Mệnh giá tiền là gì

1. Tiền tệ là gì?

Tiền tệ là một phạm trù lịch sử, nó là sản phẩm tự phát của nền kinh tế hàng hóa, sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị. Đồng thời cũng là sản phẩm của sự phát triển mâu thuẫn giữa lao động và phân công lao động xã hội trong sản xuất hàng hóa. Sự ra đời và phát triển của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa.

Theo Mac, tiền tệ là một thứ hàng hoá đặc biệt, được tách ra khỏi thế giới hàng hoá, dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hoá khác. Nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội và biểu hiệnquan hệ sản xuấtgiữa những người sản xuất hàng hóa.

Theo Mác, tiền tệ xuất hiện sau một quá trình phát triển lâu dài của trao đổi và các hình thái giá trị. Quá trình phát triển của các hình thái giá trị để đi đến hình thái giá trị diễn ra như sau:

Mục lục

  • 1 Từ nguyên
  • 2 Lịch sử
    • 2.1 Thời thuộc Pháp
    • 2.2 Thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám
      • 2.2.1 Từ 1945 – 1954
      • 2.2.2 Từ 1954 – 1975
    • 2.3 Sau 1975
  • 3 Chính sách tỷ giá hối đoái
    • 3.1 Phá giá
  • 4 Các mệnh giá đang lưu hành
    • 4.1 Tiền giấy
    • 4.2 Tiền kim loại
  • 5 Xem thêm
  • 6 Chú thích
  • 7 Tham khảo
  • 8 Liên kết ngoài

Từ nguyênSửa đổi

Tiền kim loại ở Việt Nam thời xưa thường làm bằng đồng, tiền đồng trong Hán văn được gọi là "đồng tiền" (chữ Hán: 銅錢). Từ thời Pháp thuộc đến nay "đồng" (銅) từ chỗ vốn là tên gọi của một thứ kim loại đã trở thành đơn vị tiền tệ chính thức ở Việt Nam, không phân biệt chất liệu làm nên tiền là gì.

Đơn vị tính toán của tiền Việt Nam thời phong kiến là "văn" (文), "mạch" (陌), "mân" (緡), "cưỡng" (繦, còn được viết là 鏹), "quán" (貫). Tiền kim loại khi dùng đơn độc được gọi là "văn". Chúng thường có lỗ ở giữa. Khi cần dùng nhiều văn người ta thường xỏ dây qua cái lỗ trên các văn tạo thành một xâu văn. Khi số lượng văn trên xâu văn đạt đến một số lượng nhất định nào đó tuỳ theo quy định của từng thời mà xâu văn ấy sẽ được gọi là "bách", "mân", "cưỡng", "quán".

Vì trên tiền có văn tự cho nên được gọi là "văn tiền" (文錢). Chữ "văn" 文 ở đây cũng như chữ "đồng" 銅 trong "đồng tiền" 銅錢 đã được tách ra dùng như một lượng từ để đo đếm tiền.

"Mạch" 陌 là dạng viết đại tả của chữ "bách" 百 có nghĩa là một trăm được mượn dùng để chỉ một trăm văn nhưng về sau không phải lúc nào bách cũng đúng bằng một trăm văn.

"Mân" 緡, "cưỡng" 繦/鏹, "quán" 貫 ban đầu là chỉ cái dây xâu tiền, được dẫn thân làm đơn vị đo đếm tiền.

Các bản dịch tiếng Việt hiện nay của cổ tịch Hán văn Việt Nam thường chuyển các tên gọi "văn", "bách", "mân", "cưỡng", "quán" sang các đơn vị tiền tệ quen dùng ở Việt Nam thời hiện đại, "văn" bị gọi là "đồng", "bách" gọi là "tiền", "cưỡng", "mân", "quán" gọi là "quan" (biến âm của "quán" 貫), gây ngộ nhận cho người đọc về đơn vị tiền tệ của Việt Nam thời xưa.

Ngày nay, "đồng" cũng có thể được người Việt dùng để chỉ đến những đơn vị tiền tệ nước ngoài. Một số cộng đồng dùng tiếng Việt ở hải ngoại cũng có thể dùng "đồng" để chỉ đơn vị tiền tệ địa phương.

