Một số loại thuốc kháng sinh cho vật nuôi

THỨ NĂM, 05/12/2019 13:38:18

Sử dụng thuốc kháng sinh để phòng, trị bệnh cho vật nuôi không đúng cách không những ảnh hưởng đến kết quả điều trị mà còn khiến vi khuẩn nhờn thuốc và tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi, gây hại cho sức khoẻ người dùng. Để hạn chế tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn và nâng cao hiệu quả của thuốc trong quá trình điều trị, xin khuyến cáo một số vấn đề sau: - Dùng kháng sinh sớm ngay khi có dấu hiệu của bệnh, ngày đầu dùng thuốc nên dùng liều tấn công theo nguyên tắc từ cao đến thấp (có thể tăng liều gấp 1,5 - 2 lần), các ngày tiếp theo dùng đúng theo liều chỉ định. - Sử dụng kháng sinh đủ liệu trình, không nên tự ý thay thuốc hoặc ngừng thuốc khi chưa sử dụng hết một liệu trình. Thông thường 1 liệu trình điều trị bệnh từ 3 - 5 ngày, nếu bệnh chưa khỏi có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày hoặc xong một liệu trình nên nghỉ một thời gian từ 5-7 ngày, sau đó dùng tiếp thêm một liệu trình thứ 2. - Nên dùng đúng loại kháng sinh cho từng bệnh thì hiệu quả điều trị sẽ cao. Trong mỗi loại kháng sinh tổng hợp mặc dù nhà sản xuất hướng dẫn phòng trị được từ 3- 5 bệnh khác nhau nhưng thực ra chỉ trị hiệu quả đối với 1-2 bệnh, các bệnh còn lại có tính chất phòng, bao vây hạn chế là chính. Do vậy, người chăn nuôi nên căn cứ vào triệu chứng của bệnh mà chọn kháng sinh cho đúng. Nếu vật nuôi có triệu chứng chủ yếu ở đường hô hấp nên chọn các loại kháng sinh có chứa thành phần như Tylosin, Lincomycin, Florfenicol, Doxycycline… Nếu vật nuôi có triệu chứng chủ yếu đường tiêu hóa nên chọn các loại kháng sinh có chứa thành phần như Enrofloxacin, Norcoli, Ampicillin, Colistin… hoặc có thể căn cứ vào tên bệnh ghi đầu tiên trên nhãn mác thuốc của nhà sản xuất. - Sau khi không có dấu hiệu của bệnh nên dùng thêm ít nhất 1 ngày kháng sinh nữa để vật nuôi khỏi hoàn toàn, không tái phát bệnh và tránh vi khuẩn nhờn thuốc. - Không nên tự ý phối hợp nhiều loại kháng sinh khác nhau khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ thú y. Giữa các loại kháng sinh khác nhau có thể gây tác dụng cản trở, từ đó làm giảm tác dụng điều trị, thậm chí là phản tác dụng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con vật. - Nên dùng kháng sinh kết hợp với thuốc trợ sức, trợ lực (B.complex, vitamin C, chất điện giải, men tiêu hóa...), chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để con vật nhanh khỏi. - Không sử dụng các loại thuốc cấm, hóoc-môn tăng trọng trong chăn nuôi, nhất là đối với vật nuôi giết thịt. - Không nên dùng thuốc kháng sinh để phòng bệnh cho vật nuôi một cách tràn lan, tùy tiện. - Ngừng sử dụng thuốc trước khi giết mổ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, tránh gây hiện tượng tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm chăn nuôi.

Lưu ý: Khi dùng kháng sinh điều trị bệnh cho vật nuôi nên cho uống hoặc tiêm 2 lần/ ngày (sáng, chiều) cách nhau 10-12 giờ. Đối với thuốc uống nên cho uống hết lượng thuốc pha trong vòng 2 giờ, để thuốc đạt hiệu quả cao.

HOÀNG THỊ NGUYỆT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Nam Sách

  • TAG
  • LẠM DỤNG KHÁNG SINH
  • VẬT NUÔI

Ngày nay khi xã hội phát triển càng cao thì nhu cầu đời sống con người cũng cao hơn, trong đó “chất lượng và an toàn thực phẩm” chiếm một vị trí rất quan trọng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nói chung và trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nói riêng còn nhiều vấn đề đáng lo ngại; như việc hướng dẫn và quản lý sử dụng thuốc kháng sinh còn lỏng lẻo; tình trạng sử dụng các chất bổ trợ trong thức ăn chăn nuôi khá tùy tiện dẫn đến tồn dư các hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Để đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi trong việc thúc đẩy tăng trưởng và tăng lượng nạc cho động vật nuôi, các nhà sản xuất thức ăn gia súc gia cầm đã sử dụng kích thích tố tăng trưởng, hormone tăng trọng ngày càng phổ biến. Đáng kể đến là các hóa chất thuộc nhóm Pheethanolamine như: clenbuterol, sabutamol, cimaterol, ractopamine …

Tình hình sử dụng các hóa chất trong thức ăn chăn nuôi và trong chăn nuôi.

Tác dụng của Clenbuterol

Clenbuterol là hóa chất được tổng hợp có tác dụng giãn phế quản, kích thích thần kinh giao cảm, được dùng làm thuốc điều trị hen suyễn, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Trong thú y clenbuterol cũng được dùng làm thuốc giãn phế quản trị bệnh cho heo. Trong chăn nuôi chúng có khả năng điều khiển các chất dinh dưỡng hướng vào mô cơ mà không hướng vào mô mỡ, nhờ đó làm tăng độ nạc thân thịt. Trước đây người ta đã đưa clenbuterol vào trong thức ăn của bò để giúp bò có vai, mông nở nang tham gia dự thi tại các hội chợ.

Pháp hiện Clenbuterol trong thức ăn chăn nuôi và cơ thể động vật

Ngay từ khi phát hiện clenbuterol có tác dụng làm tăng cân, chất này và những chất cùng nhóm đã bị cấm sử dụng từ năm 2002. Tuy nhiên, các nhà sản xuất vẫn sử dụng bất hợp pháp các hóa chất này trộn vào thức ăn chăn nuôi.

– Theo kết quả điều tra của Chi cục Thú y Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005, trong 500 mẫu thịt heo lấy tại TPHCM có 30% mẫu dương tính với chất clenbuterol, lượng hóa chất này tồn dư 100% trong cơ thể động vật, 60% tồn lưu trong gan, thận ngay cả khi nấu chín.

– Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam phát hiện thấy 1/12 mẫu thức ăn chăn nuôi và 6% mẫu thịt đều dương tính với clenbuterol.

– Gần đây, tháng 11/2009 Chi cục Thú y TP.HCM phối hợp với Sở Y tế TP.HCM kiểm tra định kỳ thịt heo đã phát hiện có đến 10% của 500 mẫu thịt dương tính với clenbuterol.

Qua nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy rằng dư lượng của clenbuterol tồn tại trong võng mạc mắt và trong tóc lâu tới vài tháng; người tiêu thụ gan, thịt động vật ăn thức ăn chứa clebuterol có hiện tượng run rẩy, rối loạn nhịp tim, tăng hoặc hạ huyết áp, đau đầu, chóng mặt, liệt cơ, run cơ, thậm chí dẫn đến ung thư.

Tình hình sử dụng các kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi và trong chăn nuôi.

Kháng sinh được sử dụng rất bừa bãi

Ngoài ra, do thức ăn chăn nuôi thường bị nhiễm khuẩn sẽ gây bệnh cho gia súc gia cầm, nên các nhà sản xuất thức ăn đã dùng thuốc kháng sinh trộn vào nhằm hạn chế mật độ vi khuẩn có trong thức ăn, kích thích sự phát triển của vật nuôi. Mặt khác, trong phòng trị bệnh gia súc, gia cầm người chăn nuôi sử dụng kháng sinh cũng rất bừa bãi (dùng với liều cao và dùng liên tục ). Kết quả điều tra của Lã Văn Kính và ctv (1996) trên 75% số mẫu thịt và 66,7% số mẫu gan (gà nuôi theo phương thức công nghiệp) cho thấy đều có tồn dư kháng sinh với mức tồn dư từ 3,67-122 ppm tùy theo chủng lọai, cao hơn hàng chục đến hàng nghìn lần so với tiêu chuẩn Quốc tế.

