Nếu những cách sử dụng phi ngôn từ mắt

Giao tiếp phi ngôn ngữ được xem là yếu tố quan trọng giúp cuộc giao tiếp thành công và khiến mối quan hệ của con người càng thân thiết. Vậy giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Có chức năng như thế nào? Và cần lưu ý những gì? Hãy cùng Cet.edu.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Giao tiếp phi ngôn ngữ là gì?

Giao tiếp phi ngôn ngữ là cách gửi và nhận thông điệp từ những gì mà chúng ta thể hiện ra bên ngoài trong quá trình giao tiếp. Nó bao gồm tất cả những thao tác của từng bộ phận trên cơ thể như cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười, giọng điệu, dáng đứng, khoảng cách…

Theo các nhà khoa học, trong quá trình giao tiếp, lời nói gồm 3 yếu tố chính là ngôn ngữ, cường độ giọng nói và phi ngôn ngữ. Trong đó, ngôn ngữ góp phần nhỏ nhất với 7,01% tác động đến người nghe, 37,98% là cường điệu giọng nói và phi ngôn ngữ trở nên quan trọng nhất với 55,01%. Chức năng của giao tiếp phi ngôn ngữ là giúp cho thông điệp được truyền tải nhanh chóng, dễ dàng, giúp người tham gia giao tiếp hiểu rõ hơn về cảm xúc của người đối diện nhằm đạt được mục đích giao tiếp.

Nếu những cách sử dụng phi ngôn từ mắt

Giao tiếp phi ngôn ngữ là cách chúng ta thể hiện thông điệp qua
cử chỉ, hành động, nét mặt… (Ảnh: Inetrent)

Vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ

Trong xã hội hiện đại, nhất là công việc kinh doanh, giao tiếp phi ngôn ngữ lại có tầm quan trọng rất lớn. Nó giúp cho mỗi người trở nên tinh tế hơn, biết tự kiềm chế cảm xúc, tự ý thức và điều khiển được ngôn ngữ cơ thể. Đồng thời, giao tiếp phi ngôn ngữ cũng giúp chúng ta hiểu rõ đối tác mà ta đang tiếp cận để đưa ra những định hướng đúng đắn.

Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ còn được thể hiện trong những tình huống khi chúng ta tiếp xúc lần đầu với một người khác. Ngoài việc để ý các cử chỉ, điệu bộ và nội dung của người đối diện, bạn còn phải học cách đọc và hiểu ý nghĩa của những chúng. Từ đó, bạn sẽ có được kinh nghiệm, giúp bạn nhận biết được người đối diện, nhận ra chính mình và học cách kiểm soát bản thân trong giao tiếp tốt hơn.

Những điều cần lưu ý về giao tiếp phi ngôn ngữ

Ở mỗi quốc gia, mỗi cử chỉ trong giao tiếp phi ngôn ngữ mang những ý nghĩa khác nhau. Và nó khiến bạn phải chủ động tìm hiểu về văn hóa giao tiếp của họ để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.

Biểu hiện nét mặt

Nụ cười được xem là vũ khí lợi hại mang đến sự thoải mái, vui vẻ, cởi mở trong giao tiếp. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp nụ cười lại có nhiều ý nghĩa khác. Nụ cười của người Mỹ mang xu hướng biểu lộ cảm xúc rõ ràng hơn người Nga hay người châu Á. Và với người Nhật, họ cười để thể hiện lòng kính trọng hoặc che giấu sự buồn phiền.

Nếu những cách sử dụng phi ngôn từ mắt

6 biểu cảm cảm xúc của khuôn mặt (Ảnh: Internet)

Cái gật đầu

Với chúng ta, lắc đầu có nghĩa là không, gật đầu là có, thì với đất nước Hy Lạp hay Bulagria, bạn sẽ không khỏi bất ngờ khi thấy mọi thứ đều ngược lại hoàn toàn. Gật đầu trong văn hóa của họ là “không” còn lắc đầu lại mang ý nghĩa là “Có”. Vì thế, hãy cẩn thận khi sử dụng cử chỉ của cái để tránh gây ra những hiểu nhầm ngớ ngẩn.