Lịch sửSửa đổi

Thời thuộc PhápSửa đổi

Tờ bạc 100 đồng Đông Dương

Trong thời kỳ này, đơn vị tiền tệ của cả khu vực Đông Dương là piastre, được dịch ra tiếng Việt là "đồng" hay đôi khi là "bạc". Tiền tệ do chính quyền trong giai đoạn này lấy bạc làm bản vị nhưng những đồng tiền của các triều vua nhà Nguyễn vẫn được lưu hành chủ yếu ở các vùng nông thôn mặc dù bất hợp pháp. Tiền đúc lúc đầu có đồng bạc México nặng 27 gam 073 (độ tinh khiết 902 phần nghìn), sau đó là đồng bạc Đông Dương được đúc ở Pháp nặng 27 gam (độ tinh khiết là 900 phần nghìn). Tiền giấy thời kỳ này được Ngân hàng Đông Dương phát hành và có thể đem đến ngân hàng đổi thành bạc. Một sắc lệnh ngày 16 tháng 5 năm 1900 cho phép Ngân hàng Đông Dương in tiền giấy gấp ba lần số bạc đảm bảo nhưng khi Đệ nhất Thế chiến xảy ra thì tỷ lệ này không còn giữ được nữa, tiền giấy phát hành gấp nhiều lần số bạc đảm bảo. Sau một số biện pháp cải cách tiền tệ, ngày 31 tháng 5 năm 1930, Tổng thống Pháp có sắc lệnh quy định đồng bạc Đông Pháp (Đông Dương) có giá trị là 655 miligam vàng (độ tinh khiết 900 phần nghìn), từ đó chấm dứt chế độ bản vị bạc mà chuyển sang bản vị vàng.

Thời kỳ sau Cách mạng tháng TámSửa đổi

Tiền giấy 10 đồng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1951

Tiền 50 đồng Việt Nam Cộng hòa năm 1975

Từ 1945 – 1954Sửa đổi

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngày 31 tháng 1 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký nghị định phát hành tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và ngày 31 tháng 11 năm 1946, giấy bạc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Một mặt in chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng chữ quốc ngữ, chữ Hán và hình chủ tịch Hồ Chí Minh; một mặt in hình Nông - Công - Binh. Các loại giấy bạc đều có chữ số Ả rập, chữ Quốc ngữ, chữ Hán, Lào, Khmer chỉ mệnh giá, có ký tên Bộ trưởng Bộ Tài chính (Phạm Văn Đồng hoặc Lê Văn Hiến) và Giám đốc Ngân khố trung ương. Do đó ngoài tên gọi là "giấy bạc Cụ Hồ", nhân dân còn gọi là "giấy bạc tài chính". Ngày 5 tháng 6 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký nghị định thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và phát hành giấy bạc ngân hàng. Giấy bạc ngân hàng đổi lấy giấy bạc tài chính theo tỷ lệ 1 đồng ngân hàng đổi 10 đồng tài chính. Giấy bạc ngân hàng có các loại mệnh giá: 1 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng và 5.000 đồng. Một mặt in chữ "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" (chữ Hán và chữ quốc ngữ) và hình Hồ Chí Minh; một mặt in hình công - nông - binh, hình bộ đội ở chiến trường. Trên tờ giấy bạc có số hiệu, mệnh giá ghi bằng số Ả Rập, chữ quốc ngữ và chữ Hán.

Về sau, việc liên lạc giữa địa phương và trung ương có nhiều khó khăn, nên chính quyền trung ương cho phép Trung Bộ và Nam Bộ phát hành tiền riêng. Tiền này có mệnh giá 1 đồng, 5 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng. Hình ảnh trang trí cũng tương tự như giấy bạc ngân hàng chỉ khác là trên giấy bạc có chữ ký của Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam Bộ (Phạm Văn Bạch), đại diện Bộ trưởng Tài chính và Giám đốc Ngân khố Nam Bộ. Một số tỉnh được phát hành tín phiếu, phiếu đổi chác, phiếu tiếp tế.... hoặc giấy bạc chỉ lưu hành trong tỉnh.

Thời kỳ đó, ở Nam Bộ nền kinh tế chia ra hai vùng, sử dụng hai loại tiền khác nhau, vùng thuộc kiểm soát của Pháp lưu hành tiền do Pháp phát hành. Mặt khác, mặc dù Chính phủ phát hành tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng do phương tiện giao thông còn khó khăn nên loại tiền này không thể được vận chuyển thường xuyên đến Nam Bộ. Chính vì thế, sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân Nam Bộ vẫn sử dụng các loại tiền giấy, tiền kim loại do Pháp phát ra.

Từ 1954 – 1975Sửa đổi

Sau khi Pháp rời khỏi Việt Nam, miền Bắc và miền Nam có hai chế độ khác nhau, mỗi chế độ in tiền riêng, đều gọi là đồng.

Ở miền Nam, từ năm 1953 đã cho lưu hành tiền đồng riêng biệt.

Sau 1975Sửa đổi

Khi mới thống nhất, tiền miền Nam đổi thành tiền giải phóng, với giá 500 đồng miền Nam cho mỗi đồng giải phóng từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào, ở Thừa Thiên Huế trở ra, 1000 đồng tiền miền Nam đổi được 3 đồng giải phóng.

Vào năm 1978, sau khi thống nhất hai miền về mặt hành chính, lại có một cuộc đổi tiền nữa. Tỷ giá đổi tiền miền Bắc là 1 đồng thống nhất bằng 1 đồng cũ, trong khi tại miền Nam 1 đồng thống nhất bằng 8 hào tiền giải phóng.

Lần đổi tiền thứ ba diễn ra vào năm 1985, khi 10 đồng tiền cũ đổi thành 1 đồng tiền mới.

Mệnh giá (Par value)

Định nghĩa

Mệnh giá trong tiếng Anh gọi là Par value hay Face Value.Mệnh giáhay còn gọi làgiá trị danh nghĩalà giá trị mà tổ chức phát hành ấn định cho chứng khoán và được ghi trên chứng khoán đó.

Các thuật ngữ liên quan

Mệnh giá cổ phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của cổ phiếu là giá trị mà công ty cổ phần ấn định cho một cổ phiếu và được ghi trên cổ phiếu.

Mệnh giá trái phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu là giá trị được ghi trên trái phiếu. Giá trị này được gọi là số vốn gốc.

Đặc trưng

Theo Điều 10, luật Chứng khoán 2006, mệnh giá chứng khoán phải thỏa mãn điều kiện sau:

- Chứng khoán chào bán trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ghi bằng đồng Việt Nam.

- Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quĩ chào bán lần đầu ra công chúng là mười (10) nghìn đồng Việt Nam. Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là một trăm (100) nghìn đồng Việt Nam và bội số của một trăm (100) nghìn đồng Việt Nam.

Ý nghĩa

Mệnh giá cố phiếu

- Mệnh giá cổ phiếu thường được sử dụng để ghi sổ sách kế toán của của công ty.

- Mệnh giá cổ phiếu không có giá trị thực tế đối với nhà đầu tư khi đã đầu tư nên nó không liên quan đến giá trị trường của cổ phiếu đó. Nói cách khác, mệnh giá không tác động đến giá trị thị trường của cổ phiếu.

- Mệnh giá cổ phiếu thường chỉ có ý nghĩa quan trọng vào thời điểm công ty phát hành cổ phiếu thường lần đầu tiên huy động vốn thành lập công ty. Lúc đó mệnh giá thể hiện số tiền tối thiếu công ty phải nhận được trên mỗi cổ phiếu mà công ty phát hành ra.

- Luật pháp của một số quốc gia cho phép công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu thường không có mệnh giá.

Ưu điểm của việc phát hành loại cổ phiếu thường này là có thể bán chúng với bất cứ giá nào mà họ tin là có thể bán trên thị trường. Tuy nhiên luật pháp của một số nước cũng cấm các công ty cổ phần phát hành cổ phiếu thường không có mệnh giá như ở Anh, Hàn Quốc.

Mệnh giá trái phiếu

- Mệnh giá trái phiếu được xem là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu. Bên cạnh đó thì mệnh giá cũng thể hiện số tiền người phát hành phải hoàn trả khi trái phiếu đến hạn.

- Hiện nay có khá nhiều loại trái phiếu tùy thuộc vào nhà phát hành là ai và đối với mỗi loại trái phiếu khác nhau thì sẽ có mệnh giá qui định khác nhau.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thị trường chứng khoán, NXB Tài chính)

Mệnh giá tiền là gì
Cổ phiếu (Stock) là gì? Đặc điểm và phân loại

14-08-2019 Trái phiếu (Bonds) là gì? Đặc điểm và phân loại

16-08-2019 Chứng khoán (Securities) là gì? Các loại chứng khoán

Giải thích thuật ngữ: Mệnh giá

Trong lĩnh vực tài chính, mệnh giá có rất nhiều cách hiểu khác nhau.

-Với trái phiếu, mệnh giá là số tiền gốc hoặc số tiền thu lại được khi đáo hạn. Tiền lãi được tính theo một số phần trăm nhất định của mệnh giá. Trước khi đáo hạn, giá trị thực tế của một trái phiếu có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn mệnh giá, tuỳ thuộc vào thời gian, lãi suất và rủi ro đi kèm với trái phiếu đó. Khi đáo hạn, giá trị thực tế của trái phiếu sẽ vừa đúng bằng mệnh giá.

-Khi phát hành cổ phiếu, mệnh giá chính là mức giá gốc của cổ phiếu (ở Việt Nam được quy định chung là 10.000đ/cp).

-Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, mệnh giá là giới hạn trách nhiệm của hãng bảo hiểm, mức bồi thường trong trường hợp người được bảo hiểm chết. Trong bảo hiểm tài sản thì mệnh giá là số tiền bảo hiểm, số tiền tối đa mà hãng bảo hiểm phải bồi thường trong các điều kiện như qui định trong hợp đồng.

Đối với tiền tệ, mệnh giá là giá trị được in trên bề mặt của đồng tiền. Về cơ bản đó chính là giá trị thực tế của đồng tiền, song trong một số trường hợp thì nó chỉ là giá trị danh nghĩa, ví dụ khi đồng tiền được đúc bằng vàng chẳng hạn.