Mạng vnpt là gì

VNPT là một trong những nhà mạng đi đầu trong lĩnh vực Internet cáp quang, cũng như có thị phần lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. VNPT đang không ngừng mở rộng và phát triển mạng lưới của mình với nhiều gói cước hấp dẫn dành cho khách hàng. Trong đó, FiberVNN là một trong những dịch vụ thu hút được sự chú ý của khách hàng. Vậy FiberVNN là gì? Có ưu điểm khác biệt nào ? Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời thông qua bài viết sau.

1. FiberVNN là gì ?

FiberVNN là một công nghệ dùng để truy cập Internet tân tiến nhất hiện nay. Công nghệ này dùng đường truyền dẫn bằng cáp quang đến các địa chỉ thuê bao giúp khách hàng có thể sử dụng đa dịch vụ trên mạng viễn thông có chất lượng cao bao gồm cả dịch vụ giải trí truyền hình.   

1.1. Trọn gói dung lượng cao

Trong lộ trình bảo đảm quy hoạch về phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng đến 2020, VNPT là đơn vị đầu tiên đảm bảo rằng ít nhất 60% người sử dụng Internet băng rộng được dùng đường truyền tối thiểu 25 Mbps. Thực hiện tốt điều này FiberVNN sẽ nâng chuẩn đường truyền, đáp ứng nhu cầu về tần suất sử dụng, dung lượng trên nhiều thiết bị cho người dùng trên khắp cả nước.

Mạng vnpt là gì

Với nhu cầu sử dụng Internet của các hộ gia đình đang ngày càng tăng lên như hiện nay, FiberVNN được xem là một giải pháp hoàn hảo khi vừa có tốc độ đường truyền cao vừa không bị giới hạn dung lượng, đồng thời FiberVNN cũng có mức giá vô cùng hợp lý.

Hiện tại FiberVNN cung cấp 5 gói cước dành cho các hộ gia đình như sau: Gói Fiber16 (có tốc độ truy cập là 16 Mbps), Fiber 20 (20 Mbps),  Fiber 30 (30 Mbps), Fiber40 (40 Mbps), FiberNET (60 Mbps).

1.2.  Kết nối ổn định an toàn

Một trong những ưu điểm nổi bật của FiberVNN đó là có đường truyền kết nối ổn định và an toàn, không chỉ trong nước mà còn ra quốc tế. VNPT cam kết từ gói FiberVNN20 trở đi đảm bảo được tốc độ Internet quốc tế tối thiểu giúp mọi người trên thế giới dễ dàng kết nối với nhau. VNPT đã chi ra 44 triệu USD để xây dựng APG tuyến cáp quốc tế mới nhằm tăng cường tốc độ kết nối Internet quốc tế cho người sử dụng trong nước.

Mạng vnpt là gì

Ngoài ra, tính năng bảo mật cũng được VNPT chú trọng và triển khai vào Internet thế hệ mới FiberVNN. Theo đó, khi đăng ký các gói cước FiberVNN trên, khách hàng sẽ được miễn phí 1 năm sử dụng phần mềm bảo mật toàn diện F-secure Safe. Đây là một phần mềm bảo mật sở hữu nhiều tính năng tuyệt vời như: tự động xóa các dữ liệu khi thiết bị thất lạc, bảo vệ các giao dịch online banking, spyware, diệt virus, bảo vệ trẻ em tránh những nội dung không tốt, … Trong bối cảnh mạng Internet chứa nhiều rủi ro bị xâm nhập như hiện nay, đây là dịch vụ Internet đầu tiên tại nước ta được trang bị chức năng bảo mật này góp phần bảo vệ tối đa lợi ích của người dùng.

2. Vì sao chọn FiberVNN của VNPT?

FiberVNN có nhiều ưu điểm nổi bật sau đây:

  • Tốc độ truy cập và Internet cao và có đường truyền  ổn định.
  • Không bị suy hao tín hiệu vì độ dài của cáp hay nhiễu điện từ.
  • An toàn cho các thiết bị, không lo bị sét đánh lan truyền trên đường dây.
  • Dễ dàng nâng cấp băng thông mà không cần phải kéo cáp mới.

3. Bảng giá gói cước FiberVNN

Mức giá của FiberVNN phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Mạng vnpt là gì

Những ưu đãi khi sử dụng FiberVNN

  • Wifi tốc độ cao không giới hạn.
  • Truy cập mạng 7 thiết bị cùng một lúc.
  • Miễn phí phần mềm diệt virus bảo vệ an toàn khi truy cập mạng và bảo vệ các thiết bị truy cập.
  • Nhiều gói cước với các mức giá ưu đãi.
  • Miễn phí lắp đặt hòa mạng.

Hy vọng bài viết trên có thể phần nào giúp bạn hiểu được FiberVNN là gì cùng những ưu điểm vượt trội của loại cáp quang này. Nếu khách hàng có nhu cầu về lắp đặt Internet cáp quang FiberVNN hoặc có thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ ngay tổng đài 18001166 (miễn phí) để được tư vấn kịp thời.

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: Vietnam Posts and Telecommunications Group, viết tắt: VNPT) là một doanh nghiệp của nhà nước chuyên về đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực Viễn thông và Công nghệ thông tin tại Việt Nam. Theo công bố của VNR 500 - Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam công bố năm 2012, đây là doanh nghiệp lớn thứ 3 Việt Nam.[1]

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
(Vietnam Posts and Telecommunications Group)

Loại hình

Tập đoàn kinh tế nhà nước
Ngành nghềViễn thông, Công nghệ thông tin
Thành lập26tháng 3 năm 1995; 27 năm trước(1995-03-26)

Thành viên chủchốt

Tô Dũng Thái (Chủ tịch HĐTV) Huỳnh Quang Liêm ( Tổng giám đốc )
Sản phẩmThiết bị chuyển mạch
Thiết bị nguồn
Thiết bị truyền dẫn
Thiết bị bưu chính
Thiết bị đầu cuối
Thiết bị đấu nối và phụ kiện
Chống sét toàn diện
Các loại cáp quang
Các loại cáp đồng
Sản xuất phần mềm
Sản phẩm in
Ống nhựa và sản phẩm nhựa
Dịch vụDịch vụ thoại
Dịch vụ truyền thông
Dịch vụ truyền dữ liệu
Dịch vụ hệ thống, giải pháp
Dịch vụ vệ tinh

Lãi thực

khoảng 13.500 tỷ VNĐ
Số nhân viênkhoảng >23.000 nhân viên
Khẩu hiệuCuộc sống đích thực
WebsiteVNPT

VNPT là tập đoàn kinh tế nhà nước đứng số 2 về lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông tại Việt Nam, được Chính phủ Việt Nam giao trọng trách là chủ đầu tư và là doanh nghiệp được quyền kinh doanh, vận hành và khai thác vệ tinh đầu tiên của Việt Nam, VINASAT-1 và VINASAT-2.

Mục lục

  • 1 Cơ quan chủ quản
  • 2 Cơ cấu tổ chức
    • 2.1 Cơ quan tham mưu và ủy nhiệm điều hành
    • 2.2 Các đơn vị thành viên do VNPT sở hữu 100% vốn điều lệ
    • 2.3 Các đơn vị thành viên sở hữu trên 50% vốn điều lệ
    • 2.4 Các Công ty TNHH, cổ phần do VNPT sở hữu dưới 50% vốn điều lệ
    • 2.5 Các Công ty xây lắp, thương mại, bưu chính viễn thông
    • 2.6 Các Công ty liên doanh
  • 3 Lĩnh vực hoạt động chủ yếu
    • 3.1 Cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông, CNTT, phát thanh, truyền hình và truyền thông đa phương tiện;
      • 3.1.1 Dịch vụ thoại
      • 3.1.2 Dịch vụ truyền dữ liệu
      • 3.1.3 Dịch vụ truyền hình, truyền thông
      • 3.1.4 Dịch vụ hệ thống, giải pháp
      • 3.1.5 Dịch vụ vệ tinh
      • 3.1.6 Mạng giáo dục:
      • 3.1.7 Giải pháp y tế
    • 3.2 Cung cấp dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán và trung gian tiền tệ
    • 3.3 Dịch vụ nội dung số, trò chơi điện tử, trang tin điện tử và ứng dụng
      • 3.3.1 Dịch vụ hệ sinh thái số
  • 4 Lịch sử VNPT
  • 5 Lãnh đạo qua các thời kỳ
  • 6 Chú thích
  • 7 Liên kết ngoài

Cơ quan chủ quảnSửa đổi

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 06/2006/QĐ-TTg ngày 09/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 265/2006/QĐ-TTg ngày 17/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ.[2]

