Nêu những điểm mới của pháp luật tư sản thời cận và hiện đại, so sánh với thời cổ đại và trung đại.

Việc phân loại Hiến pháp dựa các các tiêu chí khác nhau. Hiến pháp là một đạo luật cơ bản, quan trọng của mỗi quốc gia, có nội dung xác định chế độ xã hội, xác định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, xác định những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. 

Nêu những điểm mới của pháp luật tư sản thời cận và hiện đại, so sánh với thời cổ đại và trung đại.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Trần Thị Thu Hoài – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Tùy thuộc vào tiêu chí khác nhau, pháp luật nội dung phân loại Hiến pháp như sau:

Dựa vào hình thức biểu hiện

Dựa vào hình thức biểu hiển, Hiến pháp được chia thành hai loại: Hiến pháp thành văn và Hiến pháp bất thành văn.

  • Hiến pháp thành văn là Hiến pháp được biểu hiện dưới hình thức văn bản. Thông thường là một văn bản, trong trường hợp đặc biệt, Hiến pháp được thể hiện dưới hình thức nhiều văn bản.

Ví dụ như Hiến pháp Thụy Điển được biểu hiện thông qua các đạo luật: Luật về chính thể (1809), Luật về kế vị ngôi vua (1810), Luật về nghị viện (1810), Luật về tự do báo chí (1812). Hiến pháp thành văn là một đạo luật cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia, hiện nay đa số các quốc gia sử dụng Hiến pháp thành văn.

  • Hiến pháp không thành văn: là Hiến pháp có các quy phạm pháp luật không được thể hiện dưới hình thức văn bản. Các quy tắc này tồn tại trong tập quán chính trị, truyền thống, án lệ của quốc gia đó được thừa nhận và áp dụng. Hiện nay chỉ có một số ít quốc gia sử dụng Hiến pháp không thành văn, như: Anh, Niudilan, Isaren.

Dựa vào nội dung

Căn cứ vào nội dung, Hiến pháp được chia thành hai loại: Hiến pháp cổ điển và Hiện pháp hiện đại

  • Hiến pháp cổ điển: là Hiến pháp có nội dung chủ yếu quy định về tổ chức quyền lực nhà nước, ít có những quy định về các quyền tự do. Hiến pháp cổ điển xuất hiện nhiều ở giai đoạn cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Tuy vậy, có một số Hiến pháp được ban hành trong thời gian gần đây cũng được coi là Hiến pháp cổ điển. Một số bản Hiến pháp cổ điển tiêu biểu như: Hiến pháp Hoa Kỳ 1787, Hiến pháp Áo 1920, Hiến pháp Ailen 1937, Hiến pháp Thụy Điển 1974, Hiến pháp Canada 1982.
  • Hiến pháp hiện đại: là Hiến pháp có nội dung được mở rộng, quy định thêm nhiều quyền tự do của công dân. Các bản Hiến pháp hiện đại tiêu biểu như: Hiến pháp Pháp 1946, 1958; Hiến pháp Cộng hoà dân chủ Đức 1949; Hiến pháp các nước XHCN.

Dựa vào thủ tục thông qua Hiến pháp

  • Hiến pháp nhu tính: là Hiến pháp có thủ tục thông qua như một đạo luật thông thường.
  • Hiến pháp cương tính: là Hiến pháp có thủ tục thông qua đặc biệt hơn so với các đạo luật thông thường. Tính đặc biệt thể hiện ở chỗ: (1) cần có một cơ quan đặc biệt thông qua, như toàn dân biểu quyết hoặc thông qua Quốc hội lập hiến; (2) thủ tục thông qua chặt chẽ, khắt khe hơn thể hiện ở trình tự xây dựng và thông qua Hiến pháp, tỷ lệ thông qua Hiến pháp cao hơn mức quá bán (trên 2/3, hoặc trên 3/4).

Dựa vào bản chất giai cấp

  • Hiến pháp tư sản là Hiến pháp được ban hành trong nhà nước tư sản, với bản chất là ý chí của giai cấp tư sản để bảo vệ các quyền, lợi ích của giai cấp tư sản. Hiến pháp tư sản có một số đặc trưng: (1) Về chế độ xã hội: không có quy định rõ về tính giai cấp, bảo vệ chế độ tư hữu; (2) Về quyền và nghĩa vụ của công dân: Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, các quyền tự do, dân chủ đã được ghi nhận nhiều hơn; (3) Về tổ chức quyền lực nhà nước: áp dụng thuyết phân quyền.
  • Hiến pháp XHCN là Hiến pháp được ban hành trong nhà nước XHCN, với bản chất là ý chí của nhân dân lao động, bảo vệ các quyền, lợi ích của nhân dân lao động. Hiến pháp XHCN có một số đặc trưng sau: (1) Về chế độ xã hội: quy định rõ tính giai cấp, ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, bảo vệ cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa;(2) Về quyền và nghĩa vụ của công dân: quy định nhiều quyền tự do, dân chủ và các quyền công dân khác; (3) Về tổ chức quyền lực nhà nước: áp dụng nguyên tắc tập quyền ở những mức độ khác nhau.

Hiến pháp Việt Nam được phân loại như thế nào?

Hiến pháp Việt Nam là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất do Quốc hội ban hành, có nội dung điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất của xã hội. Đó là các quan hệ xã hội mang nội dung xác định chế độ xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước.

Hiến pháp Việt Nam có đặc điểm như sau:

  • Theo hình thức biểu hiện: Hiến pháp thành văn
  • Theo nội dung: Hiến pháp hiện đại
  • Theo thủ tục thông qua: Hiến pháp cương tính
  • Theo bản chất giai cấp: Hiến pháp xã hội chủ nghĩa.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: n.