến cuối tháng 6, tổng dư nợ cho vay khách hàng của ngân hàng đạt 91.380 tỷ đồng, tăng hơn 15% so với đầu năm và 30% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, tỷ trọng cho vay bất động sản, cơ sở hạ tầng chiếm khoảng 19% tổng danh mục cho vay khách hàng doanh nghiệp, tương đương 13,9% tổng cho vay khách hàng (khoảng 12.700 tỷ đồng).

Ngoài ra, số cho vay mua nhà để ở hiện cũng chiếm 46,5% tổng cho vay cá nhân. Tuy vậy, phần dư nợ này không nằm trong nhóm cho vay kinh doanh bất động sản với hệ số rủi ro cao.

Dù thuộc nhóm ngân hàng có quy mô tầm trung trong hệ thống, MSB lại là nhà băng có tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cao thứ 4 với 28,3% tổng tiền gửi đến cuối tháng 6. Xếp sau Techcombank (46,1%); MBBank (40%) và Vietcombank (33,2%).

Điều này giúp ngân hàng có nguồn vốn giá rẻ và cải thiện biên lãi thuần (NIM) qua hàng năm, hiện ở mức 3,67%, tăng liên tục trong 3 năm gần đây.

Theo CEO MSB, NIM của ngân hàng tăng trong các quý gần đây được hỗ trợ chính bởi môi trường lãi suất thấp. Dự kiến, mặt bằng lãi suất sẽ vẫn duy trì ở mức hiện tại đến cuối năm khi dịch Covid vẫn đang diễn biến phức tạp.

Về kết quả kinh doanh sau cùng, MSB thu về 3.120 tỷ đồng lãi trước thuế nửa đầu năm nay, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, và là mức lãi kỷ lục ngân hàng ghi nhận được trong kỳ bán niên hàng năm.

Mức lợi nhuận trên cũng hoàn thành tới 95% kế hoạch cả năm của ngân hàng.

Trên thị trường chứng khoán, hưởng lợi từ xu hướng tăng chung của thị trường và kết quả kinh doanh cao trong nửa đầu năm nay, MSB đang nằm trong nhóm cổ phiếu ngân hàng có đà tăng giá mạnh nhất từ đầu năm.

Hiện một cổ phiếu MSB đang được giao dịch ở mức 31.000 đồng, cao hơn gần 70% so với đầu năm và tăng gần 90% so với một năm trước.