Mật độ cá thể có ảnh hưởng đến mối quan hệ trọng quần thể như thế nào khi mật độ cá thể trọng quần thể tăng quá cao các cá thể?

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài Quần thể và các mối quan hệ trong quần thể này các em cần:

  • Trình bày được thế nào là một quần thể sinh vật, lấy ví dụ minh hoạ về quần thể.
  • Nêu được các quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh trong quần thể, lấy được ví dụ minh họa và nêu được nguyên nhân, ý nghĩa sinh thái của các mối quan hệ đó. 

NỘI DUNG BÀI HỌC

Bài học tiếp theo: Quần thể và các mối quan hệ trong quần thể.

1. Khái niệm quần thể sinh vật

Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, có khả năng sinh ra thế hệ sau hữu thụ để duy trì nòi giống.

Quá trình hình thành quần thể sinh vật:

  • Một nhóm cá thể cùng loài phát tán đến môi trường sống mới.
  • Những cá thể kém thích nghi với môi trường sống mới sẽ bị tiêu diệt hoặc di cư đi nơi khác.
  • Các cá thể còn lại gắn bó chặt chẽ với nhau qua các quan hệ sinh thái→ hình thành quần thể mới ổn định và tồn tại lâu dài.

2. Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

2.1. Mối quan hệ hỗ trợ

Các cá thể trong quần thể hỗ trợ lẫn nhau trong việc tìm kiếm thức ăn, sinh sản, chống kẻ thù là các điều kiện bất lợi trong môi trường sống, đảm bảo sự tồn tịa ổn định của quần thể, giúp các cá thể trong quần thể khai thác nguồn sống tốt hơn.

  • Sự quần tụ (hiện tượng sống bầy đàn) là hiện tượng sống phổ biến trong sinh giới.
  • Đôi khi sự quần tụ chỉ là tạm thời (con cái sống chung với bố mẹ, các cá thể chỉ gặp gỡ trong mùa giao phối,...).
  • Trong bầy đàn, các cá thể trong đàn nhận biết nhau bằng mùi đặc trưng của loài hoặc màu sắc hoặc nhận biết bằng các vũ điệu.
  • Sự quần tụ trong quần thể mang lại hiêu quả nhất định cho quần thể gọi là hiệu quả nhóm (hiệu suất nhóm).
    • Hiệu quả nhóm là các cá thể trong quần thể mang lại những đặc điểm hay tập tính có lợi: giảm lượng oxi tiêu hao, khai thác dinh dưỡng tốt hơn, chống lại điều kiện bất lợi tốt hơn.

1.2. Quan hệ cạnh tranh

Khi mật độ cá thể của quần thể quá cao, vượt quá khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường sống → các cá thể cùng loài cạnh tranh với nhau về thức ăn, nơi ở hay các cá thể đực giành các cá thể cái trong mùa sinh sản...

Một số quan hệ cạnh tranh cùng loài khác:

  • Ăn thịt đồng loại
  • Ký sinh cùng loài

Học trọn năm chỉ với 700.000đ

NỘI DUNG KHÓA HỌC

ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL

ĐĂNG KÝ EMAIL nhận thông tin bài giảng video, đề thi và ưu đãi đặc biệt từ HỌC247

Mật độ cá thể có ảnh hưởng đến mối quan hệ trọng quần thể như thế nào khi mật độ cá thể trọng quần thể tăng quá cao các cá thể?

Copyright © 2022 Hoc247.vn
Đơn vị chủ quản: Công Ty Cổ Phần Giáo Dục HỌC 247
GPKD: 0313983319 cấp ngày 26/08/2016 tại Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.Hồ Chí Minh
Giấy phép Mạng Xã Hội số: 638/GP-BTTTT cấp ngày 29/12/2020
Địa chỉ: P401, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Quận Bình Thạnh, TP. HCM, Việt Nam.
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty CP Giáo Dục Học 247

Mật độ cá thể có ảnh hưởng đến mối quan hệ trọng quần thể như thế nào khi mật độ cá thể trọng quần thể tăng quá cao các cá thể?

