Một m3 bê tông cần bao nhiêu xi măng

Bê tông được tạo thành từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau, trong đó xi măng chiếm khoảng 5 - 7% giá trị công trình. Vậy 1 mét khối bê tông cần bao nhiêu xi măng? Tìm hiểu ngay!

Tìm hiểu về bê tông và xi măng

- Khái niệm

Bê tông: Bê tông là một hỗn hợp gồm nhiều nguyên vật liệu (như đá, xi măng, vôi, cát,...) kết dính với nhau và kết dính với nước, được trộn theo một tỷ lệ nhất định để tạo thành một khối bê tông theo mục đích sử dụng.

Xi măng: Xi măng là chất kết dính thủy lực. Ở điều kiện bình thường, xi măng là những bột mịn, có màu đen xám. Khi kết hợp với nước, cát, đá, sỏi,... thì xi măng sẽ trở thành một thể cứng giống như đá, có độ bền và khả năng chịu lực tốt - gọi là bê tông.

Một m3 bê tông cần bao nhiêu xi măng

\> Xi măng là một trong những nguyên liệu quan trọng tạo nên bê tông, còn bê tông lại chính là kết quả của sự kết hợp giữa xi măng với các nguyên vật liệu khác.

- Thành phần

Bê tông:

Bê tông được tạo thành bởi các thành phần sau đây:

  • Cốt liệu: Chiếm 80% thể tích, gồm cát, đá, sỏi,...
  • Chất kết dính: Xi măng, vôi, thạch cao,...
  • Phụ gia: Phụ gia hóa học, phụ gia hóa dẻo, phụ gia cuốn khí, phụ gia đóng rắn nhanh, phụ gia chống băng giá, phụ gia tạo khí,... nhằm điều chỉnh tính chất của hỗn hợp bê tông.
  • Nước: Cần đảm bảo độ PH không dưới 4, không chứa sunphat có hàm lượng > 2700 mg/l và muối > 5000 mg/l, có vai trò gắn kết các thành phần với nhau tạo thành một khối vững chắc.

Một m3 bê tông cần bao nhiêu xi măng

Xi măng:

Xi măng được tạo thành bởi các nguyên vật liệu sau đây:

  • Vôi hoặc oxit canxi, CaO: lấy từ đá phấn, đá vôi, vỏ sò hoặc đá phiến.
  • Silica (SiO2): được lấy từ đất sét, cát, chai cũ, đá sét.
  • Alumina (AI203): lấy từ đất sét, nhôm tái chế, bauxite,...
  • Sắt (Fe2O3): lấy từ quặng sắt, sắt phế liệu, đất sét, tro bay,...
  • Thạch cao (CaSO4.2H20): lấy từ đá vôi.

- Phân loại

Bê tông:

Theo dạng chất kết cấu, có:

  • Bê tông xi măng
  • Bê tông silicat
  • Bê tông thạch cao
  • Bê tông dùng chất kết dính đặc biệt
  • Bê tông polime

Theo công dụng, có:

  • Bê tông cốt thép, dùng để đổ móng, dầm nhà, sàn, cột,...
  • Bê tông thủy công, dùng để làm đập nước, phủ mái kênh, công trình dẫn nước,...
  • Bê tông nhẹ, dùng làm kết cấu mái che
  • Bê tông chịu nhiệt, chịu phóng xạ, chịu axit

Theo dạng cốt liệu, có:

  • Bê tông cốt liệu đặc
  • Bê tông cốt liệu đặc biệt
  • Bê tông cốt liệu rỗng

Theo khối lượng thể tích, có:

  • Bê tông đặc biệt, có PV >2500 kg/m2
  • Bê tông nặng, có PV từ 2200 - 2500 kg/m2
  • Bê tông tương đối nặng, có PV từ 1800 - 2200 kg/m2
  • Bê tông nhẹ, có PV từ 500 - 1800 kg/m2

Xi măng:

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5439:2004 thì xi măng được phân loại như sau:

Theo loại và thành phần clanhke, có:

  • Xi măng trên cơ sở clanhke xi măng poóc lăng: xi măng poóc lăng không có phụ gia khoáng (sunphát, dầu khí, ít tỏa nhiệt, trắng) và xi măng poóc lăng có phụ gia khoáng (hỗn hợp, sunphát, ít tỏa nhiệt, puzolan, xỉ hạt lò cao, tro bay, trắng, đá vôi, xây trát).
  • Xi măng trên cơ sở clạnke xi măng alumin: xi măng alumun thông thường, xi măng cao alumin, xi măng đặc biệt cao alumin.
  • Xi măng trên cơ sở clanhke xi măng canxi sunfo aluminat: xi măng nở, xi măng dự ứng lực.
  • Các loại xi măng khác: xi măng chịu axit, xi măng cản xạ.

Theo cường độ chịu nén, có:

  • Xi măng mác cao: từ 50 MPa trở lên
  • Xi măng mác trung bình: từ 30 - 50 MPa
  • Xi măng mác tháp: nhỏ hơn 30 MPa

Theo tốc độ đóng rắn, có:

  • Xi măng đóng rắn chậm
  • Xi măng đóng rắn bình thường
  • Xi măng đóng rắn nhanh
  • Xi măng đóng rắn rất nhanh

Theo thời gian đông kết, có:

  • Xi măng đông kết chậm (> 2 giờ)
  • Xi măng đông kết bình thường (45 phút - 2 giờ)
  • Xi măng đông kết nhanh (< 45 phút).

\> Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn lựa chọn xi măng xây nhà phù hợp.

Để được tư vấn thêm cách chọn xi măng hoặc cách làm bê tông, liên hệ: Liên hệ tư vấn: 0947.005.617

Tại sao phải định mức vật liệu cho bê tông?

- Để đảm bảo chất lượng cho bê tông và công trình

Chất lượng của công trình được quyết định chủ yếu bởi bê tông. Còn chất lượng của bê tông lại được quyết định bởi các thành phần tạo nên nó. Các yếu tố nói lên chất lượng của bê tông đó là: độ bền, khả năng kết dính, tuổi thọ, khả năng chống chọi với môi trường, khả năng thấm nước, tính chịu nhiệt,... Vì vậy, không chỉ xi măng mà các nguyên vật liệu khác tạo nên bê tông cũng phải được tính toán tỷ lệ chính xác.

- Để chuẩn bị nguyên vật liệu đầy đủ

Để tránh tình trạng thừa vật liệu gây lãng phí hay thiếu vật liệu ảnh hưởng đến tiến độ thi công thì việc chuẩn bị nguyên vật liệu đầy đủ là điểu cần thiết. Muốn vậy, gia chủ/chủ đầu tư cần phải biết được công trình được tạo thành bởi bao nhiêu khối bê tông và 1 khối bê tông cần bao nhiêu xi măng, cát, đá, sỏi, nước,...

Một m3 bê tông cần bao nhiêu xi măng

- Để dự trù kinh phí xây dựng

Xây dựng công trình thường tiêu tốn rất nhiều chi phí. Việc lập bảng dự trù kinh phí xây dựng sẽ giúp gia chủ/chủ đầu tư biết được cần bao nhiêu chi phí để hoàn thành được công trình này. Ngoài ra, một bảng dự trù kinh phí đầy đủ và chính xác sẽ giúp hạn chế việc phát sinh ngoài ý muốn, kiểm soát quy trình, vật tư chặt chẽ hơn và chủ động tài chính.

Muốn vậy, gia chủ/chủ đầu tư phải biết được 1 khối bê tông sẽ cần những nguyên vật liệu nào, tỷ lệ cụ thể là bao nhiêu. Đồng thời, tìm hiểu giá cả của các nguyên vật liệu đó thì sẽ biết được chi phí dùng để xây dựng công trình.

1 mét khối bê tông cần bao nhiêu xi măng và vật liệu khác?

Tùy vào loại công trình và mục đích sử dụng của bê tông mà tỷ lệ xi măng + vật liệu khác tạo thành bê tông sẽ có sự khác nhau.

Bạn có thể tham khảo bảng định lượng do Bộ Xây dựng ban hành tại Công văn 1776/BXD-VP sau đây:

- Đối với loại bê tông mác 100 - 300, sử dụng xi măng PCB30, độ sụt 6-8cm

Đối với đá 1x2cm

Mác bê tông Xi măng (kg) Cát vàng (m3) Đá dăm (m3) Nước (lít) Phụ gia 100 230 0,494 0,903 195 0 150 296 0,475 0,881 195 0 200 361 0,450 0,866 195 0 250 343 0,415 0,858 195 0 300 458 0,424 0,861 181 0

Đối với đá 2x4cm

Mác bê tông Xi măng (kg) Cát vàng (m3) Đá dăm (m3) Nước (lít) Phụ gia 100 218 0,501 0,896 185 0 150 281 0,478 0,882 185 0 200 342 0,455 0,867 185 0 250 405 0,427 0,858 185 0 300 427 0,441 0,861 169 0

- Đối với loại bê tông mác 200, sử dụng xi măng PC40, độ sụt 2 - 4cm

Kích thước đá Xi măng (kg) Cát vàng (m3) Đá dăm (m3) Nước (lít) Phụ gia 0,5x1cm 296 0,489 0,888 195 0 1x2cm 281 0,493 0,891 185 0

Công thức trộn bê tông chính xác

Công thức để trộn bê tông thường được áp dụng nhất là = 1 bao xi măng + 4 cát + 6 đá. Tuy nhiên, tùy vào mục đích sử dụng bê tông mà công thức trộn sẽ có sự khác nhau nhất định.

  • Đối với bê tông mác 200kg/cm2 = 1 bao xi măng + 4 thùng cát + 6 thùng đá
  • Đối với bê tông mác 250kg/cm2 = 1 bao xi măng + 3 thùng cát + 5 thùng đá
  • Đối với bê tông mác 300kg/cm2 = 1 bao xi măng + 2 thùng cát + 4 thùng đá.

Lưu ý: 1 bao xi măng = 50kg; 1 thùng có dung tích 18 lít (thường sử dụng thùng sơn 18 lít làm tiêu chuẩn).

Công thức nói trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết 1 mét khối bê tông cần bao nhiêu xi măng và vật liệu khác thì còn phải căn cứ vào mục đích sử dụng bê tông để làm gì thì mới đưa ra được con số chính xác nhất.

1 m3 bê tông hết bao nhiêu xi măng?

Nước (lít) 1 khối bê tông mác 150 cần 288,025 Kg xi măng + 0,505 m³ cát + 0,913 m³ đá (1 x 2cm) + 185 lít nước (không có một công thức cố định nào về tỷ lệ nước trong bê tông).

1m3 bê tông mác 100 cần bao nhiêu xi măng?

Định mức cấp phối vật liệu cho 1m3 bê tông mác 100, 150, 200, 250, 300 xi măng PC30.

1m3 bê tông mác 150 cần bao nhiêu xi măng?

Công thức tính đơn giản như sau: Ví dụ để có được một khối 1m3 bê tông mác 150 sẽ cần tới 288,025 kg (xi măng) + 0,505 m³ (cát) + 0,913 m³ (đá 1 x 2cm) + 185 lít (nước).

1 bao xi măng là bao nhiêu m3?

Một bao xi măng được sản xuất hiện nay có khối lượng là 50kg, tính trung bình xi măng bằng 1,5T/m3. Khi tiến hành trộn vữa thì khối lượng của 1 bao xi măng sẽ tương ứng với tỉ lệ các, đá, sỏi tương ứng.