Mua máy tính xách tay hạch toán thế nào năm 2024

- Theo quy định tại Tiết a Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ Tài chính quy định hệ thống mục lục ngân sách nhà nước (NSNN) “Mục dùng để phân loại các khoản thu, chi ngân sách nhà nước căn cứ nội dung kinh tế theo các chính sách, chế độ thu, chi ngân sách nhà nước.”.

- Tại Mục IV Công văn số 7078/KBNN-KTNN ngày 30/5/2017 về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Mục lục NSNN, hướng dẫn việc hạch toán mã Mục, Tiểu mục như sau:

+ Tại điểm 2.10 hướng dẫn hạch toán Mục 6550 “Vật tư văn phòng”:

“Để phản ánh các khoản chi NSNN mua văn phòng phẩm, sổ sách, công cụ, dụng cụ và vật rẻ tiền mau hỏng phục vụ cho hoạt động của văn phòng hoặc khoán chi văn phòng phẩm.

Đối với Tiểu mục 6552 - Mua sắm công cụ, dụng cụ văn phòng: Dùng để phản ánh các khoản chi mua sắm công cụ, dụng cụ văn phòng không thuộc đối tượng quản lý theo quy định về tài sản.”

+ Tại điểm 2.16 hướng dẫn hạch toán Mục 6950 “Mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn”:

“Dùng để hạch toán đối với tài sản từ nguồn kinh phí thường xuyên (theo quy định phải quản lý theo chế độ của tài sản nhà nước) dùng cho công tác chuyên môn.

Để phản ánh cả chi nộp Lệ phí trước bạ (nếu có) khi mua tài sản được tính vào giá mua tài sản. Việc quản lý theo quy định về tài sản thì được mở sổ theo dõi, quản lý theo quy định.”

Theo đó, Mục 6950 phản ánh đối với tài sản, thiết bị mà không phân biệt đó là tài sản cố định hay tài sản không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định, nhằm phục vụ quản lý tài sản tốt hơn (không bao gồm văn phòng phẩm, sổ sách, công cụ, dụng cụ và vật rẻ tiền mau hỏng đã phản ánh vào Mục 6550). Vì vậy, việc đơn vị hạch toán nội dung chi mua máy vi tính vào Tiểu mục 6956- Các thiết bị Công nghệ thông tin, hạch toán nội dung chi mua máy in và camera vào Tiểu mục 6955- Tài sản và thiết bị văn phòng là phù hợp với quy định về phân loại các khoản chi theo Mục lục NSNN.

Quy định về phân bổ công cụ dụng cụ: Cách tính phân bổ công cụ dụng, thời gian phân bổ công cụ dụng cụ, cách hạch toán phân bổ công cụ dụng hàng tháng, hàng năm. Kế toán Thiên Ưng xin hướng dẫn cách tính và phân bổ CCDC chi tiết cụ thể như sau:

1. Điều kiện ghi nhận là Công cụ dụng cụ:

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:

“1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

  1. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
  2. Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
  3. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên."

Theo điều 26 Thông tư 200/2014/TT-BTC và Điều 25 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định:

"Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với TSCĐ. Vì vậy công cụ, dụng cụ được quản lý và hạch toán như nguyên liệu, vật liệu. Theo quy định hiện hành, những tư liệu lao động sau đây nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ thì được ghi nhận là công cụ, dụng cụ: - Các đà giáo, ván khuôn, công cụ, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất xây lắp; - Các loại bao bì bán kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng, nhưng trong quá trình bảo quản hàng hóa vận chuyển trên đường và dự trữ trong kho có tính giá trị hao mòn để trừ dần giá trị của bao bì; - Những dụng cụ, đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành, sứ; - Phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng; - Quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc,...

+) Đối với các công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ khi xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh phải ghi nhận toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất, kinh doanh. +) Trường hợp công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê xuất dùng hoặc cho thuê liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán thì được ghi nhận vào tài khoản 242 “Chi phí trả trước” và phân bổ dần vào giá vốn hàng bán hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh theo từng bộ phấn sử dụng."

Như vậy: Những tư liệu lao động có giá trị nhỏ hơn 30.000.000 đồng, không đáp ứng các điều kiện xác định là TSCĐ thì sẽ là Công cụ dụng cụ.

-------

2. Quy đinh về thời gian phân bổ công cụ dụng cụ

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định:

“Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, ... không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.”

