Muốn tăng doanh thu doanh nghiệp cần điều chỉnh giá bán như thế nào trong môi trường hợp

Xác định bối cảnh thị trường là một phần khoa học và một phần nghệ thuật. Nó bắt đầu bằng một phân tích về cách xác định công việc kinh doanh của doanh nghiệp, có tính đến các yếu tố động lực học của ngành. 

Điều quan trọng là không dựa vào các định nghĩa thông thường về ngành của doanh nghiệp, mà thay vào đó, áp dụng một cách tiếp cận có tính phân tích hơn. Tận dụng bốn yếu tố: khách hàng, chi phí, năng lực và sự cạnh tranh. Nhưng phân tích chúng thông qua lăng kính đổi mới và hiểu rõ các động lực đột phá, chẳng hạn như công nghệ. Điều này không chỉ làm tăng thêm sự phức tạp mà còn giúp xây dựng một góc nhìn hữu ích hơn về doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh.  

Ba lĩnh vực đổi mới công nghệ ảnh hưởng đến bốn yếu tố trên là:  

Công nghệ thông tin - Việc giới thiệu thu thập, lưu trữ, phân tích và phân phối dữ liệu ở quy mô lớn đã ảnh hưởng đến nhiều ngành. Ngày nay, tất cả các doanh nghiệp đều có quyền tiếp cận thông tin ngày càng phức tạp khi thực hiện đánh giá thị trường và công việc kinh doanh của riêng họ. Ví dụ: một công ty điện thoại di động có thể sử dụng dữ liệu để thực hiện phân khúc các khách hàng tiềm năng và marketing mục tiêu phù hợp. 

Công nghệ sản phẩm - Phát triển sản phẩm là một lĩnh vực cải tiến công nghệ sâu sắc. Ví dụ, công nghệ đã thúc đẩy sự phát triển của thị trường bơm insulin, với những cải tiến, chẳng hạn như giảm kích thước, nâng cao tuổi thọ pin và cải thiện hiệu quả. 

Công nghệ mô hình kinh doanh - Những công nghệ này dành riêng cho chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Một số ví dụ về công nghệ mô hình kinh doanh bao gồm công nghệ drone (thiết bị bay không người lái) và tác động đối với các công ty phân phối, hoặc in 3D và tác động của nó đối với các quy trình sản xuất.  

Hiểu cách các công nghệ này ảnh hưởng đến khách hàng, chi phí, năng lực và sự cạnh tranh trong ngành của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp đánh giá những gì doanh nghiệp cần làm để có được lợi thế cạnh tranh mang lại sự tăng trưởng. 

Các công ty thường áp dụng cùng một kịch bản thẩm định và tích hợp M&A cho tất cả các thương vụ, thay vì điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với mục tiêu chiến lược đằng sau giao dịch. Theo kết quả khảo sát Đồng hồ đo Chỉ số Niềm tin Vốn Toàn cầu của EY - EY Global Capital Confidence Barometer, hơn một nửa (52%) các công ty dự kiến ​​sẽ tích cực theo đuổi M&A trong 12 tháng tới, điều quan trọng đối với các doanh nghiệp này là phải điều chỉnh các quy trình của thương vụ hài hòa với chiến lược tăng trưởng của doanh nghiệp, cho dù đó là để có được những năng lực mới hay là để củng cố và phát triển sản phẩm hoặc thị phần của họ. 

Trong khảo sát toàn cầu gần đây của EY Buy & Integrate về hoạt động mua lại, việc thẩm định không đầy đủ được ghi nhận là một thách thức lớn để đạt được mục tiêu về giá trị thương vụ. Trong số 300 giám đốc tài chính, giám đốc vận hành và giám đốc phát triển doanh nghiệp tham gia khảo sát, 25% cho rằng đây là thách thức chính, chỉ đứng sau các vấn đề pháp lý và địa chính trị (37%). 

Trong khi đó, khi nói đến tích hợp M&A, hai cản trở được trích dẫn thường xuyên nhất là đánh giá hoặc giữ chân tài năng (23%) và tích hợp công nghệ (20%). 

