Mẫu đánh giá công việc của một bếp trưởng năm 2024

Rất nhiều người cho rằng, hai thuật ngữ nhân viên nấu ăn và đầu bếp chuyên nghiệp là một, vì họ đều là những người làm việc trong gian bếp và tạo ra những món ăn, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, với cách nhìn của những người trong nghề, thì nhân viên nấu ăn và đầu bếp chuyên nghiệp lại có sự khác biệt lớn. Hãy cùng iPOS.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Nội dung

1. Phân biệt đầu bếp chuyên nghiệp và nhân viên nấu ăn như thế nào?

1.1. Về trình độ, tay nghề

Đầu bếp chuyên nghiệp là người được đào tạo bài bản từ cơ bản đến chuyên sâu trong lĩnh vực nấu nướng, ăn uống. Họ phải trải qua quá trình học tập từ lý thuyết tới thực hành, được đánh giá và công nhận dựa trên các tiêu chí về cấp bậc nghiêm ngặt trước khi trở thành đầu bếp thực thụ. Quá trình học tập của họ tương đối dài, phải mất tới vài năm học nghề trước khi trở nên chuyên nghiệp. Vì thế họ có kiến thức chuyên môn về ẩm thực, thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ của nghề bếp.

Mẫu đánh giá công việc của một bếp trưởng năm 2024
Nhân viên nấu ăn và đầu bếp chuyên nghiệp là hai thuật ngữ hoàn toàn khác biệt

Còn đối với nhân viên nấu ăn, họ đơn giản chỉ là người làm công việc trong không gian bếp, biết nấu nướng cơ bản để phục vụ cho công việc của nhà hàng. Họ có thể là vừa học vừa làm hoặc đang bắt đầu từ những công việc cơ bản trong khu bếp của nhà hàng. Họ không có chứng chỉ hay bằng cấp chuyên môn về nghiệp vụ nấu ăn như một đầu bếp chuyên nghiệp.

Họ cũng có thể không cần phải qua bất kỳ trường lớp đào tạo nào, vì công việc không đòi hỏi trình độ quá cao siêu, nên họ chỉ cần đáp ứng được yêu cầu công việc là đã có thể bắt đầu làm.

Xem thêm: TikTok Shop – Bí quyết kinh doanh online hiệu quả cho nhà hàng, quán cafe

1.2. Về kinh nghiệm đứng bếp

Đầu bếp chuyên nghiệp sẽ có nhiều cơ hội ứng tuyển vào các nhà hàng, khách sạn hay trung tâm hội nghị lớn hơn vì đã có kinh nghiệm và trình độ cao. Có thể bạn chưa biết, môi trường làm việc sẽ ảnh hưởng không lớn tới kinh nghiệm đứng bếp. Một người làm việc ở quán ăn nhỏ trong 3 năm có khi còn không bằng người chỉ mới làm 1 năm tại nhà hàng cao cấp.

Nhân viên nấu ăn chỉ phụ trách công việc như sơ chế và chế biến món đơn giản, dễ làm cho những quán ăn, nhà hàng nhỏ. Các kiến thức nấu ăn của họ hầu hết là học hỏi công thức trên mạng, hoặc qua người khác. Chính vì vậy món ăn của họ sẽ chỉ dừng lại ở hương vị quen thuộc, không có sự đột phá hay sáng tạo trong khâu trình bày,…

Mẫu đánh giá công việc của một bếp trưởng năm 2024
Đầu bếp chuyên nghiệp sẽ có nhiều cơ hội ứng tuyển vào các nhà hàng, khách sạn hay trung tâm hội nghị lớn

Trong khi đó, đây lại là những điều cơ bản mà mọi đầu bếp chuyên nghiệp đều có. Họ biết cách cân đối nguyên liệu, gia giảm gia vị sao cho tạo ra hương vị món ăn mới lạ. Khi chế biến họ biết điều chỉnh độ to nhỏ của lửa để tạo ra sản phẩm đạt chuẩn và sử dụng thành thạo các công cụ, thiết bị, máy móc trong nhà bếp. Đồng thời, họ am hiểu mọi phương pháp chế biến món ăn từ luộc, hấp, xào, chiên, rán, nướng,… Ngoài ra, những đầu bếp giỏi còn là người trực tiếp xây dựng thực đơn đồ ăn trong nhà hàng hạng sang, khu resort hay khách sạn và họ kiểm soát mọi chi phí nguyên vật liệu để gia tăng lợi nhuận kinh doanh nhanh chóng.

