Mô hình đánh giá kpi tại vietinbank

Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Chất Lượng Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam

  • Luận Văn Tác Động Của Tăng Trưởng Tín Dụng Đến Nợ Xấu
  • Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam
  • Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
  • Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Cá Nhân Khi Sử Dụng Dịch Vụ Internet Banking
  • Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam

Preview text

BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ HỒNG HUYÊN

VẬN DỤNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED

SCORECARD) ĐỂ ĐO LƯỜNG THÀNH QUẢ TẠI

NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

.

Thành phố Hồ Chí Minh -

BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ HỒNG HUYÊN

VẬN DỤNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED

SCORECARD) ĐỂ ĐO LƯỜNG THÀNH QUẢ TẠI NGÂN

HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN

MÃ SỐ: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. ĐOÀN NGỌC QUẾ

Thành phố Hồ Chí Minh -

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU................................................ 5

  1. Các bài nghiên cứu ngoài nước có liên quan...................................................................... 5
  2. Các bài nghiên cứu trong nước có liên quan....................................................................... 6
  3. Khe hổng nghiên cứu................................................................................................................. 9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED SCORECARD- BSC)........................................................................................................................... 11

  1. Lý thuyết về BSC...................................................................................................................... 11

2.1. Sự ra đời của BSC............................................................................................................... 11 2.1. Các phương diện của BSC................................................................................................ 13 2.1. Bản đồ chiến lược................................................................................................................ 17 2.1. Các thước đo và mối quan hệ nhân – quả giữa chúng trong BSC........................ 18

  1. Vai trò của BSC trong DN...................................................................................................... 19

2.2. BSC là một hệ thống đo lường........................................................................................ 19 2.2. BSC là một hệ thống quản lý chiến lược...................................................................... 19 2.2. BSC là một công cụ trao đổi thông tin.......................................................................... 21

  1. Quy trình xây dựng BSC cho một DN............................................................................... 21

2.3. Phát triển các mục tiêu....................................................................................................... 21

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐO LƯỜNG THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI

  • 2.3. Xây dựng bản đồ chiến lược.............................................................................................
  • 2.3. Xác lập các thước đo, chỉ số đo lường cốt lõi.............................................................
  • 2.3. Xác định các chương trình hành động ưu tiên............................................................
  • 2.3. Phân tầng bảng điểm đến các cấp...................................................................................
  • KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................................................
  • VIETINBANK........................................................................................................................................
  • 1. Giới thiệu chung về Vietinbank............................................................................................
    • 3.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Vietinbank.........................................
    • 3.1. Mô hình tổ chức, quản lý của Vietinbank.....................................................................
    • 3.1. Các hoạt động chính của Vietinbank..............................................................................
    • 3.1. Khái quát sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của Vietinbank..................................
    • 3.1. Khái quát thành quả HĐKD năm 2017.........................................................................
  • 1. Thực trạng đo lường thành quả hoạt động của Vietinbank..........................................
    • 3.2. Thực trạng đo lường thành quả hoạt động về phương diện tài chính..................
    • 3.2. Thực trạng đo lường thành quả về phương diện khách hàng.................................
    • 3.2. Thực trạng đo lường thành quả quy trình kinh doanh nội bộ.................................
    • 3.2. Thực trạng đo lường thành quả về phương diện học hỏi và phát triển................
    • 3.2. Đánh giá thực trạng đo lường thành quả hoạt động tại Vietinbank hiện nay
  • để xây dựng mô hình BSC tại Vietinbank...................................................................................... 3. Khảo sát chuyên gia về thực trạng đo lường thành quả hoạt động làm cơ sở
    • 3.3. Khảo sát chuyên gia về chiến lược của Vietinbank giai đoạn 2016 – 2020......
    • 3.3. Khảo sát chuyên gia về các mục tiêu.............................................................................
      • 3.3.2. Khảo sát chuyên gia về các mục tiêu hiện tại của Vietinbank...........................

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BSC: Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard)

BCĐTK: Bảng cân đối tài khoản

BQ: Bình quân

CBTD: Cán bộ tín dụng

CN: Chi nhánh

CNTT: Công nghệ thông tin

CPHĐ: Chi phí hoạt động

DN: DN

DPRR: dự phòng rủi ro

ĐHĐCĐ: Đại hội đồng cổ đông

HĐKD: Hoạt động kinh doanh

HĐQT: Hội đồng quản trị

HTTT: Hệ thống thông tin

KH: Khách hàng

KHCN: Khách hàng cá nhân

KHDN: Khách hàng DN

KHDN VVN: KHDN vừa và nhỏ

KPI: chỉ số đo lường cốt lõi

KTTC: Kế toán tài chính

NHNN: Ngân hàng Nhà nước

NHTM: Ngân hàng thương mại

NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần

NV: NV

PG Bank: Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu

PGD: Phòng giao dịch

QLRR: Quản lý rủi ro

ROAA: Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân

ROAE: Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân

SPDV: sản phẩm dịch vụ

SXKD: Sản xuất kinh doanh

TCKT: Tổ chức kinh tế

TCTD: Tổ chức tín dụng

TK: Tài khoản

Vietinbank: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

VAMC: Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý tài sản của các Tổ

chức tín dụng Việt Nam (Vietnam Asset Management Company)

XLRR: xử lý rủi ro

3 Kết quả phân tích thống kê trên SPSS về các thước đo phươngdiện khách hàng của Vietinbank được khảo sát 53

Kết quả phân tích thống kê trên SPSS về các thước đo cho 3 phương diện quy trình kinh doanh nội bộ của Vietinbank được 55 khảo sát

3.

Kết quả phân tích thống kê trên SPSS về các thước đo phương diện học hỏi và phát triển của Vietinbank được khảo sát 58

4 Bảng tập hợp các mục tiêu theo bốn phương diện của BSC 65

4 Chỉ tiêu KPIs của Vietinbank 2018 79

4 Thang quy đổi điểm các KPI 82

4 BSC cho Vietinbank 83

DANH MỤC HÌNH VẼ Số hiệu Tên hình Trang hình 2 Sử dụng BSC như một hệ thống quản lý chiến lược 12 2 Các mục tiêu trong phương diện KH 15 2 Mô hình chuỗi giá trị chung 16 2 Mối quan hệ giữa các thước đo trong phương diện học hỏi và phát 17 triển 2 Bản đồ chiến lược mẫu 18 2 BSC như là khung chiến lược cho hành động 21 2 Bản đồ chiến lược các mục tiêu 22 3 Sơ đồ tổ chức của Vietinbank 27 4 Bản đồ chiến lược cho Vietinbank 67 4 Mối quan hệ nhân quả giữa các thước đo 78

2

lượng và số lượng dịch vụ, về hiệu quả trong ứng dụng công nghệ thông tin, vấn đề về quản lý rủi ro, nguồn nhân lực và trình độ chuyên môn cho hoạt động dịch vụ ngân hàng... Nguyên nhân là do Vietinbank chủ yếu hướng đến các chỉ tiêu về thành quả hoạt động tài chính mà chưa chú trọng tới những yếu tố như quy trình nghiệp vụ, hệ thống thông tin, hay chất lượng nguồn nhân sự, hay đánh giá NV... nhằm tạo ra các giá trị cho khách hàng dẫn đến vẫn chưa thể đi đầu trong ngành ngân hàng về giá trị mang lại cho khách hàng, và giá trị mang lại cho cổ đông. Quy trình đo lường thành quả của Vietinbank không đo lường được một cách toàn diện thành quả hoạt động ở tất cả mọi mặt về tài chính và phi tài chính của hệ thống như về sự hài lòng khách hàng, quy trình nội bộ, hệ thống thông tin hay đội ngũ NV, mà chủ yếu là đo lường về phương diện tài chính. Hệ thống đo lường hiện tại chưa thực sự xuất phát từ chiến lược của Vietinbank, do đó chưa thể hỗ trợ cho nhà quản trị trong quản lý chiến lược của tổ chức. Nhiều tổ chức đã có được những thành công đáng kể khi sử dụng BSC trong đo lường thành quả hoạt động và triển khai chiến lược hoạt động của mình, và tác giả cũng thấy được đây là công cụ hoàn hảo có thể áp dụng cho hệ thống Vietinbank để đo lường thành quả hoạt động kinh doanh trên các phương diện, giúp nhà quản lý Vietinbank không chỉ đo lường một cách hiệu quả thành quả hoạt động, mà còn từ đó đánh giá và đưa ra chương trình hành động cụ thể để tổ chức đạt thành quả tốt nhất

Tác giả xin đề xuất nghiên cứu đề tài: “Vận dụng bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard) để đo lường thành quả tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” làm đề tài luận văn cao học, và cũng mong muốn đề tài nghiên cứu của mình được vận dụng và mang lại lợi ích thực tiễn, thành công bền vững cho hệ thống Vietinbank nơi mình đang công tác. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hoàn thiện hệ thống đo lường thành quả cho Vietinbank trên bốn phương diện: tài chính; khách hàng; quy trình kinh doanh nội bộ; học hỏi và phát triển trên cơ sở vận dụng BSC.

3

  1. Phương pháp nghiên cứu
  2. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với các phương pháp cụ thể: phương pháp quan sát trực tiếp tài liệu thu thập, tổng hợp được từ ngoài nước và trong nước liên quan đến BSC; các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hợp nhất và các báo cáo nội bộ khác của Vietinbank và sử dụng phương pháp khảo sát chuyên gia về tình hình thực trạng đo lường thành quả hoạt động làm cơ sở cho việc xây dựng BSC.
  3. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tính toán các kết quả khảo sát về mục tiêu chiến lược của Vietinbank; về các thước đo và về mối quan hệ nhân quả giữa chúng; tính toán về các chỉ số đo lường. Qua kết quả thống kê mô tả được xử lý, tác giả tiến hành tổng hợp lại và trình bày kết quả nghiên cứu.
  4. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về BSC và việc sử dụng BSC để đo lường thành quả hoạt động cho Vietinbank.
  5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung xây dựng mô hình BSC trên góc độ toàn hệ thống Vietinbank, không phân tầng bảng điểm ở cấp độ các chi nhánh cụ thể.
  6. Đóng góp mới của đề tài Mỗi ngành kinh tế sẽ có những định hướng kinh doanh khác nhau, và trong mỗi ngành nghề, các tổ chức khác nhau cũng sẽ có những chiến lược kinh doanh không giống nhau.

BSC được xây dựng xuất phát từ chiến lược của mỗi DN. Đề tài nghiên cứu của tác giả hướng đến việc vận dụng BSC vào đo lường thành quả hoạt động của Vietinbank, với chiến lược riêng của Vietinbank, các mục tiêu và thước đo được xây dựng trong đề tài nghiên cứu sẽ hoàn toàn khác với kết quả của các nghiên cứu trước đây về BSC ở những tổ chức khác.

5

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

  1. Các bài nghiên cứu ngoài nước có liên quan
  2. Abu Yahaya, 2009. The role of Balanced Scorecard in UK banks as a performance measurement. Luận văn thạc sĩ. Trường đại học Blekinge Institute of Technology (BTH), Thụy Điển. Bài nghiên cứu cho thấy tác động của phương diện phi tài chính đến hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng ở Anh, một số yếu tố phi tài chính đóng vai trò quan trọng trong hiệu suất hoạt động của ngân hàng như: sự hài lòng KH, quy trình kinh doanh nội bộ, chất lượng đội ngũ NV. Nghiên cứu cũng nhận thấy rằng khuôn khổ BSC còn cung cấp thông tin thêm cho người sử dụng thông tin để đánh giá hiệu suất của các ngân hàng.
  3. Vipul Parikh, 2014. IT Balanced Scorecard in Retail Banking. Báo cáo thực tập, Viện Phát triển và Nghiên cứu Công nghệ Ngân hàng (Institute for Development and Research in Banking Technology -IDRBT), Ấn Độ. Bài nghiên cứu giới thiệu về ngân hàng bán lẻ, các chức năng, vị trí quan trọng của ngân hàng bán lẻ trong nền kinh tế hiện đại, và cung cấp dữ liệu trên phân khúc bán lẻ cho tất cả các loại hình ngân hàng đang hoạt động ở Ấn Độ. Đồng thời giới thiệu tổng quan BSC về khái niệm và cách thức nó được sử dụng để đo lường hiệu suất hoạt động đối với bất kỳ DN nào, điển hình là cho ngân hàng trong trường hợp bài nghiên cứu. Tác giả Vipul Parikh đã phát triển một ma trận với bốn phương diện của BSC cùng các mục tiêu của các ngân hàng trong mỗi phương diện, và các thước đo để đạt được các mục tiêu đó trong ống kính công nghệ thông tin.
  4. Atif Hussain, 2009. Using Balanced Scorecard (BSC) to Improve Quanlity and Performance of Askari Bank: A case Study in Pakistan. Bài báo trình bày một nghiên cứu về việc sử dụng BSC tại ngân hàng Askari như một hệ thống quản trị chiến lược để xác định các vấn đề về chất lượng và hiệu quả bằng cách đưa ra các giả thuyết về những vấn đề cần thay đổi tại ngân hàng Askari (trên các phương diện) để cải thiện chất lượng và hiệu quả, từ đó tiến hành thiết kế nghiên cứu, khảo sát, phỏng vấn và đưa ra kết luận. Từ nghiên cứu, tác giả rút ra các yếu tố cần được thay đổi: tinh chỉnh hơn về chính sách nền tảng, giá trị cốt lõi của tổ chức, quản lý