Hơn 70% giám đốc cho biết thương vụ mua lại đáng chú ý nhất của họ đáp ứng được kỳ vọng về việc tạo ra giá trị, phù hợp với những gì chúng ta thấy trong thực tế. Nhưng chỉ có 7% cho biết độ chính xác của công tác thẩm định của họ đạt kết quả trên mức mong đợi. Rõ ràng là còn nhiều việc phải làm. Nếu các công ty không xác định và tập trung phần lớn thời gian của họ vào các hạng mục quan trọng nhất trong quá trình thẩm định thường là diễn ra nhanh chóng, các động lực thúc đẩy giá trị lớn có thể bị bỏ lỡ.  

Khảo sát các ban giám đốc của chúng tôi cũng cho thấy rằng những chiến lược hiệu quả nhất để đảm bảo các công ty đáp ứng hoặc vượt mục tiêu về tạo ra giá trị và hiện thực hóa giá trị cộng hưởng là: 

  • 75% tìm đến mua sắm như một lĩnh vực để đạt được các giá trị cộng hưởng về chi phí ngắn hạn.

  • 58% bắt đầu quá trình tích hợp sớm hơn.

  • 58% sử dụng các công cụ và công nghệ để duy trì các mốc thời gian, quản lý luồng công việc và đạt được hiệu ứng giá trị cộng hưởng.

  • 54% đặt mục tiêu giá trị cộng hưởng tham vọng hơn.

Muốn tăng doanh thu doanh nghiệp cần điều chỉnh giá bán như thế nào trong môi trường hợp

Cách tăng giá cả hàng hoá hiệu quả

5 cách tăng giá mà vẫn không bị khách hàng từ chối

Trong kinh doanh, việc tăng giá cả của hàng hoá vì một số lý do như giá cả nguyên liệu tăng hay nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng. Vậy làm thế nào để tăng giá sản phẩm của bạn mà vẫn không bị khách hàng từ chối. Hãy tham khảo 5 tuyệt chiêu sau đây nhé!

Mừng, lo giá trị thương hiệu Việt

Gia tăng giá trị thương hiệu doanh nghiệp thông qua thực hiện trách nhiệm xã hội

Các chuyên gia hiến kế giảm áp lực tác động dây chuyền tăng giá

Giữ nguyên giá cả và giảm số lượng sản phẩm

Đây là cách thức tăng giá bán khéo léo của các cửa hàng. Nếu trước đây bạn bán một bộ sản phẩm gồm 5 món, thì hiện tại bộ sản phẩm chỉ còn 4 món nhưng mức giá vẫn được giữ nguyên như đã niêm yết. Cách thức này vừa giúp bạn đảm bảo được doanh thu, tăng lợi nhuận mà vẫn không làm phật lòng khách hàng.

Tăng giá bằng hình thức khuyến mãi

Nếu muốn tăng giá một số mặt hàng nào đó, bạn chỉ cần đưa ra một mức giá mới cao hơn mức giá cũ và kèm theo chương trình khuyến mãi giảm giá 10% - 20% . Khách hàng sẽ đặc biệt chú ý hơn vào các sản phẩm khuyến mãi và sau khi chương trình giảm giá kết thúc, khách hàng sẽ mặc định mức giá bạn muốn tăng chính là giá thực tế của sản phẩm.

Bạn cũng cần chú ý đến thời gian cũng như cách thức tăng giá bán. Thời điểm thích hợp nhất để tăng giá chính là những dịp đặc biệt như các ngày lễ lớn, kỷ niệm khai trương hay các tuần lễ giảm giá... Như vậy sẽ khiến khách hàng càng tin tưởng hơn vào mức giá bạn đưa ra.

Đưa ra nhiều lựa chọn cho khách hàng

Một trong những cách thay đổi giá cả tốt nhất mà vẫn làm hài lòng người tiêu dùng chính là cho họ nhiều sự lựa chọn khác nhau. Bạn có thể đưa ra các sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng thấp hơn, nhưng về chi phí lại tương đương với mức giá cũ của loại hình sản phẩm vừa tăng giá. Như vậy khách hàng sẽ cảm thấy giá trị của sản phẩm là phù hợp.