Copyright © 2022 Hoc247.vn

Hotline: 0933 782 685 /Email:

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty CP Giáo Dục Học 247

Table of Contents

  • 1. Kiến thức về cá thể và quần thể sinh vật 
    • 1.1 Môi trường và các nhân tố sinh thái 
    • 1.2 Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái 
    • 1.3 Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
    • 1.4 Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể
    • 1.5 Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể 
    • 1.6 Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật 
    • 1.7 Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật 
  • 2. Một số bài tập vận dụng

1. Kiến thức về cá thể và quần thể sinh vật 

1.1 Môi trường và các nhân tố sinh thái 

Môi trường sống

Khái niệm: Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố bao quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và các hoạt động khác của sinh vật.

Phân loại: 

  • Môi trường trên cạn: mặt đất và khí quyển. Là nơi sống của phần lớn sinh vật trên trái đất.
  • Môi trường nước: nước mặn, nước ngọt, nước lợ có các sinh vật thủy sinh.
  • Môi trường đất: các tầng đất có sinh vật sinh sống.
  • Môi trường sinh vật: cơ thể thực vật, động vậtj. Là nơi sống của sinh vật kí sinh , cộng sinh.

 

Mật độ cá thể có ảnh hưởng đến mối quan hệ trọng quần thể như thế nào khi mật độ cá thể trọng quần thể tăng quá cao các cá thể?

Nhân tố sinh thái

Khái niệm: nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ tạo thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.

Phân loại:

  • Nhân tố sinh thái vô sinh: là các nhân tố vật lí và hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. vd: nhiệt độ, ánh sáng, nước…
  • Nhân tố sinh thái hữu sinh: bao gồm các mối quan hệ cùng loài hoặc khác loài và nhân tố con người.

Mối quan hệ giữa môi trường và sinh vật

Quan hệ giữa môi trường và sinh vật là mối quan hệ qua lại: môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng tác động lên môi trường làm thay đổi môi trường.

1.2 Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái 

Giới hạn sinh thái

Khái niệm: giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.

Giới hạn sinh thái bao gồm:

  • Khoảng thuận lợi: là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng tốt nhất.
  • Khoảng chống chịu: là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí của sinh vật.

Ví dụ: giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam

Mật độ cá thể có ảnh hưởng đến mối quan hệ trọng quần thể như thế nào khi mật độ cá thể trọng quần thể tăng quá cao các cá thể?
 

Ổ sinh thái

Khái niệm: ổ sinh thái là một khoảng không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép một loài tồn tại và phát triển.

Ổ sinh thái thể hiện cách sống của một loài, sinh vật sống trong ổ sinh thái nào thường phản ánh đặc tính của ổ sinh thái đó thông qua các dấu hiệu hình thái.

Ví dụ: hai loài chim sống trên cùng 1 cây → nơi ở. Một loài ăn hạt, môt loài ăn côn trùng → có hai ổ sinh thái khác nhau.

Mật độ cá thể có ảnh hưởng đến mối quan hệ trọng quần thể như thế nào khi mật độ cá thể trọng quần thể tăng quá cao các cá thể?
 

1.3 Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống

Thích nghi của sinh vật với ánh sáng

Thực vật: thích nghi khác nhau với điều kiện chiếu sáng của môi trường, thể hiện qua các đặc điểm về hình thái, cấu tạo giải phẫu và hoạt động sinh lí.

Có 2 nhóm thực vật khác nhau:

  • Cây ưa sáng: sinh trưởng tốt nơi quang đãng, tán rộng, phiến lá dầy, mô giậu phát triển, lá nằm nghiêng (vd:chò nâu…).
  • Cây ưa bóng: sống dưới tán cây khác,phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang (vd:lá dong, ráy…)

Động vật: có cơ quan chuyên hóa tiếp nhận ánh sáng, nhờ đó thích ứng tốt hơn với điều kiện chiếu sáng luôn thay đổi của môi trường.