Cử chỉ ngón tay

Dùng ngón tay để giao tiếp là loại giao tiếp phi ngôn ngữ không được phổ biến. Tuy nhiên, ở mỗi nơi, cử chỉ của ngón tay sẽ có sự khác biệt rất lớn về mặt ý nghĩa. Chẳng hạn như, khi bạn giơ ngón cái lên đó là thể hiện sự đồng ý, với người Mỹ đó là sự đồng tình hay khích lệ, còn với một số nước Tây Phi nó mang ý nghĩa là đồ dở hơi.

Nếu những cách sử dụng phi ngôn từ mắt

Mỗi quốc gia đều có văn hóa giao tiếp phi ngôn ngữ
khác nhau cần học hỏi (Ảnh: Internet)

Khoảng cách

Khoảng cách giữa những người trong cuộc trò chuyện cũng mang những ý nghĩa khác biệt. Nếu như ở Trung Đông, các nước Mỹ Latinh, người nói chuyện có xu hướng gần nhau để thể hiện sự thân mật, thì ở Mỹ hay một vài nước châu Âu, người ta sẽ giữa khoảng cách xa hơn để thể hiện sự tôn trọng.

Sự đụng chạm

Bắt tay là hành động phổ biến khi mọi người gặp nhau. Tuy nhiên, một số hành động như ôm hôn thì không được áp dụng rộng rãi, nhất là các nước châu Á, đôi khi nó mang cả ý nghĩa khiếm nhã. Do đó, hãy cẩn trọng khi sử dụng những hành động này nhé!

Giao tiếp bằng ánh mắt

Đối với quan niệm của người châu Âu, khi trò chuyện và nhìn chăm chăm vào người đối diện sẽ thể hiện sự thành thật, không cố che giấu điều gì đó. Ngược lại, ở các nước châu Á, nhìn vào người đối diện sẽ bị cho rằng vô lễ và làm mất lòng người khác.

Tổng kết

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ giao tiếp phi ngôn ngữ là gì cũng như tầm quan trọng của nó. Mong rằng bạn sẽ vận dụng thật tốt vào cuộc sống và công việc hằng ngày!

Mười thủ thuật hay nhất sau đây trong giao tiếp phi ngôn ngữ có thể giúp bạn hiểu được những dấu hiệu phi ngôn ngữ của mọi người và nâng cao khả năng giao tiếp hiệu quả.

1. Lưu ý các cử chỉ phi ngôn ngữ

Con người có thể giao tiếp theo nhiều cách khác nhau; vậy bạn hãy để ý đến những điều như ánh mắt, điệu bộ, tư thế, những cử động của cơ thể và giọng nói. Tất cả những dấu hiệu này có thể truyền tải những thông tin quan trọng nằm ngoài lời nói. Thông qua việc quan sát kỹ thái độ không lời của người khác, bạn sẽ có khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ hiệu quả hơn.

Nếu những cách sử dụng phi ngôn từ mắt

2. Quan sát các hành vi không nhất quán

Nếu lời nói của một người không khớp với hành vi phi ngôn ngữ của họ, bạn nên lưu ý hơn. Ví dụ, có người nói với bạn họ đang vui trong khi nhíu mày và nhìn chằm chằm xuống đất. Các nghiên cứu cho thấy khi lời nói không đi kèm với điệu bộ, người ta sẽ không quan tâm tới nội dung được nói ra mà thay vào đó tập trung vào các dấu hiệu của thái độ, suy nghĩ hay cảm xúc.

3. Tập trung vào giọng nói

Giọng nói của bạn có thể diễn đạt vô số thông tin, từ sự nhiệt tình, thờ ơ, cho đến giận dữ. Hãy bắt đầu để ý đến cách giọng nói ảnh hưởng đến phản ứng của những người xung quanh bạn và thử dùng giọng nói để nhấn mạnh những điều bạn muốn chuyển tới người nghe. Chẳng hạn, nếu bạn muốn thể hiện mình thật sự quan tâm đến vấn đề gì đó, hãy thể hiện sự nhiệt tình bằng một giọng nói sôi nổi.

Nếu những cách sử dụng phi ngôn từ mắt

4. Giao tiếp tốt bằng ánh mắt

Khi người ta không nhìn vào mắt người khác, dường như họ đang trốn tránh hay cố che giấu điều gì đó. Trái lại, nhìn quá chăm chú cũng có thể bị xem là như muốn đối đầu hay đe dọa. Dù ánh mắt là một phần quan trọng trong giao tiếp, phải nhớ rằng giao tiếp bằng mắt tốt không có nghĩa là nhìn chăm chăm vào mắt người khác. Vậy làm sao bạn biết giao tiếp bằng mắt thế nào cho đúng? Một số chuyên gia về giao tiếp cho rằng nên nhìn thẳng vào mắt người khác trong từng khoảng thời gian bốn đến năm giây.

5. Hỏi về các cử chỉ không lời

Nếu bạn không hiểu ngôn ngữ điệu bộ của người khác, đừng ngại đặt câu hỏi. Cách hay nhất là nhắc lại suy diễn của bạn về những gì người khác nói và hỏi cho rõ hơn. Ví dụ bạn có thể nói “Vậy điều anh muốn nói là …”

6. Dùng cử chỉ để giao tiếp hiệu quả và có ý nghĩa hơn

Hãy nhớ giao tiếp bằng lời và không lời song hành để chuyển tải thông điệp. Bạn có thể cải thiện khả năng giao tiếp bằng lời thông qua cách dùng ngôn ngữ cử chỉ để hỗ trợ cho những gì bạn nói. Điều này vô cùng hữu ích khi bạn đang diễn thuyết hoặc nói trước đám đông.

Nếu những cách sử dụng phi ngôn từ mắt

7. Quan sát nhóm cử chỉ

Một cử chỉ đơn lẻ có thể mang nhiều ý nghĩa nhưng cũng có thể chẳng có nghĩa gì. Chìa khóa cho việc hiểu chính xác ngôn ngữ không lời là tìm kiếm nhóm các cử chỉ củng cố cho một điểm chung. Nếu bạn quá chú trọng đến một cử chỉ trong nhiều cử chỉ, bạn có thể kết luận sai.

8. Cân nhắc ngữ cảnh về những gì người khác đang cố truyền đạt.

Khi bạn đang giao tiếp với người khác, luôn xem xét tình huống  và ngữ cảnh giao tiếp. Một vài tình huống đòi hỏi phải có những cử chỉ trịnh trọng hơn và những cử chỉ này có thể được hiểu rất  khác trong những tình huống khác. Hãy cân nhắc xem cử chỉ không lời có phù hợp trong ngữ cảnh đó hay không. Nếu bạn đang cố cải thiện việc giao tiếp không lời, hãy tập trung vào  những cách giúp cho các cử chỉ của bạn ăn khớp với mức độ trang trọng mà tình huống yêu cầu.

Nếu những cách sử dụng phi ngôn từ mắt

9. Cảnh giác vì cử chỉ có thể bị hiểu sai

Theo một số người, cái bắt tay chặt thể hiện cá tính mạnh mẽ  trong khi cái bắt tay yếu ớt được cho là thiếu can đảm. Ví dụ này chứng minh một luận điểm quan trọng về khả năng hiểu sai những cử chỉ không lời. Thực tế một cái bắt tay lỏng lẻo có thể chỉ một điều hoàn toàn khác hẳn, chẳng hạn như chứng viêm khớp. Hãy luôn nhớ quan sát nhóm hành vi. Cử chỉ tổng quan của một người nói lên rất nhiều điều so với một cử chỉ đơn lẻ được nhìn nhận tách biệt.

10. Luyện tập, luyện tập và luyện tập

Nhiều người dường như có sở trường dùng ngôn ngữ giao tiếp không lời một cách hiệu quả và hiểu đúng cử chỉ của những người khác. Những người này thường được gọi là có khả năng “hiểu người.” Trên thực tế, bạn có thể rèn luyện kỹ năng này bằng cách để tâm đến hành vi phi ngôn ngữ và luyện tập các cách giao tiếp không lời với mọi người. Thông qua việc chú ý đến hành vi không lời và tập luyện các kỹ năng, bạn có thể cải thiện khả năng giao tiếp của mình một cách đáng kể.

Nguồn| About.com Guide

Cung cấp bởi Le & Associates.