Một lớp tiếng anh nên có bao nhiêu học sinh

Phóng viên Báo Thanh Niên đã trao đổi với Sở GD-ĐT TP.HCM về vấn đề trên. Ngày 20.7, Sở GD-ĐT TP.HCM có văn bản trả lời Báo Thanh Niên cụ thể về các loại hình dạy học tiếng Anh tại các trường tiểu học công lập từ lớp 1 tới lớp 5, kèm mức thu tối đa và hướng dẫn phụ huynh cách chọn, đăng ký.

Các loại hình dạy học tiếng Anh trong trường tiểu học

Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết hiện có các loại hình dạy học tiếng Anh trong trường tiểu học như sau:

  • Tiếng Anh tự chọn lớp 1 và 2 theo chương trình GDPT 2018;
  • Tiếng Anh lớp 3 và 4 theo chương trình GDPT 2018;
  • Tiếng Anh lớp 5 tiếp tục các chương trình đang thực hiện của năm học trước (2022-2023) và kết thúc vào năm học 2024-2025 để thực hiện chương trình tiếng Anh lớp 5 theo chương trình GDPT 2018;
  • Tiếng Anh nâng cao (theo hình thức xã hội hóa giáo dục, không bắt buộc) sau khi hoàn tất chương trình tiếng Anh của Bộ GD-ĐT nói trên.

Một lớp tiếng anh nên có bao nhiêu học sinh

Học sinh tiểu học TP.HCM học tiếng Anh với giáo viên người nước ngoài

Đ.N.T

Thời lượng và nội dung dạy học tiếng Anh như thế nào?

Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, đối với học sinh khối lớp 1 và lớp 2, thời lượng tiếng Anh từ 2-8 tiết/tuần. Trong đó, chương trình tiếng Anh tự chọn theo chương trình GDPT 2018 được thực hiện 2 tiết/tuần theo nội dung chương trình và các sách giáo khoa được Bộ GD-ĐT thẩm định. Còn chương trình tiếng Anh tự chọn theo chương trình GDPT 2018 nâng cao (theo hình thức xã hội hóa giáo dục, không bắt buộc), cụ thể như sau:

  • Thực hiện 2 tiết/tuần theo nội dung chương trình và các sách giáo khoa được Bộ GD-ĐT thẩm định;
  • Từ tiết 3 đến tiết 8 là theo hình thức xã hội hóa giáo dục, tự nguyện, không bắt buộc sau khi đã hoàn thành các tiết học tiếng Anh theo chương trình GDPT 2018 (có thể là 2 tiết, 4 tiết hoặc 6 tiết).

Đối với học sinh khối lớp 3 và lớp 4: Thời lượng các tiết tiếng Anh từ 4-8 tiết/tuần.

Trong đó, tiếng Anh lớp 3 và lớp 4 theo chương trình GDPT 2018 được thực hiện 4 tiết/tuần theo nội dung chương trình và các sách giáo khoa được Bộ GD-ĐT thẩm định.

Còn tiếng Anh lớp 3 và lớp 4 chương trình GDPT 2018 nâng cao (theo hình thức xã hội hóa giáo dục, không bắt buộc), cụ thể:

  • Thực hiện 4 tiết/tuần theo nội dung chương trình và các sách giáo khoa được Bộ GD-ĐT thẩm định;
  • Từ tiết 5 đến tiết 8 là theo hình thức xã hội hóa giáo dục, tự nguyện, không bắt buộc sau khi đã hoàn thành các tiết học tiếng Anh theo chương trình GDPT 2018 (có thể là 2 tiết hoặc 4 tiết).

Đối với học sinh khối lớp 5: Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết thời lượng dạy học tiếng Anh từ 4-8 tiết/tuần. Tiếp tục cuốn chiếu các chương trình đang thực hiện và kết thúc vào năm học 2024-2025 để thực hiện chương trình tiếng Anh lớp 5 theo chương trình GDPT 2018.

Một lớp tiếng anh nên có bao nhiêu học sinh

Phụ huynh quan tâm tại TP.HCM hiện có mấy loại hình dạy tiếng Anh trong trường tiểu học công lập

Đ.N.T

Mức thu các chương trình tiếng Anh trong trường tiểu học ra sao?

Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết các khoản thu sẽ được thực hiện theo nghị quyết quy định các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập năm học 2023-2024 của HĐND TP.HCM.

Các khoản thu, mức thu trong năm học 2023-2024

Như Báo Thanh Niên đã đăng tải, HĐND TP.HCM hôm 12.7 đã thông qua nghị quyết quy định các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập năm học 2023-2024.

Theo đó, đối với nhóm 1 (học sinh tại các trường ở TP.Thủ Đức và quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân):

Các khoản thu phục vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ học chính khóa, bao gồm 7 khoản thu:

  1. Tiền tổ chức dạy học 2 buổi/ngày: Mức thu không quá 150.000 đồng/học sinh/tháng ở bậc tiểu học, không quá 200.000 đồng ở bậc THCS và không quá 300.000 đồng/tháng ở bậc THPT
  2. Tiền tổ chức dạy tăng cường môn ngoại ngữ: Mức thu quy định không quá 100.000 đồng/tháng ở bậc tiểu học, không quá 200.000 đồng/tháng ở bậc THCS và không quá 300.000 đồng/tháng ở bậc THPT
  3. Tiền tổ chức dạy tin học: mức thu dao động từ 50.000-240.000 đồng/tháng.
  4. Tiền tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa (năng khiếu, thể dục tự chọn, câu lạc bộ, kỹ năng sống, STEM, học bơi, học ngoại ngữ với người nước ngoài, học ngoại ngữ sử dụng phần mềm bổ trợ, học ngoại ngữ thông qua toán và khoa học): Mức thu từ 80.000-800.000 đồng/tháng tùy lớp, môn
  5. Tiền tổ chức dạy học nghề tại các cơ sở giáo dục thường xuyên: 10.000 đồng/tiết
  6. Tiền tổ chức dạy bổ sung kiến thức tại các cơ sở giáo dục thường xuyên: 10.000 đồng/tiết
  7. Tiền tổ chức nuôi dạy trẻ mầm non trong hè: 500.000 đồng/tuần

Các khoản thu phục vụ cho hoạt động giáo dục thực hiện theo các đề án gồm 4 khoản thu:

  1. Tiền tổ chức các lớp học theo Đề án "Dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam": Mức thu 3,6 triệu đồng/tháng với cấp tiểu học và THCS, 8,5 triệu đồng/tháng với cấp THPT.
  2. Tiền tổ chức các lớp học theo Đề án tin học quốc tế: 120.000-180.000 đồng/tháng
  3. Tiền tổ chức thực hiện Đề án trường thực hiện chương trình chất lượng cao "Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế": 1.725.000 đồng/tháng
  4. Tiền thực hiện chương trình kích cầu đầu tư: 210.000 đồng/tháng

Các khoản thu dịch vụ phục vụ cho hoạt động bán trú gồm 5 khoản thu:

  1. Tiền tổ chức phục vụ, quản lý và vệ sinh bán trú: 250.000-550.000 đồng/tháng
  2. Tiền phục vụ ăn sáng: 60.000-220.000 đồng/tháng
  3. Tiền mua sắm thiết bị, vật dụng phục vụ học sinh bán trú: 200.000-450.000 đồng/năm
  4. Tiền giữ trẻ mầm non ngoài giờ: 12.000 đồng/giờ
  5. Tiền công trả lương cho nhân viên nuôi dưỡng: 160.000-260.000 đồng/tháng

Các khoản thu hỗ trợ cho cá nhân học sinh gồm 10 khoản thu:

  1. Tiền mua sắm đồng phục học sinh: 200.000-500.000 đồng/bộ
  2. Tiền học phẩm-học cụ-học liệu: 300.000-600.000 đồng/năm
  3. Tiền suất ăn trưa bán trú: 35.000 đồng/ngày
  4. Tiền suất ăn sáng: 20.000 đồng/ngày
  5. Tiền nước uống: 20.000 đồng/tháng
  6. Tiền khám sức khỏe học sinh ban đầu (bao gồm khám nha học đường): 50.000-70.000 đồng/năm
  7. Tiền sử dụng máy lạnh của lớp học có máy lạnh (tiền điện, chi phí bảo trì máy lạnh): 35.000-50.000 đồng/tháng
  8. Tiền dịch vụ tiện ích ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số: 110.000 đồng/tháng
  9. Tiền trông giữ xe học sinh: 2.000 đồng/lượt
  10. Tiền tổ chức xe đưa rước học sinh: 8.000-10.000 đồng/km

Đối với học sinh nhóm 2 (học sinh tại các trường ở các huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ), mức thu tối đa các khoản thấp hơn khoảng 10.000-50.000 đồng so với nhóm 1.

HĐND TP.HCM cũng quy định các mức thu quy định tại nghị quyết là mức thu tối đa. Tùy tình hình thực tế của cơ sở giáo dục và nhu cầu của học sinh, cơ sở giáo dục thống nhất với phụ huynh học sinh mức thu cụ thể nhưng không vượt quá mức thu quy định tại nghị quyết này và không được cao hơn 15% so với năm học 2022-2023.