Muốn tăng doanh thu doanh nghiệp cần điều chỉnh giá bán như thế nào trong môi trường hợp
Cho khách hàng nhiều sự lựa chọn để hợp thức hóa việc nâng giá

Ví dụ cụ thể là khi bạn muốn tăng giá bán một sản phẩm từ 2 đồng lên 4 đồng , bạn sẽ đưa ra một vài sản phẩm khác cũng có giá 2 đồng nhưng chất lượng kém hơn. Như vậy khách hàng sẽ không quá tập trung so sánh sự chênh lệch giữa mức giá cũ và mới. Đồng thời cũng cảm thấy giá bán 4 đồng là hợp lý với chất lượng sản phẩm.

Đầu tư vào hình thức bao bì

Tuyệt chiêu bán hàng này chính là thiết kế bao bì bắt mắt cho sản phẩm của bạn sau đó bán lại với mức giá cao hơn bình thường. Hãy giải thích với khách hàng rằng sản phẩm của bạn độc đáo và có chất lượng tốt nên giá thành phải đắt hơn. Khách hàng cũng sẽ cảm thấy sản phẩm được chăm chút tỉ mỉ về hình thức nên vẫn vui vẻ sử dụng.

Hãy thật thà với khách hàng

Điều quan trọng nhất trong nghệ thuật bán hàng chính là tạo dựng được thiện cảm từ phía khách hàng. Vì vật đừng cố che giấu việc bạn đang tăng giá sản phẩm, thay vào đó hãy trao đổi trực tiếp với người tiêu dùng. Giải thích vì sao bạn cần tăng giá với các lý do như tăng giá cả để tăng chất lượng, phù hợp hơn với tính chuyện nghiệp trong phục vụ...

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên đổ lỗi cho các yếu tố bên ngoài như giá cả leo thang hay chi phí sản xuất và nguyên liệu tăng,.... quá nhiều. Hãy đưa ra thông báo đi kèm lí do, tuy nhiên vẫn đảm bảo quyền lợi của khách hàng như chất lượng phục vụ sẽ được nâng cao hơn hoặc khách hàng sẽ được nhận nhiều ưu đãi hơn nếu tiếp tục sử dụng dịch vụ.

Muốn tăng doanh thu doanh nghiệp cần điều chỉnh giá bán như thế nào trong môi trường hợp
Nắm bắt bí quyết tăng giá cả giúp bạn kinh doanh thành công

Trên đây là một số cách giúp bạn có thể tăng giá hàng hoá nhưng vẫn không bị khách hàng từ chối. Hy vọng bạn sẽ tìm được phương thức phù hợp để áp dụng vào công việc kinh doanh của mình và đạt được hiệu quả như ý.

In bài viết

chi phí kinh doanh sản phẩm khách hàng hiệu quả nguyên liệu hàng hoá tăng giá

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Muốn tăng doanh thu doanh nghiệp cần điều chỉnh giá bán như thế nào trong môi trường hợp

    Xuất khẩu sang EU tăng hơn 21% so với cùng kỳ nhờ tận dụng EVFTA

  • Muốn tăng doanh thu doanh nghiệp cần điều chỉnh giá bán như thế nào trong môi trường hợp

    Khu vực Tây Bắc Đà Nẵng: "Điểm sáng" đón sóng đầu tư

  • Muốn tăng doanh thu doanh nghiệp cần điều chỉnh giá bán như thế nào trong môi trường hợp

    Rau quả "đánh rơi" hàng tỷ USD vì khoảng trống chế biến

Tin nổi bật

Muốn tăng doanh thu doanh nghiệp cần điều chỉnh giá bán như thế nào trong môi trường hợp

Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả tài sản công

Muốn tăng doanh thu doanh nghiệp cần điều chỉnh giá bán như thế nào trong môi trường hợp

Hơn 19.302 tỷ đồng bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022

Muốn tăng doanh thu doanh nghiệp cần điều chỉnh giá bán như thế nào trong môi trường hợp

Kiên định mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô,kiểm soát lạm phát

Muốn tăng doanh thu doanh nghiệp cần điều chỉnh giá bán như thế nào trong môi trường hợp

Việt Nam - Đức thúc đẩy hợp tác tài chính song phương hướng tới tăng trưởng xanh

Muốn tăng doanh thu doanh nghiệp cần điều chỉnh giá bán như thế nào trong môi trường hợp

Phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để lành mạnh hóa thị trường chứng khoán