Sự định hướng: ánh sáng giúp động vật định hướng trong không gian và nhận biết các vật xung quanh, tìm thức ăn, di cư (Chim định hướng nhờ tia sáng mặt trời, các vì sao; rắn mai gầm cảm nhận được tia hồng ngoại; ong nhìn được vùng sáng ngắn, cả tia tử ngoại).

Có 2 nhóm động vật khác nhau:

  • Nhóm ưa hoạt động ban ngày có giới hạn rộng về độ dài sáng, cường độ và thời gian chiếu sáng.
  • Nhóm ưa hoạt động ban đêm: giới hạn hẹp, sống ban đêm, trong hang, đáy biển.v.v..

Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ

Đối với động vật hằng nhiệt, khi nhiệt độ môi trường thay đổi, cơ thể sinh vật có các cách giữ ổn định thân nhiệt cơ thể qua sự thích nghi về hình thái, cấu tạo giải phẫu, hoạt động sinh lý của cơ thể và tập tính lẩn tránh nơi có nhiệt độ không phù hợp. 

Quy tắc về kích thước cơ thể (Becman):

Động vật hằng nhiệt sống vùng ôn đới (khí hậu lạnh) thường có kích thước cơ thể lớn hơn, mỡ dầy so với động vật cùng loài hoặc loài có quan hệ họ hàng sống ở vùng nhiệt đới.

Quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi… của cơ thể (Anlen):

  • Động vật hằng nhiệt sống vùng ôn đới các phần cơ thể nhô ra ngoài thường nhỏ, ngược lại các sinh vật vùng khí hậu nóng hay rất nóng thường có kích thước các phần cơ thể nhô ra ngoài thường to (tai thỏ nhiệt đới to hơn tai thỏ ôn đới ).
  • Động vật hằng nhiệt sống nơi nhiệt độ thấp có tỉ số S/V giảm góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể.

1.4 Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể

Khái niệm quần thể: Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng 1 loài, cùng sinh sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm nhất định. Quần thể có khả năng sinh sản, tạo thành những thế hệ mới.

Mật độ cá thể có ảnh hưởng đến mối quan hệ trọng quần thể như thế nào khi mật độ cá thể trọng quần thể tăng quá cao các cá thể?
 

Quá trình hình thành quần thể:

  • Một số cá thể phát tán đến môi trường sống mới.
  • Những cá thể không thích nghi được với môi trường sống mới sẽ bị tiêu diệt hoặc di cư đến nơi khác.
  • Những có thể còn lại  thích nghi dần với môi trường sống dần dần hình thành quần thể ổn định.

1.5 Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể 

Quan hệ hỗ trợ

Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống, đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống.

Ví dụ: Hiện tượng liền rễ ở cây thông nhựa, chó rừng săn mồi theo bầy đàn…

Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể được thể hiện qua hiệu quả nhóm.

Quan hệ cạnh tranh

Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau giành nguồn sống khi mật độ cá thể trong quần thể tăng lên quá cao vượt quá khả năng cung cấp của môi trường.

Ví dụ:  thực vật trong rừng cạnh tranh nhau về ánh sáng ⇒ hiện tượng tự tỉa thưa, hiện tượng ăn thịt lẫn nhau khi thiếu thức ăn ở một số loài động vật.

Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể, nhờ đó mà số lượng và sự phân bố cá thể trong quần thể được duy trì ở mức phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

1.6 Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật 

Tỉ lệ giới tính

  • Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số cá thể đực và số cá thể cái trong quần thể ( tỉ lệ này thường xấp xỉ 1:1).
  • Tỉ lệ giới tính có thể thay đổi tuỳ thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện sống.
  • Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.

Nhóm tuổi

Tuổi trong quần thể gồm có:

  • Tuổi sinh lí: là thời gian sống có thể đạt đến của một cá thể trong quần thể.
  • Tuổi sinh thái: là thời gian sống thực tế của cá thể.
  • Tuổi quần thể: là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.

Mỗi quần thể có một tháp tuổi đặc trưng, có 3 dạng tháp tuổi:

 
Mật độ cá thể có ảnh hưởng đến mối quan hệ trọng quần thể như thế nào khi mật độ cá thể trọng quần thể tăng quá cao các cá thể?
  • Dạng tháp phát triển: đáy rộng, cạnh xiên và đỉnh nhọn.
  • Dạng tháp ổn định: đáy rộng vừa phải, cạnh tháp đứng.
  • Dạng tháp suy giảm: đáy tháp hẹp.

Cấu trúc tuổi của quần thể luôn thay đổi phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường. Nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên hiệu quả hơn.

Ví dụ: Khi đánh cá, nếu nhiều mẻ lưới đều có cá lớn chiếm ưu thế mà cá bé thì ít thì ta hiểu rằng nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng cho phép. Nếu mẻ lưới bắt được chủ yếu là cá con, cá lớn rất ít có nghĩa là nghề cá đã rơi vào trình trạng khai thác quá mức.

Sự phân bố cá thể của quần thể

Kiểu phân bố Đặc điểm Ý nghĩa sinh thái Ví dụ
Phân bố theo nhóm

Là kiểu phân bố phổ biến nhất.

Thường gặp khi điều kiện môi trường phân bố không đồng đều.

Thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt. Nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng…
Phân bố đồng đều Thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều, giữa các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể và khai thác triệt để nguồn sống. Cây thông trong rừng, chim hải âu làm tổ…
Phân bố ngẫu nhiên Thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt. Giúp tận dụng được nguồn sống tiềm tàng từ môi trường. Các loài sâu sống trong tán lá cây…

Mật độ cá thể của quần thể

Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.VD: mật độ cây thông là 1000 cây/ ha diện tích đồi…

Mật độ cá thể được xem là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể , có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường, khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.

Mật độ cá thể của quần thể thay đổi theo mùa, năm hoặc tuỳ theo điều kiện môi trường sống.

Kích thước của quần thể sinh vật

🔴 Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa

Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng cá thể (hoặc khối lượng, năng lượng tích lũy trong cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể. Mỗi quần thể có một kích thước đặc trưng.

Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa:

  • Kích thước tối thiểu là giá trị số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
  • Kích thước tối đa là giá trị giới hạn lớn nhất về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Mật độ cá thể có ảnh hưởng đến mối quan hệ trọng quần thể như thế nào khi mật độ cá thể trọng quần thể tăng quá cao các cá thể?
 

Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong, do:

Số lượng cá thể quá ít làm giảm sự hỗ trợ giữa các cá thể → quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.

  • Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với cá thể cái ít.
  • Số lượng cá thể ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe doạ sự tồn tại của quần thể.

Nếu kích thước quần thể tăng vượt quá giá trị tối đa, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô nhiễm môi trường và bệnh tật,… tăng cao dẫn đến tử vong và di cư tăng cao.

🔴Những nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể

Mức độ sinh sản của quần thể:

  • Mức độ sinh sản của quần thể là số lượng cá thể sinh ra trong một đơn vị thời gian.
  • Mức độ sinh sản phụ thuộc vào số lượng trứng (con non)/lứa, số lứa đẻ trong đời, tuổi trưởng thành sinh sản và tỉ lệ đực/cái.

Mức độ tử vong của quần thể:

  • Mức độ tử vong là số lượng cá thể chết đi trong một đơn vị thời gian.
  • Mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể, điều kiện sống của môi trường và mức độ khai thác của con người.
  • Phát tán cá thể của quần thể sinh vật:

Phát tán bao gồm sự xuất cư và nhập cư của của sinh vật

Mật độ cá thể có ảnh hưởng đến mối quan hệ trọng quần thể như thế nào khi mật độ cá thể trọng quần thể tăng quá cao các cá thể?