Như vậy: Thời gian phân bổ công cụ dụng sẽ là không quá 3 năm.

------------

3. Các phương pháp phân bổ công cụ dụng cụ:

- Căn cứ vào quy định tại Thông tư 200 và 133 nêu trên -> Các bạn dựa vào Giá trị và Thời gian sử dụng CCDC trong nhiều kỳ hay không -> Để lựa chọn phân bổ công cụ dụng cụ sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại Doanh nghiệp mình nhé.

Ví dụ 1: Trong tháng Kế toán Thiên ưng có mua văn phòng phẩm như: Giấy, kẹp ghim, bút, mực ... Nếu giá trị nhỏ thì hạch toán toàn bộ vào chi phí tháng đó. Nhưng nếu mua số lượng nhiều dùng cho nhiều tháng thì trường hợp này phải phân bổ nhé.

Ví dụ 2: Mua 1 máy tính Laptop giá trị 20tr đồng (máy tính thì sẽ có thời gian sử dụng lâu trong nhiều kỳ kế toán) -> Trường hợp này thì phải hạch toán 242 rồi hàng tháng phân bổ cho bộ phận sử dụng nhé (tối đa không quá 3 năm nhé). Các bạn có thể lựa 1 năm hoặc 2 năm hoặc 3 năm hoặc vài tháng thì căn cứ vào Chi phí của DN nhiều hay ít để tính phân bổ cho hợp lý nhé.

a, Nếu CCDC có giá trị nhỏ và sử dụng cho 1 kỳ: Các bạn có thể hạch toán luôn vào chi phí của tháng đó.

Ví dụ: Mua đồ dùng văn phòng phẩm:

+) Trường hợp 1 mua về nhập kho -> Rồi xuất sử dụng thì hạch toán: - Khi mua CCDC về Nợ TK 153. Nợ TK 133 (nếu có) Có TK 111, 112, 331.

- Khi xuất ra sử dụng: Nợ TK 154, 623, 627, 641, 642 (Tùy thuộc vào mục đích sử dụng cho bộ phận nào)

Có TK 153.

+) Trường hợp 2 mua về sử dụng ngay thì hạch toán: Nợ TK 154, 623, 627, 641, 642 (Tùy thuộc vào mục đích sử dụng cho bộ phận nào) Nợ TK 1331. (nếu có) Có TK 111/ 112/ 331.

b, Nếu CCDC có giá trị lớn và sử dụng cho nhiều kỳ: - Các bạn phải phân bổ làm nhiều kỳ (Bạn phải lập 1 bảng phân bổ CCDC và phân bổ theo giá trị và thời gian sử dụng thực tế của DN. Chi phí phân bổ đó sẽ được trích đều vào hàng tháng) - Căn cứ vào thời gian sử dụng CCDC đưa vào chi phí trả trước 242 sau đó hàng tháng phân bổ chi phí tương ứng.

Ví dụ: Mua 1 laptop trị giá 20tr (sử dụng nhiều kỳ, phải phân bổ) +) Trường hợp 1 mua về sử dụng ngay hạch toán như sau: Nợ TK 242 Nợ TK 1331 (nếu có) Có TK 111/ 112/ 331.

- Tiếp đó hàng tháng sẽ phải tính phân bổ để hạch toán vào bộ phận sử dụng:

Nợ TK 154, 623, 627, 641, 642 (Tùy thuộc vào mục đích sử dụng cho bộ phận nào) Có TK 242

+) Trường hợp 2 mua về nhập kho -> rồi xuất sử dụng: - Khi mua CCDC về Nợ TK 153. Nợ TK 133 (nếu có) Có TK 111, 112, 331.

- Khi xuất ra sử dụng:

Nợ TK 242 Có TK 153

- Tiếp đó hàng tháng sẽ phải tính phân bổ để hạch toán vào bộ phận sử dụng: Nợ TK 154, 623, 627, 641, 642 (Tùy thuộc vào mục đích sử dụng cho bộ phận nào) Có TK 242

- Khi đưa CCDC vào sử dụng, thì ngày đưa vào sử dụng là ngày bắt đầu tính Phân bổ CCDC.

---------

4. Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ nhiều kỳ:

Mức phân bổ hàng tháng \= Giá trị của CCDC Số tháng phân bổ

Cách tính phân bổ CCDC tháng đầu tiên như sau:

- Nếu CCDC đưa vào sử dụng từ ngày 1 đến ngày 5 thì các bạn có thể phân bổ tròn tháng -> Thì Mức phân bổ tháng đầu tiên là mức phân bổ tháng được tính như trên.

- Nếu CCDC đưa vào sử dụng từ ngày 6 trở đi thì mức phân bổ tháng đầu tiên được tính như sau:

Mức phân bổ tháng đầu tiên \= Mức phân bổ tháng X Số ngày sử dụng trong tháng Tổng số ngày của tháng

Trong đó:

Số ngày sử dụng trong tháng \= Tổng số ngày của tháng - Ngày bắt đầu sử dụng + 1

Ví dụ: Ngày 6/10 Công ty kế toán Thiên Ưng mua 1 máy tính (CCDC) trị giá 20.000.000 chưa thuế VAT. Chi phí vận chuyển, cài đặt, phụ kiện kèm theo là 2.000.000 chưa VAT, thuế GTGT là 10%. Và máy tính này mua về cho Giám đốc (bộ phận quản lý) sử dụng ngay trong tháng.

Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định thời gian phân bổ CCDC: - Công ty xác định là sẽ phân bổ cho 12 tháng.

Bước 2: Xác định mức phân bổ tháng: - Giá trị CCDC là: 20.000.000 + 2.000.000 = 22.000.000

- Mức phân bổ tháng = Giá trị CCDC / số tháng phân bổ

\= 22.000.000 / 12 = 1.833.333

Bước 3: Xác định mức phân bổ trong tháng 10 tháng đầu tiên: (vì mua về sử dụng ngay) - Tổng số ngày của tháng 10 là: 31 ngày - Số ngày sử dụng trong tháng 10 là: 31 - 6 + 1 = 26 Mức phân bổ trong tháng 10 tháng đầu tiên = (1.833.333 / 31) x 26

\= 1.537.634

Như vậy trong tháng 10 (tháng đầu tiên) các bạn được phân bổ 1.537.634 vào chi phí sản xuất kinh doanh. - Từ tháng 11 trở đi thì phân bổ hàng tháng là: 1.833.333

-----------

5. Cách hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ:

Hạch toán tiếp ví dụ bên trên: Vì là trường hợp mua máy tính về

sử dụng ngay nên các bạn không phải hạch toán qua TK 153 mà sẽ hạch toán luôn vào 242 cụ thể như sau nhé:

Khi mua về: Nợ TK 242: 22.000.000 Nợ TK 1331: 2.200.000 Có TK 112/331: 24.200.000

- Hàng tháng phân bổ: Tháng đầu tiên là tháng 10 sẽ hạch toán theo số liệu đã tính ở trên: Nợ TK 642 (Bộ phận quản lý, vì mua cho Giám đốc sử dụng) Có TK 242: 1.537.634

Từ tháng 11 trở đi hạch toán: Nợ TK 642 : 1.833.333 Có TK 242: 1.833.333 - Hạch toán khi nào hết số bên 242 thì thôi nhé (22.000.000), theo như bên trên là 1 năm.

Chi tiết xem thêm tại đây:

---------

Các bạn muốn học thực hành làm kế toán tổng hợp trên chứng từ thực tế, thực hành xử lý các nghiệp vụ hạch toán, tính thuế, kê khai thuế GTGT. TNCN, TNDN... tính lương, trích khấu hao TSCĐ....lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế cuối năm ... thì có thể tham gia:

Mua máy in hạch toán vào đầu?

Vì vậy, việc đơn vị hạch toán nội dung chi mua máy vi tính vào Tiểu mục 6956 – Các thiết bị Công nghệ thông tin, hạch toán nội dung chi mua máy in và camera vào Tiểu mục 6955 – Tài sản và thiết bị văn phòng là phù hợp với quy định về phân loại các khoản chi theo MLNS.

Khi nào được ghi nhận công cụ dụng cụ?

Điều kiện ghi nhận là Công cụ dụng cụ: a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên."

Công cụ dụng cụ có giá trị từ bao nhiêu?

2. Phân biệt công cụ dụng cụ và tài sản cố định.

Thế nào được gọi là công cụ dụng cụ?

– “Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với TSCĐ. Vì vậy công cụ, dụng cụ được quản lý và hạch toán như nguyên liệu, vật liệu…”. – Kế toán nhập, xuất, tồn kho công cụ, dụng cụ trên tài khoản 153 được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc.