Moột thành viên có được viết tắt trên hóa đơn năm 2024

Để lập được một hóa đơn điện tử hợp pháp, kế toán cần đặc biệt lưu ý đến những từ được viết tắt và không được viết tắt trên hóa đơn theo quy định. Hãy cùng EasyInvoice tìm hiểu chi tiết vấn đề này tại bài viết dưới đây.

Những danh từ được phép viết tắt trên hóa đơn cần biết

Trong trường hợp khách hàng của bạn có tên hoặc địa chỉ rất dài khiến cho việc lập hóa đơn trở nên lúng túng, không biết phải thể hiện thế nào trên hóa đơn cho đúng và đủ. (Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại dịch vụ du lịch cửa hàng An Na Mi Te)

Nếu gặp trường hợp trên, bạn bắt buộc phải viết tắt thông tin doanh nghiệp nhưng viết tắt sao cho hợp lệ thì cần căn cứ theo điểm b khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi điểm b khoản 2 Thông tư 39/2014/TT-BTC. Lưu ý khi kế toán thực hiện lập hóa đơn thì những thông tin của khách hàng như tên – địa chỉ phải đảm bảo được tính xác định chính xác người mua và người bán.

Dưới đây là những từ được phép viết tắt trên hóa đơn, cụ thể:

STT TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT VIẾT TẮT THÀNH 1 Xã X 2 Phường P 3 Thị trấn TT 4 Quận Q 5 Huyện H 6 Thị xã TX 7 Thành phố TP 8 Việt Nam VN 9 Cổ phần CP 10 Trách nhiệm hữu hạn TNHH 11 Khu công nghiệp KCN 12 Sản xuất SX 13 Chi nhánh CN

Trên đây là 13 danh từ bạn được phép viết tắt trên hóa đơn. Như vậy, tên công ty ở trên có thể viết tắt thành: “Công ty TNHH một thành viên TMDV du lịch cửa hàng An Na Mi Te”.

Tuy nhiên để đảm bảo tính hợp pháp, khi lập hóa đơn kế toán cần chú ý lập đầy đủ thông tin về thông tin số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố để có thể xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiêp, phù hợp với đăng ký thuế và kinh doanh.

Một số lưu ý không được làm trên hóa đơn

Thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp mắc phải vi phạm hành chính vì một lỗi nhỏ trên hóa đơn như tẩy xóa, sửa nội dung hay viết tắt những từ không được phép. Vì vậy, khi lập hóa đơn bạn cần đặc biệt lưu ý đến 4 điều dưới đây:

Thứ nhất, bạn chỉ được phép viết tắt 13 danh từ đã liệt kê ở trên. Những nội dung về nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ thì tuyệt đối không được dùng bút tẩy xóa, gạch sửa nội dung và không được viết tắt.

Thứ hai, là cách thức viết hóa đơn. Kế toán không không được để trống trên hóa đơn, nếu có phải gạch chéo.

Thứ ba, đối với những chứng từ đã bị sửa sai, tẩy xóa thì tất nhiên sẽ không có giá trị trong thanh toán, không có giá trị pháp lý.

Thứ tư, khi lập sai hóa đơn phải thực hiện hủy bỏ, lưu trữ và lập thay thế hóa đơn mới

Bài viết trên là quy định về các từ được viết và không được viết tắt trên hóa đơn kế toán cần biết. Thời gian chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn đang bước vào thời điểm vô cũng gấp rút, để có bước chuyển đổi thuận lợi, hiệu quả và tiết kiệm hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline 0981 772 388 để được hỗ trợ miễn phí.

Từ ngày 01/07/2022 Nghị định 123 bắt đầu có hiệu lực và các từ nào được phép viết tắt trên hóa đơn ?

Moột thành viên có được viết tắt trên hóa đơn năm 2024
Trên hóa đơn năm 2022 những từ nào được phép viết tắt ?

1. Danh sách các từ được phép viết tắt trên hóa đơn

Căn cứ khoản 5 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2022), trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: “Phường” thành “P”; “Quận” thành “Q”, “Thành phố” thành “TP”, “Việt Nam” thành “VN” hoặc “Cổ phần” là “CP”, “Trách nhiệm Hữu hạn” thành “TNHH”, “khu công nghiệp” thành “KCN”, “sản xuất” thành “SX”, “Chi nhánh” thành “CN”… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.

Đồng thời cần lưu ý về tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua trên hóa đơn như sau:

Thứ nhất, trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế thì tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua thể hiện trên hóa đơn phải ghi theo đúng tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.

Thứ hai, trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua. Một số trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đặc thù cho người tiêu dùng là cá nhân quy định tại khoản 14 Điều 10 Nghị định 123/2022/NĐ-CP thì trên hóa đơn không phải thể hiện tên, địa chỉ người mua. Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài đến Việt Nam thì thông tin về địa chỉ người mua có thể được thay bằng thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất nhập cảnh và quốc tịch của khách hàng nước ngoài.

STT

TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT

VIẾT TẮT THÀNH

1

X

2

Phường

P

3

Thị trấn

TT

4

Quận

Q

5

Huyện

H

6

Thị xã

TX

7

Thành phố

TP

8

Việt Nam

VN

9

Cổ phần

CP

10

Trách nhiệm hữu hạn

TNHH

11

Khu công nghiệp

KCN

12

Sản xuất

SX

13

Chi nhánh

CN

2. Một số lưu ý về số hóa đơn

Căn cứ khoản 3 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, về số hóa đơn cần lưu ý các nội dung sau:

Thứ nhất, số hóa đơn là số thứ tự được thể hiện trên hóa đơn khi người bán lập hóa đơn. Số hóa đơn được ghi bằng chữ số Ả-rập có tối đa 8 chữ số, bắt đầu từ số 1 vào ngày 01/01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm có tối đa đến số 99 999 999. Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn trong cùng một ký hiệu hóa đơn và ký hiệu mẫu số hóa đơn. Riêng đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thì số hóa đơn được in sẵn trên hóa đơn và người mua hóa đơn được sử dụng đến hết kể từ khi mua.

Trường hợp tổ chức kinh doanh có nhiều cơ sở bán hàng hoặc nhiều cơ sở được đồng thời cùng sử dụng một loại hóa đơn điện tử có cùng ký hiệu theo phương thức truy xuất ngẫu nhiên từ một hệ thống lập hóa đơn điện tử thì hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn.

Thứ hai, trường hợp số hóa đơn không được lập theo nguyên tắc nêu trên thì hệ thống lập hóa đơn điện tử phải đảm bảo nguyên tắc tăng theo thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập, sử dụng một lần duy nhất và tối đa 8 chữ số.

3. Yêu cầu về tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán

Căn cứ khoản 4 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trên hóa đơn phải thể hiện tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán theo đúng tên, địa chỉ, mã số thuế ghi tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.