1.3. Về cấp bậc, phân chia quyền hạn

Sự khác biệt về quyền hạn, cấp bậc của nhân viên nấu ăn và đầu bếp chuyên nghiệp rất rõ ràng. Chẳng hạn, nếu đặt 2 người trong một nhà hàng thì đương nhiên nhân viên nấu ăn sẽ là người phải làm việc dưới quyền của đầu bếp để có thể học hỏi kiến thức cũng như kinh nghiệm và nghiệp vụ.

Còn với đầu bếp chuyên nghiệp, họ sẽ có đa dạng các cấp bậc hơn, được phân chia và xếp hạng rõ ràng, mỗi vị trí sẽ được đảm nhận những nhiệm vụ tương ứng với quyền hạn riêng. Ví dụ: Đầu bếp trưởng – người quản lý và chỉ huy toàn bộ bộ phận bếp, hay bếp phó – người có quyền sau bếp trưởng, thường quản lý và điều hành công việc ở một khu vực nhất định trong bếp, có quyền quyết định trong trường hợp bếp trưởng vắng mặt,…

1.4. Về nhiệm vụ và yêu cầu công việc

Nhân viên nấu ăn khi được tuyển về sẽ đảm nhận các công việc như dọn dẹp bếp, chuẩn bị nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu và thực hiện các món ăn theo công thức sẵn có cho thực đơn đơn giản mỗi ngày. Về cơ bản họ sẽ làm việc theo sự sắp xếp và chỉ đạo của đầu bếp hoặc quản lý trong nhà hàng.

Ngược lại, đầu bếp chuyên nghiệp sẽ là người đứng bếp chính. Nhiệm vụ của họ là lên thực đơn, sáng tạo ra các món ăn, thiết lập nội quy cho nhà bếp, kiểm soát chi phí nguyên vật liệu, hướng dẫn và giám sát công việc của cấp dưới, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,…

1.5. Về lương, đãi ngộ và cơ hội thăng tiến

Qua những phân tích trên, có lẽ bạn đã hiểu hơn về chân dung của nhân viên nấu ăn và đầu bếp chuyên nghiệp trong nhà hàng. Bên cạnh đó, khi nhắc tới sự khác biệt giữa 2 vị trí này không thể không nhắc tới mức lương thưởng, đãi ngộ và cơ hội thăng tiến vì nó có sự chênh lệch khá rõ rệt.

Thông thường, nhân viên nấu ăn trong thời gian học việc, trình độ tay nghề thấp, yêu cầu công việc đơn giản thì sẽ nhận được mức lương chỉ từ 3 – 5 triệu đồng/tháng. Khi ký hợp đồng chính thức và deal lương có thể nhận được mức cao hơn từ 4 – 7 triệu đồng kèm phụ cấp. Mức lương này sẽ tăng lên theo hiệu suất, khối lượng công việc hoặc theo quy định của doanh nghiệp đề ra. Nếu muốn phát triển trong tương lai, vươn lên vị trí cao hơn họ cần phải trải qua một khóa đào tạo nấu ăn chuyên nghiệp để có kiến thức và nền tảng vững chắc hơn.

Thế nhưng, lương của đầu bếp sẽ hoàn toàn khác. Mức lương cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào vị trí mà họ đảm nhận, quy mô doanh nghiệp, thâm niên nghề nghiệp, trình độ và kinh nghiệm,… Theo tìm hiểu, mức lương của một đầu bếp chính sẽ dao động từ 6 – 8 triệu đồng/tháng, bếp trưởng là 7 – 10 triệu đồng/tháng, bếp trưởng điều hành trên 10 triệu, thậm chí 20 – 30 triệu đồng/tháng. Hiện nay lương của một đầu bếp 5 sao dao động trong khoảng từ 30 – 40 triệu đồng, chưa bao gồm phụ cấp và tiền tip,… Cơ hội thăng tiến của một đầu bếp chuyên nghiệp cũng sẽ rộng mở hơn, vì họ có bằng cấp và chuyên môn nghề nghiệp.

Mẫu đánh giá công việc của một bếp trưởng năm 2024
Đãi ngộ và cơ hội thăng tiến của nhân viên nấu ăn và đầu bếp chuyên nghiệp có sự chênh lệch khá rõ rệt

Ngoài ra, cả 2 vị trí trên sẽ đều được nhận đầy đủ quyền lợi, đãi ngộ tương ứng theo quy định như các khoản bảo hiểm xã hội, phụ cấp, lương tháng 13, thưởng,…

Xem thêm: Hướng dẫn xin giấy đăng ký kinh doanh cho quán ăn, quán cà phê nhỏ theo mẫu năm 2022 mới nhất

2. Làm thế nào để trở thành đầu bếp chuyên nghiệp trong nhà hàng?

Thông qua bài viết trên có lẽ bạn đã thấy được sự khác biệt rõ rệt giữa 2 vị trí ở trong nhà hàng, từ quyền hạn, cấp bậc cho tới đãi ngộ, lương thưởng,… Vậy nếu muốn trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp để có cơ hội phát triển hơn trong tương lai, có mức lương lý tưởng bạn cần phải làm những gì?

Thứ nhất là bạn phải là người luôn sáng tạo, bởi lẽ các món ăn dù ngon miệng nhưng không đặc sắc hay mới lạ sẽ không thể thu hút được khách hàng. Là một đầu bếp chuyên nghiệp bạn phải không ngừng học tập, sáng tạo những phương pháp chế biến món ăn mới và linh hoạt trong việc lựa chọn nguyên liệu, gia vị cho món ăn. Đồng thời, trong cách trình bày món ăn bạn cũng nên bày biện, trang trí làm sao để tạo nên dấu ấn cá nhân, sự khác biệt để mang tới hứng thú cho khách hàng.

Thứ hai, là một đầu bếp chuyên nghiệp bạn cũng cần có một trí nhớ tốt để ghi nhớ đầy đủ các kiến thức về ẩm thực như: chế độ dinh dưỡng, cách phương pháp chế biến món ăn, công thức món ăn, các nguyên liệu cần tránh kết hợp với nhau,… Từ đó sẽ giúp bạn áp dụng linh hoạt trong công việc, để mang tới hiệu quả tốt nhất.

Thứ ba là kỹ năng quản lý tài chính, vì điều đó sẽ giúp người đầu bếp có thể kiểm soát chi tiêu, chi phí đầu ra đầu vào cho nhà hàng. Quản lý tài chính càng tốt, càng giúp gia tăng lợi nhuận và nâng cao doanh thu cho nhà hàng.

Cuối cùng là kỹ năng giao tiếp, bởi công việc của đầu bếp cũng cần giao tiếp với rất nhiều người, đặc biệt khi bạn đã đạt tới những vị trí cao như: Bếp phó, Bếp trưởng,… Kỹ năng giao tiếp gần như là bắt buộc nếu đầu bếp muốn có cơ hội thăng tiến trong nghề. Có kỹ năng này, người đầu bếp mới có thể làm việc với cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có sự khiêm tốn, hòa đồng và nỗ lực để học hỏi đồng nghiệp, quản lý,… Từ đó mới có thể nhanh chóng tạo được uy tín cũng như dễ dàng phát triển công việc.

3. Lời kết

Hy vọng thông qua bài viết trên đây sẽ giúp bạn phân biệt được đầu bếp chuyên nghiệp và nhân viên nấu ăn trong nhà hàng, cũng như nắm chắc được các kỹ năng để trở thành một đầu bếp thực thụ. Rất mong rằng những thông tin mà iPOS.vn chia sẻ sẽ giúp các bạn đang có ý định theo học nghề bếp định hướng được nghề nghiệp, công việc một cách phù hợp và chuẩn xác!