6

nghề nghiệp... để giữ NV và tạo động lực làm việc cho NV; mối quan hệ giữa người quản lý – NV, tâm lý làm việc cũng cần được điều chỉnh để tạo môi trường làm việc tốt hơn; và bài nghiên cứu cũng đề xuất thay đổi quy trình, phương thức đo lường hiệu quả hoạt động đang được Askari sử dụng trong năm qua; và cuối cùng bài nghiên cứu đề xuất rằng người quản lý được đòi hỏi phải xác định được nhu cầu đào tạo cho NV, giúp NV rút ngắn được khoảng cách về trình độ, hơn cả là với cấp độ hội sở chính; đồng thời cần phải đảm bảo chất lượng đào tạo đội ngũ NV ở khu vực miền Trung và miền Nam. - Mohammed Ibrahim, 2015. Investigating the use of the four perspectives of balanced scorecard (BSC) as technique for assessing performance by Nigerian banks. Journal of accounting and taxation. Bài nghiên cứu là một nỗ lực phân tích việc sử dụng BSC như một phương thức để đạt hiệu quả trong hoạt động ở các ngân hàng Nigeria. Khuôn mẫu về hiệu quả, sự đo lường hiệu quả, thước đo tài chính, thước đo phi tài chính và khuôn mẫu BSC được đưa ra để nghiên cứu. Những vấn đề khác như bốn phương diện của BSC và nghiên cứu thực nghiệm về tác dụng của BSC như một phương thức để đạt hiệu quả hoạt động cũng được chú trọng đến. Kết luận của nghiên cứu đưa ra là việc đo lường hiệu suất hoạt động của các ngân hàng này sẽ không được đảm bảo nếu không dựa trên mối liên kết bốn phương diện của BSC.

  1. Các bài nghiên cứu trong nước có liên quan
    • jguyễn Thảo Trang, 2011. Ứng dụng thẻ điểm cân bằng để quản lý hiệu suất công việc tại Ngân hàng TMCP Á Châu. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế TP. HCM Đề tài này trình bày các lý thuyết cơ bản về BSC và quản lý hiệu suất công việc, điều kiện áp dụng BSC cho DN, một số bài học kinh nghiệm trong việc ứng dụng BSC. Sau đó trình bày thực trạng quản lý hiệu suất tại ngân hàng TMCP Á Châu và tiến hành xây dựng BSC, các chương trình hành động. Hạn chế của đề tài là chưa đưa ra được quy trình và cách thức vận hành BSC cho việc đánh giá hiệu suất công việc.

8

khảo sát thực trạng mà chưa thiết kế mô hình đánh giá cụ thể, các giải pháp đưa ra cũng khá sơ sài. - Phan Thị Lan Anh, 2014. Ứng dụng phương pháp thẻ cân bằng điểm để đánh giá hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Võ Văn Ngân. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học công nghiệp TP HCM. Luận văn trình bày tổng quát các lý luận liên quan đến BSC, tình hình áp dụng BSC tại một số DN Việt Nam. Sau đó tiến hành các bước để xây dựng BSC cho Techcombank chi nhánh Võ Văn Ngân, các vấn đề khi áp dụng. - Phan Thị Hoài Biên, 2014. Ứng dụng thẻ điểm cân bằng trong triển khai thực thi chiến lược tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế TPồ Chí Minh. Đề tài luận văn thực hiện dựa trên chiến lược đã đề ra của Vietcombank và khảo sát ý kiến chuyên gia để xây dựng BSC cho Vietcombank Chi nhánh Đồng Nai. Ngoài ra, luận văn còn tiến hành áp dụng thí điểm BSC đã xây dựng để đưa vào áp dụng đánh giá thành quả hoạt động của Vietcombank chi nhánh Đồng Nai. Tuy nhiên bài nghiên cứu chỉ mới dừng ở một đơn vị kinh doanh của hệ thống Vietinbank mà không thực hiện xây dựng BSC cho toàn hệ thống. - Nguyễn Thị Phương Hà, 2014. Hoàn thiện hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc của NV theo mô hình thẻ điểm cân bằng tại ngân hàng TMCP Á Châu. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế TPồ Chí Minh. Đề tài đã hệ thống cơ bản lý luận về BSC, phân tích thực trạng đánh giá hiệu quả làm việc của NV tại ngân hàng TMCP Á Châu, từ đó đưa ra nhận xét về thực trạng trên 4 phương diện tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển và đưa ra giải pháp hoàn thiện cho hệ thống đánh giá thành quả NV theo mô hình BSC. Luận văn chỉ dừng lại ở việc đưa ra giải pháp hoàn thiện cho việc đánh giá ở từng phương diện theo BSC mà chưa trình bày được các bước tiến hành xây dựng lên BSC cho ngân hàng. - Hoàng Kim Dung, 2015. Áp dụng thẻ điểm cân bằng trong quản trị chiến lược tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Luận văn thạc sĩ. Học viện Công nghệ bưu chính

Viễn Thông. Với hầu hết các đề tài trước đó là nghiên cứu về các đơn vị bước

9

đầu triển khai xây dựng và áp dụng BSC, đề tài có sự khác biệt với hướng nghiên cứu về TP Bank – một đơn vị đang áp dụng BSC trong quản trị chiến lược. Đề tài đã trình bày một cách hệ thống hóa lý luận về chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược kinh doanh của DN, BSC và ý nghĩa của BSC với DN, sau đó nghiên cứu về thực trạng áp dụng công cụ BSC tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TP Bank). Luận văn cũng đưa ra những nhận xét và đánh giá về kết quả của việc áp dụng BSC trong quản trị chiến lược tại TP Bank tuy nhiên ý kiến còn rất sơ xài và chưa có dẫn giải cụ thể. Đề tài có đưa ra được những giải pháp có giá trị giúp góp phần hoàn thiện ứng dụng BSC trong quản trị chiến lược tại TP Bank. - Phạm Thị Ngọc Yến, 2015. Vận dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) trong đo lường và đánh giá thành quả hoạt động tại Ngân hàng TMCP An Bình. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đã đưa ra những nhận định về thành quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng hệ thống đo lường thành quả hoạt động tại Ngân hàng TMCP An Bình. Từ đó trình bày vận dụng BSC để xây dựng hệ thống đo lường, đánh giá ở từng phương diện của BSC và đưa ra quan điểm, giải pháp để vận dụng BSC trong đo lường, đánh giá thành quả hoạt động.

  1. Khe hổng nghiên cứu

BSC được xuất phát từ các chiến lược của mỗi DN, do đó với mỗi DN khác nhau với những chiến lược cạnh tranh khác nhau thì BSC được xây dựng cũng khác nhau. Các nghiên cứu trong nước trước đây đã trình bày khá chi tiết lý luận về BSC và việc sử dụng BSC để quản trị chiến lược cũng như đánh giá hay đo lường thành quả hoạt động kinh doanh tại các DN. Tuy nhiên hiện nay đối với ngành ngân hàng, các nghiên cứu về vận dụng BSC còn rất ít. Đối với Vietinbank, chưa có nghiên cứu nào để vận dụng BSC cho vấn đề đo lường thành quả hoạt động.

Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đã công bố liên quan đến BSC, định hướng nghiên cứu trong luận văn của tác giả là xuất phát từ chiến lược của Vietinbank để tiến hành xác định các mục tiêu, thước đo và vận dụng mô hình BSC cho vấn đề đo