Tăng trưởng của quần thể sinh vật

Mật độ cá thể có ảnh hưởng đến mối quan hệ trọng quần thể như thế nào khi mật độ cá thể trọng quần thể tăng quá cao các cá thể?

Đặc biệt ở quần thể người: nhờ những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống được nâng cao, tử vong giảm, tuổi thọ tăng → dân số thế giới gia tăng rất nhanh.

Sự gia tăng dân số qua nhanh chóng, cùng với sự phân bố dân cư không hợp lí là nguyên nhân chủ yếu làm chất lượng môi trường giảm sút, ảnh hưởng đến chất lượng sống của con người.

1.7 Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật 

Biến động số lượng cá thể: là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể của quần thể.

Biến động theo chu kì

 Là sự tăng hay giảm  số lượng cá thể trong quần thể xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường.

Biến động theo chu kì mùa: Là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể theo mùa.

Ví dụ:  Ếch nhái phát triển mạnh vào mùa mưa ,muỗi tăng số lượng vào mùa hè...

Biến động theo chu kì nhiều năm:Tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể tương ứng với 1 số năm nhất định.

Ví dụ: các loài cá ở bờ biển Peru cứ 7 năm lại biến động số lượng 1 lần
            Thỏ và mèo rừng Canađa theo chu kì 9 – 10 năm

Biến động không theo chu kì

Là biến động mà số lượng cá thể tăng hoặc giảm một cách đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết như bão lụt, cháy rừng, dịch bệnh hoặc do khai thác tài nguyên quá mức của con người.

Ví dụ: Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát và ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét…

🔴 Nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể:

  • Do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh: không bị chi phối bởi mật độ cá thể trong quần thể. Vd: điều kiện khí hậu…
  • Do sự thay đổi của các nhân tố sinh thái hữu sinh: bị chi phối bởi mật độ của quần thể. Vd: sự cạnh tranh, số lượng kẻ ăn thịt…

🔴 Sự điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể:

Quần thể trong một môi trường xác định luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể:

  • Trong điều kiện môi trường thuận lợi, sức sinh sản của quần thể tăng, tử vong giảm, nhập cư tăng → số lượng cá thể tăng lên nhanh chóng.
  • Khi số lượng cá thể tăng quá cao → nguồn thức ăn thiếu hụt, nơi ở chật chội → các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt để giành nguồn sống → tử vong tăng, sinh sản giảm, xuất cư tăng → số lượng cá thể được điều chỉnh giảm xuống.

Hiện tượng cạnh tranh gay gắt ở các cá thể trong quần thể dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật và ăn thịt lẫn nhau ở động vật.

🔴 Trạng thái cân bằng của quần thể

  • Khả năng tự điều chỉnh số lượng của quần thể dẫn đến trạng thái cân bằng của quần thể.
  • Trạng thái cân bằng của quần thể là số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Mật độ cá thể có ảnh hưởng đến mối quan hệ trọng quần thể như thế nào khi mật độ cá thể trọng quần thể tăng quá cao các cá thể?

Mật độ cá thể có ảnh hưởng đến mối quan hệ trọng quần thể như thế nào khi mật độ cá thể trọng quần thể tăng quá cao các cá thể?

2. Một số bài tập vận dụng

Câu 1: Điều nào sau đây là không đúng với môi trường?

  1. Ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
  2. Gồm 3 loại: môi trường đất, môi trường sinh vật và môi trường nước.
  3. Là nơi sinh sống của các sinh vật.
  4. Bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái bao quanh sinh vật.

Câu 2: Giới hạn sinh thái nói lên điều gì?

  1. Đó là giới hạn chịu dựng của mỗi nhân tố sinh thái.
  2. Đó là khoảng xác định của mỗi nhân tố sinh thái.
  3. Đó là khoảng giá trị của mỗi nhân tố sinh thái giữa giới hạn trên và giới hạn dưới.
  4. Sự tồn tại và phát triển của mỗi loài sinh vật phụ thuộc vào giới hạn sinh thái.