Từ ngày 1 tháng 4 năm 1998 đến ngày 22 tháng 1 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ có quyết định phê duyệt thực hiện cổ phần hóa tại 42 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp nhà nước thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.[3]

Ngày 24/6/2010, Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty trách nhiệm Hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo quyết định số 955/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.[4]

Cơ cấu tổ chứcSửa đổi

Cơ quan tham mưu và ủy nhiệm điều hànhSửa đổi

  • Văn phòng tập đoàn
  • Ban Tài chính - Chiến lược
  • Ban Kiểm soát nội bộ
  • Ban Nhân lực
  • Ban Tuyên giáo - Truyền thông
  • Ban Phát triển thị trường
  • Ban Kế toán - Tài chính
  • Ban Chất lượng
  • Ban Kế hoạch - Đầu tư
  • Ban Công nghệ
  • Ban Kiểm tra - Pháp chế - Thanh tra

Các đơn vị thành viên do VNPT sở hữu 100% vốn điều lệSửa đổi

  • Tổng công ty dịch vụ viễn thông (VNPT-VinaPhone)
  • Tổng công ty hạ tầng mạng (VNPT-Net)
  • Tổng công ty truyền thông (VNPT-Media)
  • Công ty Công nghệ thông tin VNPT (VNPT-IT)
  • Công ty CP Công nghệ Công nghiệp Bưu chính Viễn thông (VNPT-Technology)
  • Các Trường Trung học Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin (04 trường)

Các đơn vị thành viên sở hữu trên 50% vốn điều lệSửa đổi

  • Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện (POSTEF)

Các Công ty TNHH, cổ phần do VNPT sở hữu dưới 50% vốn điều lệSửa đổi

  • Công ty Cổ phần Cáp quang Việt Nam (VINAOFC)
  • Công ty Cổ phần Viễn thông Điện tử VINACAP (VINACAP)
  • Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu Viễn thông (SACOM)
  • Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông (VITECO)
  • Công ty Cổ phần Viễn thông VTC (VTC Telecom)
  • Công ty Cổ phần Điện nhẹ Viễn thông (LTC)
  • Công ty Cổ phần Vật liệu Bưu điện (PMT)
  • Công ty Cổ phần KASATI (KASATI)

Các Công ty xây lắp, thương mại, bưu chính viễn thôngSửa đổi

  • Công ty Cổ phần Niên giám Điện thoại và Trang vàng 1
  • Công ty Cổ phần Niên giám Điện thoại và Trang vàng 2
  • Công ty truyền thông H.D.G Việt Nam (ADSL VNPT)
  • Công ty Cổ phần Phát triển Công trình Viễn thông (TELCOM)
  • Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Điện tử (KASATI)
  • Công ty Cổ phần Kỹ thuật Dịch vụ Viễn thông (TST)
  • Công ty Cổ phần Thương mại Bưu chính Viễn thông (COKYVINA)
  • Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông và In Bưu điện (PTPrinting)
  • Công ty Cổ phần Điện Tử - Viễn thông - Tin học Bưu điện (ETIC)
  • Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện (CT-IN)
  • Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Bưu điện (PCM)
  • Công ty Cổ phần Vật tư Bưu điện (Potmasco)
  • Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện (PTIC)
  • Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn Xây dựng Bưu điện PTICC
  • Công ty Cổ phần Xây Lắp Bưu điện (CPT JSC)
  • Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội (Hacisco)
  • Công ty Cổ phần Xây Lắp & Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam (QTC)

Các Công ty liên doanhSửa đổi

  • Công ty Liên doanh Thiết bị Viễn thông (ANSV)
  • Công ty Liên doanh các Hệ thống viễn thông (VINECO)
  • Công ty TNHH các Hệ thống Viễn thông VNPT-Fujitsu (VFT)
  • Công ty TNHH Sản xuất Thiết bị Viễn thông (TELEQ)
  • Công ty Cổ phần Dịch vụ Số liệu Toàn cầu (GDS)
  • Công ty TNHH VKX
  • Công ty TNHH Dịch vụ Viễn thông

Lĩnh vực hoạt động chủ yếuSửa đổi

Cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông, CNTT, phát thanh, truyền hình và truyền thông đa phương tiện;Sửa đổi

Dịch vụ thoạiSửa đổi

  • Dịch vụ điện thoại cố định PSTN
  • Dịch vụ di động (VinaPhone)

Dịch vụ truyền dữ liệuSửa đổi

  • Dịch vụ internet băng thông rộng công nghệ ADSL với tên thương mại MegaVNN
  • Dịch vụ internet băng thông rộng công nghệ cáp quang với tên thương mại FiberVNN

Dịch vụ truyền hình, truyền thôngSửa đổi

  • Dịch vụ MyTV

Dịch vụ hệ thống, giải phápSửa đổi

  • Thiết kế hạ tầng mạng
  • Tích hợp hệ thống

Dịch vụ vệ tinhSửa đổi

  • Khai thác vệ tinh VINASAT-1
  • Khai thác vệ tinh VINASAT-2

Mạng giáo dục:Sửa đổi

  • Mạng giáo dục VNEdu

Giải pháp y tếSửa đổi

  • VNPT HIS

Cung cấp dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán và trung gian tiền tệSửa đổi

Dịch vụ ví điện tử, tài chính số

  • Ví điện tử VNPT Pay
  • Dịch vụ Mobile Money

Dịch vụ nội dung số, trò chơi điện tử, trang tin điện tử và ứng dụngSửa đổi

Dịch vụ hệ sinh thái sốSửa đổi

  • DigiLife
  • My VNPT

Lịch sử VNPTSửa đổi

Năm 2018 Thành lập Công ty VNPT-IT
Với mục tiêu chiến lược là trở thành nhà cung cấp dịch vụ số (Digital Services) hàng đầu tại Việt Nam và Trung tâm giao dịch số (Digital Hub) tại khu vực, Tập đoàn VNPT đã chính thức thành lập Công ty Công nghệ thông tin VNPT (VNPT-IT) vào tháng 4/2018. Đây là trụ cột thứ 5 của VNPT bên cạnh các chủ lực đã được khẳng định: VNPT-Net (Hạ tầng), VNPT-Media (Dịch vụ GTGT và truyền thông), VNPT-VinaPhone (Dịch vụ Viễn thông), VNPT-Technology (Sản xuất thiết bị)
Năm 2017 VNPT đưa vào khai thác tuyến cáp biển băng thông rộng AAE1
Từ tháng 10/2017, VNPT đã đưa vào khai thác tuyến cáp biển băng thông rộng AAE1. Tổng băng thông internet quốc tế tăng hơn 83% so với năm 2016; tổng năng lực Caching của VNPT tăng hơn 2,1 lần so với năm 2016. Cũng năm 2017, theo kết quả khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng tại Việt Nam do Tập đoàn Dữ liệu Quốc Tế IDG thực hiện, VinaPhone đã được bình chọn là nhà mạng 4G có chất lượng chăm sóc khách hàng tiêu biểu.
Năm 2016 Khai trương mạng 4G và khởi động tái cấu trúc khối công nghệ công nghiệp
Tháng 11/2016, VNPT đã chính thức khai trương dịch vụ 4G tại huyện đảo Phú Quốc và trở thành nhà mạng đầu tiên khai trương dịch vụ mạng 4G tại Việt Nam. Cũng trong năm 2016, VNPT đã sản xuất và cung cấp ra thị trường gần 2,4 triệu thiết bị đầu cuối, 91.000 km cáp quang với tổng giá trị sản phẩm công nghiệp nội địa, dịch vụ của VNPT là 8,4 nghìn tỷ đồng, tăng 17,7% so với năm 2015. Các sản phẩm công nghệ công nghiệp của VNPT được giới thiệu và bán tại 6 nước trong khu vực châu Á và Mỹ La Tinh.
Năm 2015 VNPT thành lập 3 Tổng công ty, bước vào giai đoạn tái cấu trúc toàn diện
Ngày 8/5/2015, Tập đoàn VNPT đã ký quyết định thành lập 3 Tổng công ty trực thuộc: Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông (VNPT-VinaPhone), Tổng Công ty Truyền thông (VNPT-Media) và Tổng Công ty Hạ tầng mạng (VNPT-Net). Cuối năm 2015, VNPT đã đầu tư xây dựng và khai trương 2 trung tâm dữ liệu (DataCenter) tại Nam Thăng Long-TP Hà Nội và Tân Thuận-TP Hồ Chí Minh đạt tiêu chuẩn quốc tế, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ máy chủ và lưu trữ cho khách hàng.
Năm 2014 VNPT triển khai tái cơ cấu theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Ngày 10/6/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 888/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2014 - 2015. Triển khai Đề án theo lộ trình, tháng 7/2014, VNPT đã chuyển giao Công ty Thông tin di động VMS-MobiFone và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Việt Nam cho Bộ Thông tin và Truyền thông; từ tháng 8 đến tháng 12/2014, VNPT đã hoàn thành việc chuyển đổi mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh tại 63 tỉnh/thành phố theo hướng gọn nhẹ, năng động và chuyên nghiệp, với việc tách riêng hoạt động của 2 khối Kinh doanh và Kỹ thuật. Các hoạt động quản trị nội bộ được VNPT đổi mới, đặc biệt là áp dụng công cụ quản trị hiện đại Thẻ điểm cân bằng BSC (Balanced Score Card), giúp tối ưu hóa nguồn lực và hướng mạnh vào tính hiệu quả và phát triển bền vững.
Năm 2012 VNPT phóng thành công vệ tinh viễn thông thứ 2 của Việt Nam VINASAT-2
Ngày 16/05/2012, VNPT đã phóng thành công Vệ tinh viễn thông thứ 2 của Việt Nam VINASAT-2 lên quỹ đạo tại bãi phóng Kouru, Guyana, Nam Mỹ. Vệ tinh sẽ nằm tại vị trí vị trí 131,80E. Vệ tinh VINASAT-2 đã đi vào khai thác trong quý 3 năm 2012
Năm 2011 VNPT được trao giải thưởng quốc tế "Băng rộng thay đổi cuộc sống"
Với những nỗ lực và kết quả đạt được trong việc phát triển mạng băng rộng phục vụ cộng đồng, đặc biệt là người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa của Việt Nam, ngày 27/09/2011, VNPT đã vinh dự được trao giải thưởng quốc tế "Băng rộng thay đổi cuộc sống" trong khuôn khổ Diễn đàn Băng rộng quốc tế lần thứ 11 tại Paris, Pháp.
Năm 2009 VNPT được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động
Ngày 22/12/2009, Chủ tịch nước đã ký Quyết định số 2056/QĐ-CTN về việc phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động sáng tạo từ năm 1999 đến năm 2008, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Trong chặng đường 10 năm phát triển từ năm 2000 đến nay, VNPT luôn giữ vững vai trò là doanh nghiệp chủ lực của đất nước trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông- Công nghệ thông tin, đã xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở thông tin liên lạc hiện đại, đồng bộ và rộng khắp phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước.
VNPT tiên phong triển khai dịch vụ mạng 3G
Ngày 12/10/2009, VinaPhone - nhà cung cấp dịch vụ di động thuộc VNPT đã trở thành nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ mạng 3G, chính thức ghi tên Việt Nam vào bản đồ 3G trên thế giới, đưa vị trí của ngành di động Việt Nam lên một tầm cao mới. Ngay sau đó, vào ngày 15/12/2009, MobiFone (thời điểm đó MobiFone vẫn trực thuộc VNPT) cũng chính thức cung cấp dịch vụ mạng 3G trên thị trường, khẳng định vị trí tiên phong công nghệ của VNPT.
Hoàn thiện Mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, chính quyền trên toàn quốc
Ngày 30/03/2009, VNPT đã thiết lập thành công phiên họp trực tuyến lần đầu tiên của Chính phủ tới Văn phòng UBND của 63 tỉnh/thành phố, đánh dấu bước đổi mới tích cực trong việc ứng dụng CNTT vào công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Đồng thời thể hiện năng lực của VNPT trong việc thực hiện Dự án "Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước".
Năm 2008 VNPT phóng thành công vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam VINASAT-1
05h27 phút ngày 19/04/2008, Tập đoàn VNPT, với vai trò là chủ đầu tư dự án, đã phóng thành công vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam VINASAT-1 lên quỹ đạo. Đây là sự kiện khẳng định chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên không gian, góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín của Việt Nam nói chung và CNTT của Việt Nam nói riêng. Với việc đưa vệ tinh viễn thông đầu tiên vào sử dụng, Việt Nam đã chủ động được toàn bộ các phương thức truyền dẫn, kể cả các phương thức truyền dẫn hiện đại, hoàn thiện hạ tầng thông tin liên lạc quốc gia, đảm bảo an toàn và tin cậy mạng lưới cơ sở hạ tầng viễn thông, tạo điều kiện cho các đơn vị phát triển các dịch vụ viễn thông, phát thanh, truyền hình... Với dung lượng truyền dẫn trên 10.000 kênh thoại, internet, truyền số liệu; hơnl 120 kênh truyền hình chất lượng cao, VINASAT-1 sẽ đưa các dịch vụ viễn thông, internet và truyền hình đến các vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo... là những nơi mà phương thức truyền dẫn khác khó vươn tới được.
Tháng 1/2008, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) chính thức đi vào hoạt động
Năm 2008 đánh dấu sự phát triển mới của Bưu chính Việt Nam với sự ra đời và chính thức đi vào hoạt động của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost), thành viên của VNPT từ ngày 1/1/2008. VNPost có số vốn điều lệ 8.122 tỷ đồng, kinh doanh các lĩnh vực như: thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng bưu chính công cộng, cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích và các dịch vụ công ích khác. Tổng công ty Bưu chính Việt Nam VNPost gồm có 63 tỉnh/thành phố được hình thành trên cơ sở tách hoạt động bưu chính từ các bưu điện tỉnh/thành phố hiện nay. Khối Viễn thông các tỉnh/thành phố được tách ra từ các Bưu điện tỉnh/thành phố cũ thành các Viễn thông tỉnh/thành phố trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT.
Năm 2006 VNPT chuyển đổi từ Tổng Công ty sang hoạt động theo mô hình Tập đoàn
Ngày 26/3/2006, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã chính thức ra mắt và đi vào hoạt động theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ chuyển đổi mô hình từ Tổng công ty. Theo đó, VNPT là Tập đoàn kinh tế chủ đạo của Nhà nước trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông- Công nghệ thông tin, kinh doanh đa ngành cả trong nước và quốc tế, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; làm nòng cốt để Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin Việt Nam phát triển, hội nhập với Quốc tế.
Năm 1997 Ngày 19/11/1997 Việt Nam chính thức hòa mạng internet quốc tế. VDC (đơn vị trực thuộc của VNPT) là nhà cung cấp cổng truy nhập internet duy nhất (IAP) và là 1 trong 4 nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) đầu tiên của Việt Nam.
Năm 1995 Tháng 8/1995, VNPT đón nhận Huân chương Sao vàng
Kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống của Ngành (15/8/1945 - 15/8/1995), ngành Viễn thông với đại diện là Tập đoàn VNPT vinh dự là ngành kinh tế- kỹ thuật đầu tiên trong cả nước đón nhận Huân chương Sao vàng. Năm 1995, VNPT đã có 742.000 thuê bao điện thoại, đưa mật độ điện thoại của Việt Nam lên 1 máy/100 dân. Với con số này, lần đầu tiên mạng viễn thông Việt Nam có tên trên bản đồ viễn thông thế giới.
Tháng 4/1995, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam chính thức được thành lập theo mô hình Tổng Công ty 91, trực thuộc Chính phủ và Tổng cục Bưu điện với tên giao dịch quốc tế viết tắt là VNPT, chính thức tách khỏi chức năng quản lý nhà nước và trở thành đơn vị sản xuất, kinh doanh, quản lý khai thác và cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông.

Lãnh đạo qua các thời kỳSửa đổi

Đ/c Nguyễn Văn Đạt

Tổng Giám đốc Nha Bưu điện VTĐ; Tổng cục trưởng TCBĐ (1947-1951)

Phó Tổng cục trưởng TCBĐ, kiêm Chủ tịch CĐBĐVN (1957-1986)

Đ/c Ngô Huy Văn

Phó Tổng cục trưởng TCBĐ (1956-1972)

Đ/c Hoàng Bạn

Phó Tổng cục trưởng TCBĐ; Phó TGĐ Tổng công ty BCVTVN (1975-1993)

Đ/c Phạm Niên

Tổng cục trưởng TCBĐ (1976-1984)

Đ/c Đặng Văn Thân

Tổng cục trưởng TCBĐ; Tổng giám đốc Tổng công ty BCVTVN (1984-1995)

Đ/c Đoàn Ngọc Chung

Phó Tổng cục trưởng TCBĐ; Phó TGĐ Tổng công ty BCVTVN (1984-1995)

Đ/c Mai Liêm Trực

Phó Tổng cục trưởng TCBĐ; Tổng giám đốc Tổng công ty BCVTVN; Tổng cục trưởng TCBĐ; Thứ trưởng Thường trực Bộ BC-VT (1992-2005)

Đ/c Nguyễn Quế Hương

Phó Tổng cục trưởng TCBĐ (1995-1999)

Đ/c Trần Đức Lai

Phó Tổng cục trưởng TCBĐ; Thứ trưởng Bộ BC-VT (Từnăm 1999)

Đ/c Nguyễn Bá

Tổng Giám đốc Tổng công ty BCVTVN (1993-1995)

Đ/c Vũ Ngọc Nhật (đã mất)

Uỷ viên HĐQT Tổng công ty BCVTVN (1995-1998)

Đ/cĐặng Đình Lâm

Phó TGĐ; Tổng Giám đốc Tổng công ty BCVTVN; Thứ trưởng Bộ BC-VT (1993-2005)

Đ/c Vũ Văn Luân

Phó TGĐ; Chủ tịch HĐQT Tổng công ty BCVTVN (1995-2005)

Đ/c Nguyễn Văn Thu

Uỷ viên HĐQT Tổng công ty BCVTVN (1999-2003)

Đ/c Hoàng Thọ Thái

Phó TGĐ Tổng công ty; Uỷ viên HĐQT, kiêm Trưởng Ban Kiểm soát Tập đoàn BCVTVN (1999-2010)

Đ/c Lê Ngọc Trác

Uỷ viên HĐQT Tổng công ty BCVTVN (2002-2004)

Đ/c Nguyễn Bá Thước

Phó TGĐ Tổng công ty (sau này là Tập đoàn) BCVTVN (2002-2010)

Đ/c Trần Quang Bình

Phó Tổng Giám đốc; Giám đốc Nha Bưu điện VTĐ; Tổng cục trưởng TCBĐ (1948-1976)

Đ/c Vũ Văn Quý

Phó Tổng cục trưởng; Quyền Tổng cục trưởng TCBĐ (1957-1976)

Đ/c Nguyễn Văn Tình

Phó Tổng cục trưởng TCBĐ (1961-1977)

Đ/c Trương Văn Thoan

Phó Tổng cục trưởng TCBĐ; Phó TGĐ Tổng công ty BCVTVN (1975-1993)

Đ/c Trần Văn Thâm (Ba Cao)

Phó Tổng cục trưởng TCBĐ (1976-1979)

Đ/c Lê Đức Niệm

Phó Tổng cục trưởng TCBĐVN; Phó TGĐ Tổng công ty BCVTVN (1984-1993)

Đ/c Đỗ Trung Tá

Phó Tổng cục trưởng TCBĐ; Chủ tịch HĐQT Tổng công ty BCVTVN; Bộ trưởng Bộ BC-VTVN (1992-2007)

Đ/c Nguyễn Huy Luận

Phó Tổng cục trưởng TCBĐ; Quyền Tổng cục trưởng TCBĐ (1995-2002)

Đ/c Trần Ngọc Bình

Phó Tổng cục trưởng TCBĐ; Thứ trưởng Bộ BC-VT (1999-2005)

Đ/c Lê Nam Thắng

Phó Tổng cục trưởng TCBĐ; Thứ trưởng Bộ BC-VT (Từ năm 2002)

Đ/c Nguyễn Hữu Bản

Phó TGĐ; Phó Chủ tịch HĐQT Tổng công ty BCVTVN (1993-1998)

Đ/c Hoàng Xuân Nguyên

Uỷ viên HĐQT Tổng công ty BCVTVN (1995-2002)

Đ/c Trần Thị Xuân Nhật

Phó TGĐ Tổng công ty BCVTVN (1995-2005)

Đ/c Trần Du Lịch

Uỷ viên HĐQT Tổng công ty BCVTVN (1995-2005)

Đ/c Nguyễn Tạ Lựu

Uỷ viên HĐQT Tổng công ty BCVTVN (1999-2005)

Đ/c Lê Anh Đức

Phó TGĐ Tổng công ty BCVTVN (2000-2005)

Đ/c Bùi Thiện Minh

Phó TGĐ Tổng công ty (sau này là Tập đoàn) BCVTVN (2002-2010)

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ “Công bố Bảng xếp hạng VNR500 năm 2012...”.
  2. ^ “Quyết định Phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2017.
  3. ^ “Quyết định số 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh”.
  4. ^ http://www.vnpt.vn/Default.aspx?tabid=79&IntroId=3&temidclicked=3

Liên kết ngoàiSửa đổi

https://vnpt.com.vn Trang chủ tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT

https://t.me/vnptvn Kênh Telegram chính thức của Công Ty