Các loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất

Khoa Chăn nuôi Thú y ĐH Nông Lâm TP.HCM xét nghiệm các mẫu thịt được lấy trực tiếp tại các chợ cho thấy có 26 loại kháng sinh được phát hiện. Trong đó loại được sử dụng nhiều nhất chloramphenicol (chiếm 15,35%), tylosin (15%), colistin (13,24%), norfloxacin (10%), gentamycin (8,35%), nhóm tetracylin (7,95%), ampicillin (7,24%)… Trong đó, chloramphenicol là kháng sinh hiện đã bị cấm sử dụng. Trong 149 mẫu thịt gà được kiểm tra, phân tích có đến 44,96% số mẫu có dư kháng sinh vượt quá mức quy định cho phép từ 2,5 đến 1.100 lần so với tiêu chuẩn ngành. Trong đó, loại kháng sinh chloramphenicol chiếm tỷ lệ cao nhất đến 87,50%, flumequin chiếm 83,33%, chlortetracyline chiếm 62,50%, amoxillin chiếm 60%…

Ý kiến của chuyên gia

Bác sĩ Trần Văn Ký, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, khẳng định phần lớn kháng sinh không phân hủy được trong môi trường nhiệt độ như nấu nướng, số ít có thể bị phân hủy nhưng tỷ lệ không đáng kể. Người thường xuyên dùng sản phẩm gia súc gia cầm bị nhiễm kháng sinh sẽ rất bị “lờn thuốc” (cơ thể sẽ tạo ra sự kháng thuốc của các dòng vi khuẩn gây bệnh)  và khi con người bị nhiễm bệnh sẽ làm cho khả năng chữa trị khó, kéo dài thời gian và phức tạp hơn.

Benh.vn (Theo Chi cục QLCL NL Sản &TSKG)

Thuốc kháng sinh trong thú y là những chất có nguồn gốc sinh học, giúp cơ thể vật nuôi chống lại hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Nó tác động trực tiếp ở cấp độ phân tử, thường tạo nên một phản ứng gây gián đoạn quá trình phát triển của vi khuẩn. Hiện nay, ngành chăn nuôi đã phát triển đa dạng các loại kháng sinh nhằm bảo vệ gia súc và gia cầm trước những dịch bệnh dễ lây lan. Cùng Animaid tìm hiểu thêm về các loại thuốc kháng sinh và cách phối hợp chúng nhé!

Một số loại thuốc kháng sinh cho vật nuôi

Kháng sinh được sử dụng để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi

 

1. Phân loại thuốc kháng sinh trong thú y

Có nhiều cách để phân chia chủng loại các thuốc kháng sinh trong thú y, tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng vật nuôi thường phân chia theo dựa trên 4 đặc điểm chính bao gồm: khả năng tác dụng (diệt khuẩn và hãm khuẩn); phổ tác dụng (phổ rộng và phổ hẹp); nguồn gốc (tổng hợp và bán tổng hợp); cơ chế tác dụng. Theo cách phân loại dựa trên cơ chế tác dụng, thuốc kháng sinh dành cho vật nuôi được chia thành 4 loại chính.

1.1. Kháng sinh ức chế sự tổng hợp thành tế bào

Loại kháng sinh này có tác động diệt khuẩn thông qua cơ chế gây ức chế cạnh tranh các enzyme transpeptidase ngăn chặn các liên kết tạo nên thành tế bào, dẫn đến quá trình tổng hợp vách tế bào bị chặn lại và gây chết tế bào. Nhóm kháng sinh Beta Lactam và Glycopeptide hai đại diện tiêu biểu cho loại kháng sinh này.

Một số loại thuốc kháng sinh cho vật nuôi

Kháng sinh ức chế thành tế bào có thể ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng tụ cầu ở gia cầm

1.2. Kháng sinh ức chế tổng hợp protein

Tổng hợp protein là một chu trình cần thiết để tế bào có thể hình thành sự sống, trong đó quá trình dịch mã các axit amin thành chuỗi polypeptide được coi như là hoạt động cốt lõi. Các thuốc kháng sinh trong thú y sẽ gây ức chế lên quá trình này, khiến chuỗi polypeptide được tạo thành không hoàn chỉnh hay không thể hoàn thành. Từ đó, tế bào vi khuẩn bị tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển. Các nhóm kháng sinh như Lincosamid, Cloramphenicol và Aminoglycoside sẽ có thể diệt khuẩn hoàn toàn nếu sử dụng với nồng độ cao.

1.3. Kháng sinh ức chế tổng hợp nhân tế bào

Kháng sinh gây ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp nhân tế bào thường xuất phát từ cơ chế gây ức chế axit nucleic. Đây là một đại phân tử sinh học có mặt trong hầu hết tế bào sống và giữ vai trò truyền đạt thông tin di truyền. Khi axit nucleic bị ức chế và hoạt động không đúng khiến cho vi khuẩn không thể sinh sôi và tồn tại. Do tác dụng trực tiếp đến thành phần quan trọng này khiến vi khuẩn có thể bị diệt khuẩn hoàn toàn, tiêu biểu là nhóm Macrolide.

Một số loại thuốc kháng sinh cho vật nuôi

Nhóm kháng sinh Macrolide giúp điều trị các bệnh tiêu chảy ở lợn

1.4. Kháng sinh ức chế các quá trình trao đổi chất

Trong vòng đời phát triển của một tế bào vi khuẩn còn đòi hỏi sự góp công của axit folic. Sự thiếu vắng axit folic sẽ làm cho màng sinh chất đánh mất phương hướng hoạt động khiến tế bào không thể sinh sôi và duy trì sự sống. Polymyxin là nhóm thuốc kháng sinh trong thú y có khả năng phá vỡ màng tế bào, gây chết và vô hiệu hóa các độc tố.

2. Phối hợp thuốc kháng sinh trong thú y

Mỗi loại thuốc kháng sinh sẽ mang lại một hiệu quả giới hạn, để tăng khả năng kháng bệnh cho vật nuôi, người chăn cần thực hiện phối hợp sử dụng thuốc đúng cách.

2.1. Mục đích của phối hợp kháng sinh

  • Mở rộng phổ kháng khuẩn.
  • Ngăn ngừa sự giảm thiểu sức đề kháng.
  • Tăng tác dụng diệt khuẩn.
  • Điều trị các bệnh truyền nhiễm chưa có kết quả xét nghiệm chính thức.

Một số loại thuốc kháng sinh cho vật nuôi

Phối hợp kháng sinh giúp mở rộng phổ kháng khuẩn ở bò

2.2. Nguyên tắc phối hợp thuốc kháng sinh trong thú y

Sử dụng phối hợp các loại thuốc kháng sinh trong thú y có thể giúp tăng cao hiệu quả nhưng đồng thời tỷ lệ xảy ra các tác dụng phụ cũng cao hơn. Do đó, người chăn nuôi cần tuân thủ một số nguyên tắc phối hợp kháng sinh sau đây để không gián tiếp gây hại cho vật nuôi.

  • Hai loại kháng sinh thành phần nên cùng tác dụng diệt khuẩn hoặc hãm khuẩn. Kháng sinh diệt khuẩn có thể tiêu diệt vi khuẩn bao gồm các nhóm: Beta Lactam, Aminoglycosid, Polypeptide, Fluoroquinolon, Rifamycin. Kháng sinh hãm khuẩn chỉ ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn chứ không tiêu diệt như: Tetracyclin, Lincosamid, Macrolid, Phenicol. Khi kết hợp hai loại kháng sinh khác tác dụng dễ dẫn đến tình trạng đối kháng và bị phản tác dụng. Đồng thời, chủ đàn cần lưu ý chỉ sử dụng kháng sinh hãm khuẩn khi cơ thể vật nuôi còn sức, kháng sinh đóng vai trò làm suy yếu vi khuẩn và hệ thống đề kháng sẽ tiêu diệt chúng.
  • Hai loại kháng sinh thành phần không nên cùng cơ chế tác động. Cụ thể như, khi sử dụng một kháng sinh tác động theo cơ chế ức chế sự tổng hợp thành tế bào thì không nên kết hợp với kháng sinh ức chế tổng hợp protein, việc này không chỉ không mang lại hiệu quả mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực cho vật nuôi.
  • Hai kháng sinh thành phần không kích thích sự đề kháng. Ví dụ như không thể phối hợp cefoxitin với penicillin, vì cefoxitin kích thích vi khuẩn đề kháng với penicillin bằng cách tiết ra enzyme phân hủy kháng sinh phối hợp với nó.

Một số phối hợp mang lại hiệu quả như: Beta Lactamin + Aminoglycoside;  Glycopeptide + Aminoglycoside; Sulfamid + Trimethoprim. Một số phối hợp cần tránh như: Aminoglycoside + Chloramphenicol, Aminoglycoside + Tetracycline, Quinolone + Chloramphenicol.

Một số loại thuốc kháng sinh cho vật nuôi

Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh truyền nhiễm ở gà

Trong chăn nuôi, kháng sinh nên được sử dụng ngay khi vật nuôi còn nhỏ để tăng sức chống chọi với bệnh tật. Đặc biệt, các loài được nuôi theo đàn với số lượng lớn như gà vịt thì việc sử dụng sớm thuốc kháng sinh góp phần bảo vệ vật nuôi khỏi các bệnh truyền nhiễm và lây lan. Thông qua bài viết này, Animaid hy vọng đã mang đến một số thông tin hữu ích về thuốc kháng sinh trong thú y.