Câu 3: Khoảng thuận lợi là khoảng  các nhân tố sinh thái

  1. Giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.            
  2. Ở  đó sinh vật sinh sản tốt nhất.
  3. Ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
  4. Ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.

Câu 4: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 

I. Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó. 

II. Ổ sinh thái đặc trưng cho loài. 

III. Các loài sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn thì chúng có xu  hướng phân li ổ sinh thái. 

IV. Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng. 

  1. 1. 
  2. 2. 
  3. 3.
  4. 4. 

Câu 5: Ví dụ nào sau đây minh họa cho mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?

  1. Bồ nông đi kiếm ăn theo đàn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
  2. Chó rừng đi kiếm ăn theo đàn, nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn.
  3. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn các cây sống riêng rẽ.
  4. Cá mập con khi mới nở sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.

Câu 6: Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó với nhau thông qua mối quan hệ:

  1. Cạnh tranh.
  2. Cộng sinh.
  3. Hỗ trợ hoặc cạnh tranh.
  4. Hỗ trợ.

Câu 7: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?

(1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.

(2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.

(3) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

(4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.

  1. 4
  2. 1
  3. 3
  4. 2

Câu 8: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? 

  1. Tập hợp cây cỏ đang sinh sống trên một cánh đồng cỏ. 
  2. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây. 
  3. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc Phương. 
  4. Tập hợp chim đang sinh sống trong rừng Amazôn.

Câu 9: Khi nói về quan hệ hỗ trợ cùng loài, phát biểu nào sau đây sai?

  1. Ở nhiều quần thể thực vật, những cây sống theo nhóm chịu đựng được gió bão tốt hơn những cây
    cùng loài sống riêng rẽ.
  2. Hỗ trợ cùng loài chỉ xuất hiện khi mật độ cá thể trong quần thể tăng lên quá cao.
  3. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai
    thác được tối ưu nguồn sống của môi trường.
  4. Quan hệ hỗ trợ cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm.

Câu 10: Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là

  1. Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, kích thước của quần thể, kiểu tăng trưởng.
  2. Sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng
  3. Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, sức sinh sản, sự tử vong.
  4. Độ nhiều, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.

Câu 11: Trong thực tế loài nào sau đây có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2, 3 hoặc 10 lần:

  1. Gà, rắn , thằn lằn.
  2. Hươu, ngỗng, vịt.
  3. Gà, nai, hươu.
  4. Nai, ruồi giấm, thỏ.

Câu 12: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi

  1. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
  2. Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
  3. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
  4. Điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 13: Ở môi trường không thuận lợi, khả năng sinh sản bị hạn chế, số lượng cá thể trong quần thể biến động theo mùa sẽ

  1. Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.
  2. Có đường cong tăng trưởng hình chữ S.
  3. Quần thể không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.
  4. Có đường cong tăng trưởng hình chữ J.

Câu 14: Trong tự nhiên, khi kích thước của quần thể giảm dưới mức tối thiểu thì

  1. Quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
  2. Khả năng sinh sản tăng do các cá thể đực, cái có nhiều cơ hội gặp nhau hơn.
  3. Quần thể luôn có khả năng tự điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng.
  4. Quần thể không thể rơi vào trạng thái suy giảm và không bị diệt vong.

Câu 15: Đường cong tăng trưởng của một quần thể sinh vật được biểu diễn ở hình dưới đây, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng? 

Mật độ cá thể có ảnh hưởng đến mối quan hệ trọng quần thể như thế nào khi mật độ cá thể trọng quần thể tăng quá cao các cá thể?

 
  1. Đây là đường cong tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể.
  2. Trong các điểm trên đồ thị, tại điểm C quần thể có tốc độ tăng trưởng cao nhất.                        
  3. Tốc độ tăng trưởng của quần thể tại điểm E cao hơn tốc độ tăng trưởng của quần thể tại điểm
  4. Sự tăng trưởng của quần thể này không bị giới hạn bởi các điều kiện môi trường.

Câu 16: Giả sử về kết quả khảo sát về diện tích khu phân bố (tính theo m2 ) và kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) của 4 quần thể sinh vật cùng loài ở cùng một thời điểm như sau:

  Quần thể I Quần thể II Quần thể III Quần thể IV
Diện tích khu phân bố 2558 2426 1935 1954
Kích thước quần thể 3070 3640 3878 4885

Xét tại thời điểm khảo sát, mật độ cá thể của quần thể nào trong 4 quần thể trên là thấp nhất?

  1. Quần thể II.
  2. Quần thể I.
  3. Quần thể III.
  4. Quần thể IV.

Câu 17: Cho các phát biếu sau:

(1) Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
(2) Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tổ sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
(3) Giới hạn sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái đều phù hợp cho sinh vật.
(4) Môi trường tác động lên sinh vật, sinh vật cũng ảnh hường đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.
(5) Cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành.

Sổ phát biêu đúng là:

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

Câu 18:  Cho các tập hợp các cá thể sinh vật sau:

(1) Cá trắm cỏ trong Hồ Tây.

(2) Cá rô phi đơn tính trong hồ.

(3) Bèo trên mặt ao.

(4) Các cây ven hồ.

(5) Chuột chũi trong vườn Quốc gia Bù Gia Mập.

(6) Ốc bươu vàng ở ruộng lúa.

(7) Chim ở lũy tre làng.

Có bao nhiêu tập hợp sinh trên là quần thể?   

  1. 2.
  2. 4.
  3. 3.
  4. 5.

Câu 19: Cho các phát biểu sau: 

(1)Tại một thời điểm nhất định, trong quần thể chỉ xảy ra một trong hai mối quan hệ:  hỗ trợ hoặc cạnh tranh.

(2)Quan hệ hỗ trợ làm giảm kích thước của quần thể, dẫn tới trạng thái cân bằng của quần thể.

(3)Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản giữa các cá thế.

(4)Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển ổn định của quần thể theo thời gian.

Có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?

  1. 2.
  2. 3. 
  3. 4.

Câu 20: Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, có các phát biểu sau:

1 .Khi mật độ giảm tới mức tối thiểu thì sức sinh sản tăng tới mức tối đa.

2. Mật độ cá thể của quần thế có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường.

3. Mật độ cá thể của quần thế có ảnh hưởng tới mức sinh sản và tử vong của cá thể.4. Khi mật độ giảm, nguồn thức ăn dồi dào, các cá thể trong quần thể lại có quan hệ hỗ trợ lẫn nhau.

5. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trưởng thành sống trong một đơn vị thể tích hoặc diện tích.

6. Mật độ cá thể của quần thể thay đổi theo mùa, theo năm hoặc tùy theo điều kiện môi trường.

Số phát biểu có nội dung đúng là:    

  1. 4.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 5.
ĐÁP ÁN

Câu 1: Đáp án: B

Câu 2: Đáp án: D

Câu 3: Đáp án: C

Câu 4: Đáp án: C ( II, III, IV)

Câu 5: Đáp án: D

Câu 6: Đáp án: C

Câu 7: Đáp án: C (1,2,3)

Câu 8: Đáp án: B

Câu 9: Đáp án: B

Câu 10: Đáp án: A

Câu 11: Đáp án: C

Câu 12: Đáp án: D

Câu 13: Đáp án: B

Câu 14: Đáp án: A

Câu 15: Đáp án: B

Câu 16: Đáp án: B ( mật độ = số lượng cá thể / diện tích khu phân bố)

Câu 17: Đáp án: D ( 1,2,4,5)

Câu 18: Đáp án: C ( 1,5, 6)

Câu 19: Đáp án: B (3,4)

Câu 20: Đáp án: C (2, 3, 6)


Giáo viên biên soạn: Trần Thị Thu

Đơn vị: Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến