Mồ hôi bị kiến bu là bệnh gì năm 2024

Tỷ lệ trao đổi chất ở những người bệnh đái tháo đường cao bởi vì họ đổ mồ hôi rất nhiều và liên tục cảm thấy đói trong mùa hè.

Mồ hôi bị kiến bu là bệnh gì năm 2024

Thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu lạ ở chân. Ảnh: dailymedicalinfo.com

Thời tiết nắng nóng của mùa hè gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người, đối với bệnh nhân bị đái tháo đường thì ảnh hưởng sẽ lớn hơn rất nhiều so với những người khác không bị bệnh.

Các chuyên gia về bệnh đái tháo đường cho hay, tỷ lệ trao đổi chất ở những người bệnh đái tháo đường cao bởi vì họ đổ mồ hôi rất nhiều và liên tục cảm thấy đói trong mùa hè. Một số hướng dẫn giúp người mắc bệnh đái tháo đường không phải quá lo lắng trong mùa hè.

Chăm sóc da

Những người bị bệnh đái tháo đường nếu không kiểm soát tốt sẽ dễ bị nhiễm trùng da ở các dạng khác nhau như áp xe, mụn nhọt, mức độ từ nhẹ đến nguy hiểm. Các chuyên gia đái tháo đường cho biết: Vì mồ hôi quá nhiều nên đàn ông bị đái tháo đường có thiên hướng phát triển nấm candida quanh háng. Còn phụ nữ bị đái tháo đường thì dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Những vấn đề về da có thể tránh được bằng cách áp dụng các biện pháp phòng chống đơn giản sau: Tắm hàng ngày nhằm ngăn chặn vi khuẩn, nấm phát triển trên da. Tránh mặc trang phục bằng sợi tổng hợp, nên mặc đồ bằng cotton cho thoáng khí và thấm mồ hôi. Cần duy trì mức độ đường huyết phù hợp thông qua chế độ ăn uống và luyện tập. Những người bị bệnh đái tháo đường không kiểm soát tốt sẽ dễ mặc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp.

Chăm sóc bàn chân

Những người mắc bệnh đái tháo đường lâu năm dễ bị viêm loét bàn chân, chấn thương và nhiễm trùng chân bởi vì họ kiểm soát đường huyết kém, đặc biệt là ở nhiệt độ bất lợi (cực lạnh hoặc nóng). Vì thế, người bệnh đái tháo đường phải đặc biệt lưu ý đến đôi chân của mình và tránh phát triển nhiễm trùng chân.

Khi đi giày dép mùa hè chúng ta dễ bị ra mồ hôi chân khiến chân bị ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển. Do quá nóng một số người còn đi chân trần nên việc bị tổn thương bàn chân do dẫm phải các vật sắc nhọn rất dễ xảy ra. Cần luôn đảm bảo rửa chân sạch sẽ và giữ khô, tránh để chân bị tổn thương và phải thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu lạ ở chân.

Phòng ngừa mất nước

Thời tiết nóng bức làm cho cơ thể đổ mồ hôi nhiều dẫn đến mất nước. Nếu người mắc bệnh đái tháo đường không uống đủ nước, sẽ làm giảm lượng nước trong máu làm máu bị cô đặc, đường máu tăng và sẽ sản sinh xeton. Khi đường máu tăng, cơ thể người mắc bệnh đái tháo đường sẽ tăng bài tiết nước tiểu dẫn đến tình trạng mất nước ngày càng trầm trọng hơn. Trong trường hợp nặng, mất nước có thể ảnh hưởng đến chức năng của não và các cơ quan khác.

Uống nhiều nước là cách tốt nhất để đối phó với mất nước nhẹ xảy ra dưới cái nóng mùa hè. Cơ thể đủ nước cũng giúp ngăn ngừa các biến động lượng đường trong máu cũng như các biến chứng như kiệt sức vì nóng hoặc đột quỵ nhiệt.

Tuy nhiên, cần tránh sử dụng đồ uống có gas, nước ép trái cây, rượu và cafein. Tập thể dục là một phần thiết yếu để quản lý bệnh đái tháo đường type 2.

Trên thế giới, ngày càng có nhiều người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là ở các nước phát triển. Sự thiếu hụt insulin và tăng lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường có thể gây ra những bất thường trong việc chuyển hóa, mạch máu, thần kinh và miễn dịch. Khi lượng đường trong máu mất kiểm soát, các cơ quan có thể bị tổn thương là tim, thận, hệ thần kinh, mắt và da.

Mồ hôi bị kiến bu là bệnh gì năm 2024

(Ảnh minh họa)

3 biểu hiện bất thường trên da cho thấy sự mất kiểm soát lượng đường trong máu

1. Da bị ngứa

Ngứa là một trong những triệu chứng ban đầu của các tổn thương trên da. Ở giai đoạn đầu, người mắc bệnh tiểu đường sẽ bị ngứa da toàn thân, cảm giác khó chịu, bứt rứt. Triệu chứng này thậm chí vẫn xuất hiện dù da không bị khô nẻ. Ngoài ra, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường rất dễ bị ngứa âm đạo.

2. Đốm da ở xương chày

Triệu chứng này xuất hiện phổ biến hơn ở bệnh nhân tiểu đường cao tuổi. Biểu hiện là các đốm, khoảng tăng sắc tố màu đỏ sẫm ở chi dưới, về sau nổi vảy bong tróc trên bề mặt da, rồi tự lành dần, nhưng tái phát nhiều lần.

3. Dễ đổ mồ hôi

Dù không phải làm việc nặng nhọc hay không ở dưới thời tiết quá nóng vẫn đổ mồ hôi, nhưng một số bệnh nhân tiểu đường vẫn đổ mồ hôi, nguyên nhân có thể là vì các tổn thương trên da.

Bệnh tiểu đường gây rối loạn chức năng thần kinh do rối loạn chuyển hóa glucose, dẫn đến hưng phấn thần kinh giao cảm và tuyến mồ hôi tiết ra bất thường. Trong trường hợp này, người bệnh rất dễ để đổ mồ hôi.

Mồ hôi bị kiến bu là bệnh gì năm 2024

3 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

1. Uống rượu bia

Rượu bia chứa rất nhiều calo, khi uống vào sẽ chuyển hóa thành đường huyết trong cơ thể khiến lượng đường trong máu tăng cao. Ngoài ra, rượu bia cần chuyển hóa ở gan, gây cản trở quá trình tổng hợp glycogen ở gan, làm lượng đường trong máu giảm chậm.

2. Tâm trạng giận dữ

Xã hội hiện đại với nhiều áp lực khiến tâm trạng của con người dễ dàng thay đổi, thậm chí nhiều người còn rất dễ nổi nóng. Tuy nhiên cần biết, việc thay đổi cảm xúc có thể gây ra những bất thường về nội tiết, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Mồ hôi bị kiến bu là bệnh gì năm 2024

3. Thức khuya

Ngày nay, nhiều người thích thức khuya vì công việc và những lý do khác. Song thức khuya rất có hại cho sức khỏe, dễ khiến cơ thể bị rối loạn nội tiết. Tiểu đường là một bệnh về nội tiết và chuyển hóa. Do đó, khi cơ thể bị rối loạn nội tiết thì khả năng mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng cao.

Làm 2 việc này mỗi ngày có thể giúp giảm lượng đường trong máu

1. Tập thể dục đúng cách

Đối với bệnh nhân tiểu đường, tập thể dục là cách tốt để giảm lượng đường trong máu. Tập thể dục thường xuyên không chỉ thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể mà còn giúp cải thiện khả năng miễn dịch. Tập thể dục cũng đẩy nhanh quá trình tiêu hao mỡ thừa và calo trong cơ thể, giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.

Mồ hôi bị kiến bu là bệnh gì năm 2024

2. Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt

Nếu hàng ngày, bệnh nhân tiểu đường dùng các món ăn quá mềm nhuyễn, thức ăn sẽ được hấp thụ nhanh chóng, dễ dẫn đến tăng nhanh đường huyết. Vì vậy, người mắc bệnh này nên ăn thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt hàng ngày.

Chất xơ có trong ngũ cốc nguyên hạt giúp trì hoãn sự gia tăng lượng đường trong máu, đặc biệt là sau bữa ăn. Chất xơ là chất khó hấp thụ, sau khi vào dạ dày của cơ thể, nó có thể giúp ức chế tốc độ hấp thụ của glucose, từ đó giúp trì hoãn sự gia tăng lượng đường trong máu.