Ngạch chuyên viên chính là công chức loại gì năm 2024

Từ 01/7/2020, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức có hiệu lực, hứa hẹn sẽ mang đến nhiều thay đổi quan trọng với công chức. Một trong số đó là thay đổi các tiêu chí, hình thức phân loại công chức.

Công chức được phân loại theo 2 cách

Theo quy định tại Điều 34 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, công chức được phân loại theo 02 căn cứ:

- Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân thành:

  • Loại A: Người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp;
  • Loại B: Người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính;
  • Loại C: Người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên;
  • Loại D: Người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự và ngạch nhân viên.

- Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại thành:

  • Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
  • Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Tuy nhiên, khi Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung năm 2019 thì tại khoản 1 Điều 34 Luật này, “căn cứ vào ngạch công chức” đã được đổi thành “căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ”.

Không chỉ vậy, do khoản 7 Điều 1 Luật năm 2019 đã thêm “ngạch khác” vào danh sách các ngạch công chức nên ngoài căn cứ vào 04 ngạch đã biết trước đây, công chức còn được phân loại theo ngạch khác.

Do đó, căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức được phân loại theo ngạch công chức tương ứng với các ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự, nhân viên và ngạch khác.

Hiện nay, Chính phủ chưa có văn bản nào quy định chi tiết về “ngạch khác” vừa được bổ sung này mà mới chỉ lên kế hoạch xây dựng các Nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi tại Quyết định 69/QĐ-BNV.

Như vậy, hiện nay, công chức vẫn được phân loại theo 02 hình thức. Từ 01/7/2020 dù có sửa đổi căn cứ phân loại theo ngạch nhưng vẫn giữ nguyên 02 hình thức để phân loại công chức.

Ngạch chuyên viên chính là công chức loại gì năm 2024

2 cách phân loại công chức mới nhất hiện nay (Ảnh minh họa)

Từ 01/7/2020, nhiều người không còn là công chức nữa

Không chỉ thay đổi về cách phân loại công chức mà việc quy định những người là công chức cũng được sửa đổi, bổ sung. Theo đó, Điều 32 Luật Cán bộ, công chức quy định những đối tượng là công chức gồm:

- Công chức trong cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị, xã hội;

- Công chức trong cơ quan Nhà nước;

- Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập (quy định này đã bị bãi bỏ bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung);

- Công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội mà không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong đơn vị thuộc công an mà không phải sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp (quy định này được sửa đổi thành sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an).

Có thể thấy, quy định này đã thực hiện hóa chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Nghị quyết số 19 về việc không thực hiện chế độ công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập trừ các đơn vị phục vụ nhiệm vụ chính trị và quản lý Nhà nước.

Tuy nhiên, dù những người quản lý, lãnh đạo trong đơn vị sự nghiệp công lập không còn là công chức từ 01/7/2020 nhưng vẫn những người này vẫn được giữ nguyên các chế độ đến khi hết thời hạn bổ nhiệm.

Đồng thời, bên cạnh các quy định mới về phân loại công chức, quý độc giả có thể tham khảo thêm một số điểm mới khác về cán bộ, công chức sẽ được áp dụng từ 01/7/2020 trong bài viết dưới đây:

Đồng thời, công chức khi được tuyển dụng thì được bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong các cơ quan của Nhà nước… trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Có thể thấy, ngạch công chức là một trong những quy định dành riêng cho công chức, là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm người được tuyển dụng vào công chức vào vị trí việc làm tương ứng với trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, sau khi trải qua quá trình tập sự, nếu người tập sự đạt yêu cầu thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý công chức quyết định bổ nhiệm vào ngạch và xếp lương cho công chức được tuyển dụng.

Từ 01/7/2020, bổ sung thêm ngạch công chức?

Theo quy định tại Điều 42 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, công chức gồm các ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự và nhân viên. Dựa vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân thành 04 loại A, B, C, D.

Tuy nhiên, khi Quốc hội thông qua Luật số 52 năm 2019 đã bổ sung thêm 01 ngạch mới được quy định cụ thể tại khoản 7 Điều 1 Luật này:

Ngạch khác theo quy định của Chính phủ

Do đó, từ 01/7/2020, khi Luật sửa đổi 2019 chính thức có hiệu lực thì công chức sẽ có tổng cộng là 06 ngạch so với 05 ngạch như hiện nay. Và quy định chi tiết về ngạch công chức mới sẽ do Chính phủ quy định cụ thể.

Ngạch chuyên viên chính là công chức loại gì năm 2024

Ngạch công chức là gì? Ngạch công chức được quy định thế nào? (Ảnh minh họa)

Nâng ngạch công chức phải đáp ứng điều kiện mới

Không chỉ bổ sung thêm ngạch và thay đổi tiêu chí phân loại ngạch công chức, Luật sửa đổi năm 2019 còn bổ sung thêm nhiều quy định mới về nâng ngạch công chức. Cụ thể:

1/ Bổ sung thêm phương thức nâng ngạch công chức

Nếu như trước đây, việc nâng ngạch công chức chỉ được thực hiện thông qua thi tuyển thì từ 01/7/2020, bổ sung thêm một hình thức nâng ngạch công chức nữa là xét tuyển.

Theo đó, khi đáp ứng các điều kiện nêu tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 138/2020/NĐ-CP sau đây, công chức sẽ được xét nâng ngạch công chức:

- Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm nâng ngạch;

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật;

- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;

- Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức mới.

Khi đáp ứng các điều kiện nêu trên, công chức sẽ được xét nâng ngạch trong 02 trường hợp:

- Khi có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ, được cấp có thẩm quyền công nhận;

- Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.

2/ Bổ sung kết quả sau khi nâng ngạch

Theo đó, nếu thông qua kỳ thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch, công chức sẽ được bổ nhiệm vào ngạch công chức cao hơn và được xem xét bố trí vào vị trí việc làm tương ứng (trước đây không có quy định này).

3/ Thêm nhiều điều kiện, tiêu chuẩn để thi nâng ngạch

Để được nâng ngạch, Điều 45 Luật Cán bộ, công chức hiện nay quy định, công chức phải đáp ứng các điều kiện:

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu thì công chức của cơ quan đó có nhu cầu đăng ký;

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của ngạch dự thi.

Trong khi đó, hiện nay, pháp luật đã thêm các điều kiện để được thi nâng ngạch công chức nêu chi tiết tại Điều 30 Nghị định 138 năm 2020 gồm:

- Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch;

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, không trong thời hạn xử lý kỷ luật, thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật;

- Có năng lực, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;

- Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức dự thi.

Trong đó, nếu công chức có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra hoặc được miễn thi môn ngoại ngữ hoặc tin học tương ứng với ngạch dự thì thì được coi là đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học.

- Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu với từng ngạch công chức (ít nhất 01 năm (12 tháng) giữ ngạch dưới liền kề với ngạch dự thi tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch).

Có thể thấy, các điều kiện nâng ngạch công chức đã được quy định thống nhất, đồng bộ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị áp dụng và thực hiện.

Tiêu chí phân loại công chức cũng thay đổi?

Theo quy định tại Điều 34 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, công chức được phân thành 04 loại gồm:

- Loại A: Người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;

- Loại B: Người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;

- Loại C: Người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;

- Loại D: Người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên.

Theo đó, tiêu chí để phân loại công chức cũng theo quy định tại Điều 34 Luật này là căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm.

Tuy nhiên, khi Luật này được sửa đổi, để phù hợp với việc bổ sung thêm 01 ngạch khác nêu tại khoản 7 Điều 1 Luật cán bộ, công chức sửa đổi, Điều 34 Luật năm 2008 cũng được bổ sung thêm quy định, loại công chức khác sẽ theo quy định Chính phủ.

Ngạch chuyên viên hoặc tương đương thuộc công chức loại gì?

Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019, ngạch chuyên viên hoặc tương đương được phân loại công chức loại C.

Công chức loại A gồm những ai?

Công chức loại A bao gồm những chuyên viên cao cấp hoặc tương đương, điều kiện để được xét tuyển công chức loại A là cá nhân phải có bằng cấp từ Đại học trở lên.

Công chức loại A2 gồm những ai?

Nhóm số 2 ( A2. 2 ) gồm 3 ngạch công chức gồm có Kế toán viên chính, Kiểm dịch viên chính động – thực vật và Kiểm soát viên chính đê điều. Trong đó, ngạch Kiểm soát viên chính đê điều là ngạch có sự hay đổi về phân loại công chức.

Công chức loại D gồm những ai?

Theo đó, công chức loại D là những người thực thi trách nhiệm như: bảo vệ, lái xe hay những người nhân viên cấp dưới trong cơ quan hành chính sự nghiệp và họ cần phải tuân thủ theo việc thực thi hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế.